6. Kết cấu luận văn
2.1. Giới thiệu Công ty cổ phần dầu nhớt & hóa chất Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Công ty Vilube được thành lập vào năm 1994, tiền thân là Công ty TNHH Toàn Tâm, ngoài việc sản xuất kinh doanh sản phẩm dầu nhớt mang thương hiệu Vilube, Công ty còn sản xuất gia công cho các Công ty dầu nhớt đa quốc gia như Caltex, Esso và Total. Sau đó Công ty đã nỗ lực phát triển sản phẩm và thương hiệu Vilube để trở thành Công ty dầu nhớt hàng đầu Việt Nam hiện nay, có vị trí uy tín riêng biệt trên thị trường dầu nhớt trung và cao cấp.
Năm 1994 thành lập Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Toàn Tâm với nhà máy có công suất 15.000 tấn/ năm tại Thủ Đức. Công ty có 02 nhóm sản phẩm với 8 loại dầu nhớt.
Công ty Vilube có trụ sở chính và nhà máy pha chế đặt tại Thành Phố Hồ Chí Minh, và 5 chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Miền Đông.
Năm 1995 là Công ty đầu tiên đưa ra thị trường Việt Nam sản phẩm can nhưa 18 lít phục vụ cho ghe tàu đánh cá và xe tải. Bắt đầu sản xuất gia công cho ESSO và sau đó là Caltex, Total. Thành lập chi nhánh Cần Thơ phục vụ thị trường Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Năm 1999 thành lập chi nhánh tại Đà Nẵng phục vụ thị trường Miền Trung từ phú yên trở ra Quẩn Bình.
Năm 2001 thành lập chi nhánh tại Hà Nội phục vụ chi nhánh tại Hà Nội phục vụ thị trường Miền Bắc từ Hà Tĩnh trở ra.
Năm 2001 khánh thành nhà máy mới tại khu công nghiệp Hiệp Phước, Huyện Nhà Be, TP. Hồ Chí Minh với công suất 25.000MT/ năm/ ca, trên diện tích 30.000 m2. Nhận được 03 huy chương vàng chất lượng tại hộ chợ quốc tế EXPO 2001 cho các sản phẩm GAMA X, Stello, Hydrolic AW 32…
Công ty Việt Nam đầu tiên sản xuất đưa ra thị trường loại nhớt xe gắn máy GAMA, GAMA X và nhớt xe hơi du lịch Titan, Master.
Năm 2002 chứng chỉ quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2000 do tổ chức BVQI, Vương quốc Anh cấp. Đạt được hợp đồng cung cấp dầu nhớt cao
cấp cho cụm phà Vàm cống (An Giang), Cần Thơ và một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Năm 2002 đổi tên thành Công ty TNHH dầu nhớt và hóa chất Việt Nam (Vilube co. Ltd.,).
Cũng trong năm 2002 ký kết hợp đồng cung cấp dầu nhớt chuyên dụng cho Cục Hậu Cần – Tổng Cục Xăng Dầu Quân Đội Nhân Dân Việt Nam và cho các ngành công nghiệp, mía đường, khai thác đá.v.v.
Năm 2003 nhận giải thưởng mai vàng hội nhập do VCCI và tổng cục chất lượng Việt Nam tặng.
Huy chương vàng chất lượng hội chợ quốc tế EXPO 2003 cho nhớt xe gắn máy GAMA X, bằng khen sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cho các sản phẩm khác.
Năm 2003 đạt tiêu chuẩn JASO MA T903 do tổ chức tiêu chuẩn ô tô nhật bản (Japanese Automobile Standard Organization) cấp.
Năm 2003 đạt được hợp đồng cung cấp nhớt cao cấp cho cụm phà Cần Thơ.
Cũng trong năm 2003 nhận được giải thưởng Sao Vàng Đất Việt do Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam và Ủy ban trung ương hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam cấp cho những thương hiệu mạnh ở Việt Nam.
