Phân tích môi trường bên ngoài của Công ty

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần sông đà thăng long trong lĩnh vực kinh doanh nhà ở luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 05 doc (Trang 59 - 80)

- Giúp nhìn nhận lại công tác xây dựng, thực thi chiến lược của Công ty CP Sông Đà –

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Phân tích môi trường bên ngoài của Công ty

Việc phân tích đánh giá môi trường bên ngoài của Công ty CP Sông Đà – Thăng Long sẽ cho thấy được những cơ hội và nguy cơ mà Công ty có thể gặp phải từ môi trường kinh doanh. Từ đó xác định định hướng chiến lược thích hợp để hạn chế nguy cơ và tận dụng tối đa các cơ hội cho sự phát triển của Công ty CP Sông Đà – Thăng Long. Môi trường bên ngoài gồm có môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.

2.2.1. Môi trường vĩ mô

* Môi trường kinh tế

Nhìn chung kinh tế - xã hội nước ta năm 2012 đối mặt với một loạt khó khăn và thách thức: lạm phát tăng trở lại; kinh tế vĩ mô còn nhiều bất ổn; lãi suất tăng cao; doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh do tín dụng thu hẹp; tỷ giá có những thời điểm biến động phức tạp.

Sang năm 2013 kinh tế - xã hội có những chuyển biến tích cực, đúng hướng, nền kinh tế dần phục hồi với tốc độ tăng trưởng từng bước được cải thiện; mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đạt được nhiều kết

quả; lãi suất giảm dần, tăng trưởng tín dụng tiếp tục có những bước chuyển biến khả quan.

Thu nội địa cũng có thể được cải thiện khi các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô như xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng, tăng cường chi đầu tư công, thúc đẩy tín dụng cho hoạt động cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội bắt đầu phát huy tác dụng, chuyển đổi các dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, giải ngân gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng, qua đó góp phần kích thích sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.

Có hai lý do để khẳng định sự bất ổn của thị trường BĐS là tác nhân quan trọng góp phần gây nên sự bất ổn của nền kinh tế: thứ nhất, lưu giữ nguồn vốn khổng lồ của nền kinh tế; thứ hai, chiếm phần lớn số nợ xấu hiện tại của ngân hàng.

Thị trường BĐS liên quan trực tiếp tới một lượng tài sản cực lớn cả về quy mô, tính chất cũng như giá trị của các mặt trong nền kinh tế quốc dân.

Tỷ trọng BĐS trong tổng số của cải xã hội ở các nước có khác nhau nhưng thường chiếm trên dưới 40% lượng của cải vật chất của mỗi nước. Các hoạt động liên quan đến BĐS chiếm tới 30% tổng hoạt động của nền kinh tế. Theo đánh giá của các chuyên gia, tổng giá trị vốn chưa được khai thác ẩn chứa trong BĐS ở các nước thuộc thế giới thứ 3 là rất lớn lên tới hàng nghìn tỷ USD, gấp nhiều lần tổng hỗ trợ ODA của các nước phát triển hiện dành cho các nước đang phát triển trong vòng 30 năm qua.

Khi thị trường BĐS phát triển thì một nguồn vốn lớn tại chỗ được huy động. Đây là nội dung có tầm quan trọng đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới chứng minh và đi đến kết luận: nếu một quốc gia có giải pháp hữu hiệu bảo đảm cho các BĐS có đủ điều kiện trở thành hàng hoá và được định giá khoa học, chính thống sẽ tạo cho nền kinh tế của quốc gia đó một tiềm năng đáng kể về vốn để từ đó phát triển kinh tế - xã hội đạt được những mục tiêu đề

ra. Theo thống kê kinh nghiệm cho thấy, ở các nước phát triển lượng tiền ngân hàng cho vay qua thế chấp bằng BĐS chiếm trên 80% trong tổng lượng vốn cho vay. Vì vậy, phát triển đầu tư, kinh doanh BĐS đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển các tài sản thành nguồn tài chính dồi dào phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.

Việc phát triển và điều hành tốt thị trường BĐS sẽ có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các biện pháp kích thích vào đất đai, tạo lập các công trình, nhà xưởng,... từ đó tạo chuyển dịch đáng kể và quan trọng về cơ cấu trong các ngành. Bên cạnh đó, thị trường BĐS phát triển làm tăng khối lượng giao dịch hàng hóa BĐS, là điều kiện cơ bản tăng nguồn thu của ngân sách Nhà nước thông qua thu các loại thuế có liên quan.

