IV/ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ
3/ Tính giá thành theo phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
+ Phương pháp này được áp dụng thích hợp cho những DN trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất, đồng thời với việc sản xuất ra sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ.
+ Trong trường hợp này đối tượng kế toán tập hợp CPSX là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính.để tính được giá thành của sản phẩm chính phải loại trừ chi phí của sản phẩm phụ
+ Chi phí sản xuất của sản phẩm phụ được tính theo giá kế hoạch, giá tiêu thụ nội bộ hoặc giá ước tính
+ Chi phí sản phẩm phụ được tính riêng cho từng khoản mục bằng cách lấy tỷ trọng của sản phẩm phụ trong tổng số chi phí sản xuất thực tế nhân với chi phí sản xuất của từng khoản mục tương ứng.
Ví dụ: Của trường hợp tạo sản phẩm phụ:
Trong tháng 1/2014, tình hình sản xuất của Cty ABC về sản xuất quạt treo tường như sau: CPNVLTT: 4.000.000
CPNCTT : 1.000.000 CPSXC : 600.000
SP chính thu được trong kỳ: và nhập kho là 800 sản phẩm
SP phụ bán ngay cho khách hàng ,trị giá thu hồi được xác định : 200.000 Trị giá bán chưa có thuế 250.000, thuế Vat 10% và thu toàn bộ bằng tiền mặt
CPSXDD đầu kỳ: 300.000, CP DD dở dang cuối kỳ: 500.000. Biết rằng sản phảm dở dang được đánh giá theo chi phí NVL trực tiếp
Giải: (1): Nợ TK 154: 5.600.000 Có TK 621: 4.000.000 Có TK 622: 1.000.000 Có TK 627: 600.000 (2a): Nợ TK 632: 200.000 Có TK 154: 200.000
Tỷ trọng của sản phẩm phụ trong toàn bộ chi phí sản xuất thực tế ra sản phẩm phụ và sản phẩm chính=200.000/ (300.000+4.000.000+1.000.000+600.000-500.000)=3,70374% (2b): Nợ 111: 275.000 Có TK 511: 250.000 Có TK 3331: 25.000 Tổng Z sản phẩm chính hoàn thành =300.000+5.600.000-500.000-200.000=5.200.000 Nợ 155: 5.200.000 Có 154: 5.200.000 Z1dvsp chính=5.200.000/800=6.500
(Nếu chúng ta không biết giá vốn thu hồi bao nhiêu mà biết đơn giá bán cũng như biết lãi của việc bán SP phụ thì ta sẽ tính được giá vốn của SP phụ).