Ng−ời dạy là thầy, chuyên gia về việc học, làng −ời tổ chức h−ớng dẫn quá trình học tập, quá trình nhân cách hóa với xã hội hóa việc học

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy thực hành môn nguội sửa chữa khai thác thiết bị công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp việt đức thái nguyên (Trang 44 - 46)

dẫn quá trình học tập, quá trình nhân cách hóa với xã hội hóa việc học của ng−ời học

Với quá trình dạy học theo hệ các ph−ơng pháp DHTC, ng−ời dạy là thầy học- chuyên gia học và dạy học, lấy việc học và ng−ời học làm gốc cho mọi hoạt động giáo dục của mình, lấy năng lực học tập sáng tạo của ng−ời học làm mục tiêu dạy học. Khoa học và nghệ thuật dạy học là khéo kết hợp và cộng ng−ời dạy và ng−ời học, dạy học vừa sức tự v−ơn lên của ng−ời học tạo ra chất l−ợng hiệu quả cao nhằm đạt mục tiêu giáo dục.

Thầy chủ động điều hành tam giác s− phạm, lấy cực trò (việc học) làm gốc của quá trình dạy học, đồng thời phát huy sự t−ơng tác giữa các cực trò - lớp - tri thức- thầy, trong đó sáng kiến điều hành chung cả tam giác s− phạm bao giờ cũng thuộc về thầy: bao giờ thầy cũng là ng−ời khởi x−ớng, tổ chức h−ớng dẫn ch−ơng trình tự học, tự nghiên cứu của trò. Trong sơ đồ tam giác s− phạm, tác động lẫn nhau giữa các cực bao giờ cũng xuất phát từ cực “ Thầy”. Tr−ớc hết, thầy là ng−ời h−ớng dẫn cho ng−ời học tự tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình. Thầy đảm nhận một trách nhiệm mới là chuẩn bị cho học sinh thật nhiều tình huống học phong phú để cho học sinh tự lực xử lý, chứ không phải nhồi nhét thật nhiều kiến thức vào đầu óc học sinh. Thầy

trở thành ng−ời h−ớng dẫn giúp đỡ ng−ời học cách tìm ra chân lý, khác hẳn với ng−ời thầy làm chức năng truyền thụ một chiều, truyền bá kiến thức một cách cơ học.

Từ chỗ định h−ớng cho từng cá nhân ng−ời học tự nghiên cứu, giờ đây thầy lại là ng−ời khởi x−ớng và tổ chức các mối quan hệ ngang trò - trò, cho từng cá nhân ng−ời học tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn, học bạn: tổ chức cho ng−ời học hợp tác lẫn nhau trên cơ sở phát huy tính tự lực, chủ động tham gia hoạt động tập thể của ng−ời học. Thầy là ng−ời đạo diễn và dẫn ch−ơng trình hoạt động tự học, trò là diễn viên tích cực, sáng tạo, sắm vai các nhân vật trong các tình huống học. Thầy kích thích trò hoạt động và tự điều khiển hoạt động tập thể, can thiệp đúng lúc cần thiết để cho các cuộc tranh luận và hoạt động đi đúng h−ớng hoặc để đặt lại vấn đề, nêu thêm các tình huống mới nảy sinh trong tiến trình học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi ng−ời học đều tự thể hiện mình và tự rút ra những kinh nghiệm, bài học cụ thể qua hoạt động nhóm, tổ hay lớp…để tự điều chỉnh làm cho kiến thức cá nhân tự tìm ra mang tính xã hội, khách quan khoa học hơn.

Khi cá nhân và cả cộng đồng lớp học đứng tr−ớc cuộc tranh luận khoa học ch−a ngã ngũ, một tình huống phức tạp nổi lên trong quá trình dạy, một tình huống không xử lý đ−ợc…lúc đó vai trò không thể thay thế đ−ợc của ng−ời thầy là vai trò của ng−ời “Trọng tài khoa học”. Những kết luận có tính chất khẳng định về mặt khoa học các cuộc tranh luận ở tập thể lớp và xử lý đúng đắn các tình huống phức tạp nổi lên trong quá trình dạy học. Kết luận của thầy là bài học cho ng−ời học, song không phải là bài học có sẵn trong sách giáo khoa mà là bài tổng kết từ những gì ng−ời học đã tự lực tìm ra với sự hợp tác của bạn. Kết luận của thấy là sản phẩm khoa học của cả trò - lớp - thầy. Căn cứ vào kết luận của thầy, ng−ời học tự kiểm tra đánh giá, tự điều chỉnh, làm cơ sở cho thầy thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá việc học của trò.

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy thực hành môn nguội sửa chữa khai thác thiết bị công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp việt đức thái nguyên (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)