Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực công ty cổ phần dầu nhớt hóa chất việt nam đến năm 2020 (Trang 105 - 107)

6. Kết cấu luận văn

3.3.4.5. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Năng lực thông qua yếu tố con người thường mang tính bền vững vì nó không thể hình thành trong thời gian ngắn. Nó liên quan đến vắn hóa tổ chức, đó

chính là các chuẩn mực bất thành văn, trở thành lối giao tiếp và ứng xử giữa các thành viên trong tổ chức. Văn hóa còn đề cập đến các giá trị mà những nhân viên trong Công ty đề cao, tôn trọng và cách thức mà nhân viên chia sẻ thông tin cho nhau trong tổ chức. Muốn cải thiện nguồn nhân lực thì trước hết Công ty cổ phần dầu nhớt và hóa chất Việt Nam cần phải cải thiện môi trường văn hóa doanh nghiệp, và điều này không phải dễ, mất rất nhiều thời gian và khá tốn kém. Nền tảng các khía cạnh thể hiện ở trên thường gắn với văn hóa Công ty và rất khó hình thành trong thời gian ngắn giống như chúng ta làm với các nguồn lực tài chính hoặc công nghệ.

Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các thành viên, đó là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong Công ty học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh. Chức năng chủ yếu của văn hóa doanh nghiệp là tạo nên sự thống nhất trong hành vi của mọi thành viên trong Công ty.

Công ty cần xây dựng một nền văn hóa đa quốc gia, dễ hòa nhập và không chỉ mang những nét chung của văn hóa doanh nghiệp nước bản địa mà còn mang nét văn hóa Việt Nam. Công ty phải xây dựng văn hóa hành vi ứng xử trong nội bộ, thái độ làm việc điều này sẽ giúp cho bộ máy của Công ty vận hành trơn tru với những người có trình độ văn hóa, tuân thủ nguyên tắc chung. Để có một môi trường văn hóa ứng xử nội bộ tích cực, Công ty nên dựa trên các tiêu chí: thái độ tôn trọng đồng nghiệp, trao quyền hợp lý, thưởng phạt công minh, tuyển dụng và đề bạt hợp lý, quy định trách nhiệm sử dụng tài sản của Công ty, công bằng, khách quan……

Bên cạnh xem xét quản trị nguồn nhân lực như là một phần trong chiến lược phát triển, để hỗ trợ phát triển nhân sự tốt hơn trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay, Công ty cũng cần nghiên cứu xây dựng cho được văn hóa doanh nghiệp xuất phát từ tầm nhìn, mục tiêu chiến lược phát triển lâu dài của Công ty, để các nhân viên dựa vào đó mà ứng xử, chia sẻ các giá trị, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho Công ty. Tránh duy trì văn hóa gia đình trị, tập quyền

hoặc mang nặng tiêu chí quan liêu, làm trì trệ hệ thống, làm chậm tiến trình ra quyết định và làm cho Công ty mất đi cơ hội kinh doanh hoặc không kịp ứng phó với sự thay đổi của thị trường và khách hàng.

Công ty cũng cần quan tâm đến văn hóa hành vi ứng xử bên ngoài cũng có tác dụng nâng cao hình ảnh của Công ty trên thị trường và cũng là yếu tố cạnh tranh nhân lực với các đối thủ cùng ngành nghề. Ứng xử bên ngoài Công ty tránh các mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và trách nhiệm trong công việc. Muốn vậy, Công ty cần vận dụng hai điều: ý chí lãnh đạo và cam kết nhân viên. Văn hóa ứng xử bên ngoài được biểu hiện qua: thái độ với khách hàng, công ty, nhà cung cấp, đối tác và những tổ chức, cá nhân khác, vấn đề bảo mật những thông tin nhạy cảm của khách hàng, quan hệ đầu tư, mua bán.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực công ty cổ phần dầu nhớt hóa chất việt nam đến năm 2020 (Trang 105 - 107)