Chính vì vậy sự bất ổn thị trường BĐS tác động không nhỏ đến sự ổn định kinh tế vĩ mô. Trong đó, tác nhân chính gây bất ổn nền kinh tế do BĐS gây ra là việc lưu giữ nguồn vốn khổng lồ của nền kinh tế và số nợ xấu của thị trường này trong các ngân hàng:

Thị trường BĐS đóng băng không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp BĐS mà còn ảnh hưởng tới thanh khoản của các tổ chức tín dụng bởi đồng hành với tồn kho, nợ xấu trong BĐS cũng tăng cao. Nợ xấu BĐS tại Việt Nam bắt đầu từ việc thị trường này phát triển quá nóng, trong khi các chủ đầu tư không đủ tiềm lực tài chính, dựa quá nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng. Khi thị trường BĐS chững lại, thanh khoản chậm và giảm giá mạnh, khả năng nợ BĐS trở thành nợ xấu rất cao.

Năm 2011, tổng dư nợ cho vay BĐS là 348.000 tỷ đồng, con số này vượt hơn 1,8 lần so với con số đã được các ngân hàng công bố trước đây, tức khoảng xấp xỉ 200.000 tỷ đồng (theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia).

Theo dự đoán BIDV đã trở thành ngân hàng dẫn đầu về dư nợ cho vay xây dựng - hơn 42.000 tỷ đồng. Tiếp theo đó là Ngân hàng Vietinbank - 41.000 tỷ đồng. Cả hai ngân hàng này đều có tỷ lệ cho vay BĐS và xây dựng chiếm 14% trong tổng dư nợ. ACB và Sacombank cũng nằm trong danh sách "top 10". Nhưng chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn trong tổng dư nợ lại là những ngân hàng nhỏ như Phương Nam, Phương Tây, Đông Á - 26%. Còn SHB cũng có tỷ lệ cho vay xây dựng và BĐS chiếm đến 18% tổng dư nợ cho vay. Rõ ràng, những tỷ lệ trên không thể được coi là an toàn so với điều mà các ngân hàng thường tuyên bố - tỷ lệ an toàn cho phép chỉ từ 3-5%. Theo đó, có khả năng đến 50% nợ BĐS và xây dựng đang có nhiều triển vọng trở thành nợ khó đòi. Cũng trong báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tổng giá trị các khoản cho vay vào hai lĩnh vực BĐS và xây dựng của 10 ngân hàng có số dư nợ lớn nhất được thống kê là 147 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 73% dư nợ BĐS được các ngân hàng báo cáo cuối năm 2011. Nếu so với con số điều chỉnh của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tỷ lệ này chiếm 42%. Như vậy, nếu tính đúng và đủ trên cơ sở con số 348.000 tỷ đồng dư nợ BĐS mà Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia công bố, khoản dư nợ BĐS của 10 ngân hàng trên phải là 254.000 tỷ đồng, chứ không chỉ là 147.000 tỷ đồng theo báo cáo của ngân hàng.

Bộ Xây dựng cũng đã có một số trích dẫn số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến 31/10/2012, tổng dư nợ BĐS khoảng 207.595 tỷ đồng, tăng 3,6% so với thời điểm 31/12/2011. Trong đó:

- Vay xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất 14.957 tỷ đồng, giảm 3% so với thời điểm cuối năm ngoái.

- Vay xây dựng KĐT 36.926 tỷ đồng, tăng 40,3 %;

- Vay sửa chữa, mua nhà để ở, để ở kết hợp cho thuê 49.587 tỷ đồng, tăng 6,0 %...

