Chiến lược tập trung hóa

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần sông đà thăng long trong lĩnh vực kinh doanh nhà ở luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 05 doc (Trang 44 - 48)

- Giúp nhìn nhận lại công tác xây dựng, thực thi chiến lược của Công ty CP Sông Đà –

1.4.5.2.Chiến lược tập trung hóa

7. Kết cấu của luận văn

1.4.5.2.Chiến lược tập trung hóa

Chiến lược tập trung hóa có nghĩa là đặt trọng tâm chú ý vào một khu vực hẹp trong toàn bộ thị trường [2, tr.151]. Mục tiêu của chiến lược này là phục vụ tốt hơn người mua tại khu vực thị trường mục tiêu thích hợp so với các đối thủ cạnh tranh. Cơ sở tạo ra ưu thế cạnh tranh của chiến lược thị trường tập trung là: (1) các giá thấp hơn so với các đối thủ trong việc phục vụ khu vực thị trường thích hợp hay (2) khả năng đưa lại cho các khách hàng của thị trường thích hợp cái gì đó khác so với các đối thủ. Chiến lược thị trường tập trung dựa trên giá thấp phụ thuộc vào việc ở đó có hay không bộ phận khách hàng với các nhu cầu mà việc đáp ứng chúng rẻ hơn so với khác khu vực thị trường còn lại.

Chiến lược tập trung hóa chú ý vào một phần nhỏ của thị trường, tập trung phục vụ người mua trên thị trường ngách tốt hơn các đối thủ khác.

Việc tập trung trên thị trường ngách có thể xuất phát từ: Doanh nghiệp có quy mô đủ lớn, để có thể có lãi và có triển vọng phát triển khá tốt. Quá tốn kém hoặc khó đối với các đối thủ cạnh tranh đang hoạt động trên nhiều đoạn thị trường có thể đáp ứng một số yêu cầu đặc biệt của khách hàng ngách; Công ty có nguồn lực và năng lực để phục vụ hiệu quả thị trường ngách hấp

dẫn; có ít đối thủ chuyên môn hóa trên thị trường ngách; Công ty có thể vượt qua các đối thủ để phục vụ khách hàng ngách một cách có ưu thế hơn.

Rủi ro gặp phải đối với chiến lược tập trung thị trường ngách: đối thủ cạnh tranh tìm được cách thức tiếp cận có hiệu quả tới năng lực của Công ty trong phục vụ thị trường ngách; sở thích của khách hàng chuyển hướng sang các sản phẩm có thuộc tính được đa số khách hàng ưa chuộng, khi đó thị trường ngách trở thành một phần của thị trường chung; đoạn thị trường trở nên hấp dẫn có nhiều đối thủ cạnh tranh.

- Doanh nghiệp đang cố gắng tìm chỗ đứng trên thị trường, chiếm một thị phần nhỏ mà các doanh nghiệp dẫn đầu đã bỏ qua.

- Doanh nghiệp thành công trong việc tìm kiếm chỗ đứng trên thị trường có xu hướng phân đoạn trên thị trường của họ một cách kỹ càng, sử dụng nguồn vốn nghiên cứu một cách hiệu quả, cân nhắc chọn mức tăng trưởng hợp lý và sử dụng người điều hành giỏi có ảnh hưởng lớn.

* Lựa chọn chiến lược để cạnh tranh trong ngành mới nổi:

- Mục tiêu chiến lược: Nhanh chóng trong cuộc đua dành vị trí dẫn đầu ngành thông qua sử dụng chiến lược táo bạo, sáng tạo.

- Phương thức chiến lược: tạo ra lợi thế của người tiên phong thông qua theo đuổi: Khách hàng mới và ứng dụng mới sản phẩm; xâm nhập vào vùng lãnh thổ mới; thúc đẩy mạnh mẽ hoàn thiện công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển các đặc tính thực hiện hấp dẫn; di chuyển nhanh chóng khi sự không chắc chắn về công nghệ hiện rõ; tập trung quảng cáo vào mục tiêu: tăng tần suất sử dụng; tạo ra sự trung thành thương hiệu; sử dụng mức giá thấp để thu hút các khách hàng nhạy cảm về giá; giảm giá để hấp dẫn khách hàng nhạy cảm về giá; xây dựng liên minh chiến lược với các nhà cung cấp chính hay các công ty khác.

