IV/ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ
4/ Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ:
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, sử dụng một thứ nguyên liệu, thu được nhóm sản phẩm cùng loại với kích cỡ, sản phẩm khác nhau như
– Doanh nghiệp sản xuất ra các ống nước có quy cách khác nhau, – Các công ty dệt kim,
– Công ty may mặc, đóng giày…
Lưu ý: Nhưng giữa các loại sản phẩm chính không có một hệ số quy đổi.
Với phương pháp tính giá thành này đối tượng kế toán tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm
-Giá thành kế hoạch: Là giá thành được trước khi tiến hành quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước, các chi phí dự kiến trong kỳ kế hoạch Nó là cơ sở phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp.
-Giá thành định mức: Cũng là giá thành được xác định trước khi tiến hành sản xuất trên cơ sở các định mức chi phí, các dự toán chi phí hiện hành Nó là cơ sở xác định kết quả quá trình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp.
-Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất, trên cơ sở các chi phí phát sinh thực tế trong quá trình sản xuất Nó là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ: Tại một DN, trên cùng 1 dây chuyền sản xuất sử dụng cùng 1 loại nguyên vật liệu mà SX 2
loại Sp A và B nhưng giữa 2 sản phẩm này không có 1 hệ số quy đổi, cuối tháng hạch toán, chi phí được tập hợp như sau: (Đvị tính: 1.000đ)
1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 5.000; 2. Chi phí nhân công trực tiếp: 1.500; 3. Chi phí SX chung: 1.200;
4. SL Sp hoàn thành trong tháng: SP A, Nhập kho 900, SP B hoàn thành gửi bán ngay: 400
Biết rằng: Chi phí SX ko hạch toán riêng cho từng SP và giữa Sp A và B không có hệ số quy đổi,
biết giá thành kế hoạch SP A là 4, Sp B là 6, CP SXDD đầu kỳ là 600 và Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ là 1.000
Yêu cầu: Tính giá thành từng loại SP theo phương pháp phù hợp Giải: Kết chuyển chi phí: Nợ TK 154: 7.700 Có TK 621: 5.000 Có TK 622: 1.500 Có TK 627: 1.200 Tính giá thành: + Tổng giá thành kế hoạch: (900 * 4) +(400*6) 6.000 + Tổng giá thành thực tế: 600+(5.000+1.500+1.200)-1.000 = 7.300 + Tỷ lệ giá thành (7.300/6.000)*100 121.67% + Tổng giá thành thực tế A: 900*4 *121.67 4.380 Giá thành đơn vị A: 4.380/900 4.8 + Tổng giá thành thực tế B: 7.300- 4.380 = 1.920 Giá thành đơn vị: 2.920 / 400 7.3