- Nợ xấu khoảng 13,5% tổng dư nợ BĐS. Riêng dư nợ tín dụng BĐS tại Hà Nội khoảng 23,7%. Còn tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) cho vay BĐS chiếm khoảng 47,8% tổng dư nợ BĐS toàn quốc. Cụ thể, số dư nợ này được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho biết khoảng 85.000 tỷ đồng. Theo đó, số nợ này chiếm 10,6% trong tổng dư nợ trên địa bàn. Riêng cho vay đầu tư kinh doanh BĐS là 66.084 tỷ đồng, cho vay khác (vay mua nhà để ở, mua nhà cho công nhân thuê, xây nhà ở cho người thu nhập thấp…) là 18.916 tỷ đồng. Nợ xấu cho vay đầu tư, kinh doanh BĐS khoảng 4.145 tỷ đồng, chiếm 6,27% tổng dư nợ kinh doanh BĐS.

Qua số liệu báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Xây dựng cho rằng, có thể thấy tỷ trọng dư nợ BĐS đang thay đổi theo hướng hợp lý và tích cực. Tuy nhiên, số liệu về dư nợ tín dụng BĐS của Ngân hàng Nhà nước chưa tính đến các khoản vay tiêu dùng khác nhưng thực chất được đầu tư vào BĐS, cũng như dư nợ có tài sản bảo đảm bằng BĐS còn chiếm khoảng 46,5% tổng dư nợ tín dụng. Nợ xấu chiếm khoảng 13,5% tổng dư nợ BĐS, nhưng đại đa số doanh nghiệp nợ BĐS khó có khả năng thanh toán khi đến hạn do không bán được sản phẩm.

Ngày 28/2 vừa qua số liệu của thanh tra Ngân hàng Nhà nước về tỉ lệ nợ xấu giảm mạnh còn 6% vừa được công bố, vào thời điểm quý III/2012, tỉ lệ nợ xấu theo nhiều công bố vẫn đang loanh quanh trong khoảng 8,6%. Cách thức nào khiến con số nợ xấu sụt giảm mạnh chỉ sau một thời gian ngắn cũng lại là một câu hỏi chứa đựng nhiều bất ngờ. Vì quá trình xử lý nợ xấu BĐS sở dĩ vẫn chưa mang lại kết quả như mong muốn và con số thực của nợ xấu vẫn chưa được xác định chính xác. Ngoài ra, việc phân loại các khoản nợ chưa

được làm rõ cũng là trở ngại lớn khiến quyết tâm giải quyết nợ xấu của nền kinh tế lâm vào bế tắc.

Việc giảm tỷ lệ trên theo một số phân tích và nhận định có thể là do các ngân hàng thương mại đẩy mạnh trích lập dự phòng rủi ro, được cho là lý do chính giúp nợ xấu có xu hướng giảm mạnh trong thời gian qua. Song mức giảm từ giải pháp này là bao nhiêu, thực tế vẫn chưa có câu trả lời chính xác.

Sự bất ổn của thị trường BĐS đã tác động xấu đến hệ thống ngân hàng. Năm 2012 lợi nhuận của toàn ngành ngân hàng giảm mạnh so với năm 2011 do phải trích lập dự phòng bắt buộc đến những khoản nợ xấu do BĐS. Cũng do vấn đề nợ xấu ngân hàng chưa giải quyết được đã kéo theo mức độ giảm lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng chưa thực hiện được, nên vẫn còn ở mức cao. Hiện nay, lãi suất ngân hàng xoay quanh 15%/năm, rất cao so với khu vực và thế giới.

Bên cạnh đó, nguồn thu ngân sách từ sự đóng góp của khối doanh nghiệp cũng giảm hẳn, do nhiều trường hợp Chính phủ phải xem xét giảm, giãn, miễn thuế. Tình trạng “đóng băng” của thị trường BĐS đã tác động mạnh đến thu ngân sách từ đất đai, đặc biệt là thu ở các địa phương có số thu từ đất đai lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng. Hầu hết các địa phương đều không đạt dự toán thu NSNN từ đất, như Đà Nẵng năm 2012 chỉ đạt 37,1% dự toán thu từ đất.

Từ bất ổn thị trường BĐS kéo theo sự trì trệ của 2 ngành quan trọng liên quan tới tới rất nhiều lao động, việc làm và an sinh xã hội là xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng. Hiện, ngành xây dựng tạo việc làm cho khoảng 3,3 triệu lao động, tương ứng với 6,4% tổng lao động của nền kinh tế. Lao động trong ngành này có mức thu nhập thấp hơn so với mức trung bình của nền kinh tế và 88,9% lao động trong ngành này không có bảo hiểm xã hội. Trong khi đó ngành vật liệu xây dựng có khoảng trên 500.000 lao động,

chiếm trên 1% tổng số lao động của nền kinh tế và 62,3% lao động trong ngành không có bảo hiểm xã hội.