- Đặc điểm của thị trường phát triển, nhiều biến động: thay đổi nhanh chóng về công nghệ; vòng đời sản phẩm ngắn; xâm nhập các đối thủ cạnh tranh quan trọng; thường xuyên có nhiều đợt cạnh tranh mới, kỳ vọng của khách hàng phát triển nhanh chóng.

- Lựa chọn chiến lược cạnh tranh trong các thị trường biến động nhanh; đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển; xây dựng khả năng đáp ứng nhanh; chuyển đổi nguồn lực; xây dựng năng lực; tạo ra khả năng cạnh tranh mới; sử dụng đối tác chiến lược để phát triển; giữ được các sản phẩm và dịch vụ mới.

+ Chiến lược trong giai đoạn ngành bão hòa

* Đặc điểm chính: nhu cầu tăng chậm khiến cạnh tranh quyết liệt hơn; khách hàng có nhu cầu phức tạp hơn; chú trọng nhiều hơn tới chi phí và dịch vụ; khó khăn hơn trong sáng tạo sản phẩm và phương thức sử dụng mới; cạnh tranh quốc tế tăng; lợi nhuận ngành giảm; xu hướng sáp nhập và thôn tính làm giảm số lượng đối thủ cạnh tranh trong ngành.

* Lựa chọn chiến lược cạnh tranh trong thị trường biến động nhanh: bỏ bớt các sản phẩm và mẫu thừa; tập trung vào sáng tạo trong chuỗi giá trị; tập trung mạnh vào giảm chi phí; tăng cường bán hàng cho khách hàng hiện tại; mua lại đối thủ với mức giá thỏa thuận; phát triển ra thị trường quốc tế; xây dựng năng lực cạnh tranh mới.

* Các vấn đề cần quan tâm của chiến lược trong ngành bão hòa: sử dụng chiến lược không có đặc tính riêng biệt khiến doanh nghiệp lâm vào tình thế khó khăn; tập trung, chú trọng vào lợi nhuận ngắn hạn thay vì tăng cường khả năng cạnh tranh dài hạn; chậm để có năng lực thích ứng với kỳ vọng luôn thay đổi của khách hàng; chậm phản ứng với cắt giảm giá, có năng lực sản xuất vượt quá nhiều; chi tiêu quá nhiều vào marketing; không theo đuổi cắt giảm chi phí một cách mạnh mẽ.

+ Chiến lược cạnh tranh trong ngành kinh doanh bị phân mảng (chia nhỏ)

* Đặc điểm chính của ngành kinh doanh bị phân mảng: nhu cầu người mua rất đa dạng và bị chia cắt theo địa lý nên cần nhiều công ty để đáp ứng nhu cầu khách hàng; khách hàng mua một lượng hàng nhỏ theo yêu cầu; Không có công ty đứng đầu thị trường với thị phần lớn; không có lợi thế quy mô; rào cản xâm nhập thấp; thị trường cho sản phẩm dịch vụ đang được toàn cầu hóa nên nhiều công ty có chung thị trường; ngành kinh doanh trẻ thu hút đông đảo các đối thủ tham vọng; công nghệ phát triển cao thúc ép doanh nghiệp chuyên môn hóa để giữ sự chuyên nghiệp.

* Lựa chọn chiến lược để cạnh tranh trong ngành trì trệ hay giảm sút:

các chiến lược trên thị trường ngách (thường sử dụng chiến lược tập trung hóa) với mục tiêu; trở thành nhà sản xuất chi phí thấp; hướng tới sự khác biệt; tích hợp dịch vụ để tăng giá trị cho khách hàng, chuyên môn hóa theo kiểu sản phẩm hay kiểu khách hàng, tập trung trong khu vực địa lý giới hạn.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH NHÀ Ở CHO CÔNG TY CỔ PHẦN

SÔNG ĐÀ – THĂNG LONG

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần sông đà thăng long trong lĩnh vực kinh doanh nhà ở luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 05 doc (Trang 44 - 48)