II. Trích các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:
7. THU NHẬP KHÁC (TK 711)
Bên Nợ:
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên Có:
Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ gồm: - Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ;
- Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;không có số dư cuối kỳ.
- Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; - Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ;
- Các khoản thuế được NSNN hoàn lại;
- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;
- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có);
(Nói chung là những khoản thu mà ngoài vấn đề hạch toán 515;;515 thì phần còn lại nếu có thu thì hạch toán vào 711 hết)
Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ
Bộ chứng từ
+ Hợp đồng nhượng bán tài sản cố định; Hóa đơn tài chính; Biên bản thanh lý hợp đồng; Biên bản bàn giao tài sản; Phiếu thu tiền; Giấy báo có
+ Phiếu thu tiền hoặc giấy báo có khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh
+ Nhượng bán tài sản cố định hoặc thanh lý tài sản cố định (Phần này các bạn xem lại tài phần
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH).
+ Phản ánh các khoản thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng: Khi thu phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế, ghi:
Nợ các TK 1111 (Tiền mặt) , 1121 (Tiền gửi ngân hàng),... Có TK 711 - Thu nhập khác.
+ Phản ánh tiền bảo hiểm được các tổ chức bảo hiểm bồi thường, ghi: Nợ các TK 1111 (Tiền mặt) , 1121 (Tiền gửi ngân hàng) ,...
Có TK 711 - Thu nhập khác.
+ Khi truy thu được khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ, ghi: Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 711 - Thu nhập khác.
Tương ứng với 711 khi mà phát sinh những khoản chi phí liên quan trực tiếp đến vấn đề mà có 711 thì chúng ta hạch toán vào 811 (Chi phí khác)
8.NHỮNG NGHIỆP VỤ LIÊN QUAN ĐẾN CHI PHÍ
Vậy là phần loại 5 và loại 7 chúng ta đã biết cách hạch toán như trên. Bây giờ chúng ta bàn về loại 6 và 8 (Loại 6 và 8 là chi phí thì bên NỢ thể hiện phát sinh tăng chi phí; Bên có thể hiện phát sinh giảm chi phí do kết chuyển vào 911).
- TK 621;622;627 thì liên quan trực tiếp đến tính giá thành
- TK 632: Liên quan trực tiếp đến việc bán hàng, chúng ta đã học tại phần kế toán bán hàng
- TK 635: Vậy là khi phát sinh liên quan trực tiếp đến việc tạo ra 515 mà có chi phí thì chúng ta hạch toán vào 635, ngoài ra 635 còn phát sinh những khoản chi phí sau để chúng ta hạch toán vào như sau:
Chi phí lãi đi vay
Chênh lệch tỷ giá lỗ phát sinh trong kỳ
Chênh lệch tỷ giá lỗ đánh giá lại cuối kỳ của những tài khoản có gốc ngoại tệ Chiết khấu thanh toán dành cho khách hàng thanh toán trước thời hạn
Ví dụ: Cách hạch toán chiết khấu thanh toán (Sử dụng 635 nếu là Chi phí và 515 nếu mà Công ty nhận được tiền chiết khấu thanh toán)
Chiết khấu thanh toán là g hạch toán như thế nào Nhiều bạn kế toán đang vướng mắc trong vấn đề này. Công ty kế toán An Tâm xin hướng d n cách hạch toán chiết khấu thanh toán với cả 2 trường hợp là chiết khấu cho khách hàng và được hưởng.
Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.
Chú ý: Chiết khấu thanh toán là tính trên số tiền thanh toán nên bao gồm cả thuế GTGT
- Kể từ ngày 2/8/2015: Khoản chiết khấu thanh toán không bị khống chế nữa
(Theo Công văn Số 2785/TCT-CS ngày 23/7/2014 giới thiệu nội dung mới của Thông tư số 78/2014/TT-BTC về thuế TNDN)
- Khoản chiết khấu thanh toán không liên quan gì đến hàng hóa mà chỉ liên quan đến thời hạn thanh toán và thỏa thuận giữa người mua và người bán nên không thể ghi giảm giá trị hàng hóa, tăng giá vốn được.
phí lãi vay và thu nhập tài chính (tương đương lãi suất đi vay), có ý kiến cho rằng nó là chi phí bán hàng - điều này vẫn còn đang được nhiều chuyên gia tranh cãi.