Đến nay, nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng hoạt động cầm chừng, không phát huy hết công suất của các nhà máy, sản lượng sản xuất và tiêu thụ đạt thấp, lượng tồn kho lớn, kinh doanh không hiệu quả. Một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ, phá sản, không tự cân đối được nguồn trả nợ các khoản đã vay để đầu tư. Các doanh nghiệp xây dựng không có việc làm, trong khi các công trình dở dang do thiếu vốn, công nợ của doanh nghiệp tại các công trình rất lớn. Tiêu thụ vật liệu xây dựng trong 2 tháng đầu năm 2013 giảm từ 10-15% so với cùng kỳ năm ngoái trên các ngành hàng chủ yếu như xi măng, sắt thép, gạch...

Năm 2012, ngành xi măng phát huy khoảng 82% công suất thiết kế hiện có, nhưng sản lượng tiêu thụ vẫn thấp hơn kế hoạch. Tuy nhiên, xi măng vẫn là sản phẩm có sản lượng tiêu thụ khá nhất so với các loại vật liệu xây dựng khác, như: gạch bê tông khí chưng áp, gạch ốp lát, kính xây dựng. Tổng công suất thiết kế các nhà máy gạch ốp lát là trên 400 triệu mét vuông (gồm granite, ceramic, cotto), nhưng nhiều nhà máy đã phải dừng sản xuất 2-3 tháng vì tiêu thụ chậm; công suất hiện có được khai thác thấp, dưới 50%; lượng tồn kho lớn, mặc dù từ đầu năm nhiều dây chuyền phải dừng do không tiêu thụ được.

Thị trường BĐS đã chịu một tác động rất lớn của của cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước và thế giới trong suốt thời gian qua. Bước sang năm 2013 nền kinh tế - xã hội đã mở ra cho thị trường BĐS những tín hiệu đáng mừng như Chính phủ đã đưa ra các chính sách, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS như: nới lỏng tín dụng cho vay BĐS, chuyển đổi các dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, thúc đẩy tín dụng cho hoạt động cho vay mua, thuê mua nhà ở xã hội bắt đầu phát huy tác dụng, xử lý hiệu quả

nợ đọng trong xây dựng cơ bản; đẩy nhanh việc giải ngân gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng theo đúng đối tượng, qua đó góp phần kích thích sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.

Thị trường BĐS là một thị trường đặc biệt, hàng hóa BĐS có giá trị lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội. Nếu phục hồi được thị trường BĐS sẽ phục hồi được một loại các ngành như: ngân hàng, chứng khoán, xi măng, sắt thép, các nguyên vật liệu xây dựng, nội thất…và tạo được công ăn việc làm cho rất nhiều người lao động, tạo đòn bẩy phát triển nền kinh tế, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước.

Thị trường BĐS đóng băng không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh BĐS mà còn ảnh hưởng tới thanh khoản của ngân hàng, lan tỏa, tác động mạnh đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp ngành xây dựng gây đình trệ sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, doanh nghiệp xây lắp, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng trang trí nội thất... Thị trường BĐS tiếp tục trầm lắng; các doanh nghiệp thiếu vốn nghiêm trọng cho sản xuất và đầu tư phát triển nhưng không đủ chuẩn để có thể tiếp cận tín dụng, lãi suất cho vay tuy đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao…, nhiều doanh nghiệp không dám vay. Nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng hoạt động cầm chừng, không phát huy hết công suất của các nhà máy, sản lượng sản xuất và tiêu thụ đạt thấp, lượng tồn kho lớn, kinh doanh không hiệu quả. Một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ, phá sản, không tự cân đối được nguồn trả nợ các khoản đã vay để đầu tư.

Do đó, các chính sách trong thời gian tới cần nhanh chóng đẩy mạnh những biện pháp làm gia tăng tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Điều ưu tiên là phải tăng cường hơn nữa những hỗ trợ nhằm giải quyết hàng tồn kho BĐS cho các doanh nghiệp và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần sông đà thăng long trong lĩnh vực kinh doanh nhà ở luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 05 doc (Trang 59 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w