Ng−ời học, chủ thể của hoạt động học, tự mình tìm ra kiến thức

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy thực hành môn nguội sửa chữa khai thác thiết bị công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp việt đức thái nguyên (Trang 40 - 42)

cùng với cách tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình.

Ng−ời học không phải đ−ợc đặt tr−ớc những kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa hay là bài giảng đ−ợc chuẩn bị sẵn của thầy mà tự đặt mình tr−ớc các tình huống, vấn đề thực tế, cụ thể và sinh động của cuộc sống, từ đó thấy có nhu cầu hay hứng thú phát hiện và giải quyết những vật cản, mâu thuẫn trong nhận thức của mình để tự mình tìm ra "Cái ch−a biết". "Cái cần khám phá","Cái mới". Tự đặt mình vào tình huống học, ng−ời học quan sát, suy nghĩ, tự nghiên cứu, tra cứu, làm thí nghiệm, đặt giả thiết, đặt vấn đề… để tự mình tìm ra kiến thức, chân lý cùng với cách xử lý tình huống, cách giải quyết vấn đề. Quá trình lĩnh hội chân lý của ng−ời học cũng là quá trình hành động làm theo một phần nào đó ( kiểu học trò) con đ−ờng của những bậc tiền bối đã phát minh ra những chân lý đó. Tri thức và ph−ơng pháp ng−ời học đã tự lực khám phá ra không rập theo một khuôn mẫu sẵn có, đều là tri thức và ph−ơng pháp mới (chỉ đối với ng−ời học), do đó, hoạt động tự học đi tìm cái ch−a biết mang tính sáng tạo với ng−ời học. Khó khăn, vật cản sai sót cần phải khắc phục trong quá trình tự mình đi tìm cái ch−a biết chỉ là những mục tiêu- vật cản vừa sức tự v−ơn lên có thể giúp ng−ời học hiểu đầy đủ chân lý hơn và năm đ−ợc cách tìm ra chân lý.

Học một biết nhiều chính là học cách học, cách phát hiện và giải quyết vấn đề, cách xử lý các tình huống, tức là học “Cái bất biến ứng với vạn biến” , nắm cho đ−ợc nguyên lý cốt lõi, cách tiếp cận, cách ứng xử.. để vận dụng thiên biến vạn hoá.

Chẳng hạn : Ng−ời thầy trong các tr−ờng dạy nghề chỉ có thể trao đổi h−ớng dẫn ng−ời trò những kiến thức cơ sở, những thao tác, động tác cơ bản chuẩn mực và một số kinh nghiệm nghề nghiệp nhất định. (Những kiến thức

này đ−ợc coi nh− nh−ng công thức tổng quát của một dạng bài toán cơ bản). Sau này, khi ra tr−ờng và trở thành một ng−ời công nhân làm việc trực tiếp hay những nhà kỹ thuật, để làm tốt công việc của mình, các cựu học sinh phải biết vận dụng kiến thức đã đ−ợc thầy trao đổi vào hoàn cảnh cụ thể nào sao cho hợp lý, hiệu quả, khoa học là hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng nhạy cảm nghề nghiệp của họ. Ngoài ra, khi va chạm với công việc chuyên môn, họ phải biết tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp, học hỏi đồng nghiệp và cũng phải th−ờng xuyên trao dồi kiến thức khoa học kỹ thuật mới thông qua đài, báo, sách vở và tài liệu khoa học.

Học để hành, hành để học, tức là tự tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình để trở thành con ng−ời hành động, con ng−ời, thực tiễn học với hành phải đi đôi, Lý thuyết mà không đ−ợc gắn liền với thực tiễn thì đó chỉ là lý thuyết suông, không có môi tr−ờng áp dụng. Tức là khoa học không có chỗ đứng, xa rời thực tiễn, không có cơ sở. Hành mà không học tức là chỉ có hoạt động nghề nghiệp bằng cảm tính, không có cơ sở khoa học. Làm đến đâu biết đến đó, dò dẫm, rút kinh nghiệm từ việc nọ để việc kia tốt hơn. Bản chất khi thực hiện công việc là không có luận cứ, không biết rằng kết quả công việc của mình sẽ đi đến đâu.

Trong ph−ơng pháp luận nghiên cứu môn học ‘Tối −u hóa quá trình cắt gọt" của PGS.TS. Nguyễn Trọng Bình đã dẫn đ−a ra một lý luận và khẳng định sự bắt buộc phải có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn [ 9 ]. Theo ông, nếu không có lý thuyết kiểm chứng thì thực tiễn chỉ là một quá trình dò dẫm, chỉ có thể cho ra kết quả gọi là chấp nhận đ−ợc nh−ng không bao giờ cho ra một đáp số tối −u. Ng−ợc lại, nếu có lý thuyết mà không có thực tiễn kiểm chứng thì cũng không thể biết rằng kết quả của lý thuyết có đúng không, có sát thực không. Vì vậy nhất thiết phải có sự đan xen và t−ơng tác giữa lý thuyết và thực tiễn và một trong hai mệnh đề này, cái này sẽ kiểm chứng cái kia.

Quá trình ng−ời học tự nghiên cứu, tự tìm ra kiến thức cũng là quá trình ng−ời học. Tự tìm ra kiến thức cũng là quá trình ng−ời học tự tìm ra ý nghĩa của việc học, chiếm lĩnh kỹ xảo nhận thức và tạo ra các cầu nối nhận thức, quá trình ng−ời học hoạt động nhận thức tích cực, tự lực và sáng tạo, theo một quy trình nhất định và theo nhịp độ cá nhân. Đó là quá trình cá nhân hoá việc học.

Tất nhiên, tri thức ng−ời học tự mình tìm ra dễ mang tính chủ quan, phiến diện, thiếu khoa học. Bằng con đ−ờng nào để làm cho tri thức có tính cá nhân đó trở thành khách quan, khoa học thật sự? đó là con đ−ờng ng−ời học tự thể hiện mình để hợp tác với các bạn trong cộng đồng lớp học.

Một phần của tài liệu Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào dạy thực hành môn nguội sửa chữa khai thác thiết bị công nghiệp tại trường cao đẳng công nghiệp việt đức thái nguyên (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)