Từ tháng 04/ 2004 Vilube đã được cổ phần hóa và đổi tên mới thành Công ty cổ phần dầu nhớt & hóa chất Việt Nam (Vilube Corp.). Công ty Vilube đã mở rộng thị trường sang Campuchia và Trung Quốc.
Ngày 02/ 12/ 2004 Công ty Vilube ký hợp đồng tài trợ chính thức giải bóng đá cúp quốc gia Vilube cup 2005 với liên đoàn bóng đá Việt Nam.
Ngày 01/ 04/ 2005 thành lập hai chi nhánh TP. Hồ Chí Minh và Chi nhánh miền đông phục vụ thị trường TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền đông nam bộ thông qua việc sáp nhập các khu vực 4, 5, 6, 7 cũ.
Ngày 30/ 03/ 2005 Công ty Vilube được tặng bằng khen của Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh và đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Ngày 04/ 01/ 2005 Công ty Vilube được trao “Cúp vàng Top Ten thương hiệu Việt” của ngành dầu nhớt và hóa chất do trung tâm công nghệ thông tin và tư vấn quản lý doanh nghiệp QVN (thuộc hội sở hữu công nghiệp Việt Nam) tổ chức bình chọn trên mạng www.thuonghieuviet.com.
Ngày 28/ 01/ 2005 sản phẩm dầu nhớt Vilube được chứng nhận là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn trên báo Sài Gòn Tiếp Thị.
Năm 2007 đánh dấu sự tham gia của cổ đông chiến lược nước ngoài đầu tiên. Cổ đông nước ngoài thuộc tập đoàn dầu nhớt Motul với 30% tổng số vốn điều lệ Công ty. Thực hiện các hợp đồng gia công và sự chuyển giao công nghệ dầu nhờn tiên tiến hàng đầu trên thế giới áp dụng vào hoạt động sản xuất tại nhà máy Vilube, đồng thời giới thiệu loại sản phẩm mới, cao cấp mang nhãn hiệu Motul chuyên dụng cho các dòng xe máy và xe hơi cao cấp tại thị trường Việt Nam.
Tháng 11/ 2008 Vilube chính thức là thành viên của tập đoàn dầu nhớt đa quốc gia Motul có trụ sở chính đặt tại Pháp, tập đoàn dầu nhớt với hơn 150 năm hoạt động trong lĩnh vực hóa chất, dầu nhờn với hệ thống nhà máy sản xuất, hệ thống nhà phân phối tại nhiều quốc gia trên thế giới. Công ty Vilube tiếp tục sản xuất các sản phẩm dầu nhớt dân dụng và công nghiệp mang thương hiệu Vilube và Motul.
Năm 2009: Được xem như năm đầu tiên Vilube hoạt động với hình thức Công ty 100% vốn nước ngoài kinh doanh dầu nhớt tại Việt Nam.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức.
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy Công ty Vilube.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY GIÁM ĐỐC TIẾP THỊ & KINH DOANH DẦU NHỚT ĐỘNG CƠ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT & SẢN PHẨM GIÁM ĐỐC CHUỖI CUNG ỨNG GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN GIÁM ĐỐC HÀNH CHÁNH & NHÂN SỰ BP. SẢN XUẤT BP. CHẤT LƯỢNG BP. CƠ ĐIỆN BP. CẢI TIẾN QUY TRÌNH & HSE P. TIẾP THỊ P. HỖ TRỢ KINH DOANH P. KINH DOANH PHÒNG XUẤT KHẨU PHÒNG TÀI CHÍNH. PHÒNG KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÒNG KẾ HOẠCH & KHO VẬN. PHÒNG CUNG ỨNG TRƯỞNG PHÒNG HÀNH CHÍNH & NHÂN SỰ PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN PHÒNG NGUỒN NHÂN LỰC GIÁM ĐỐC TIẾP THỊ & KINH DOANH DẦU NHỚT CÔNG NGHIỆP P. TIẾP THỊ P. HỖ TRỢ KINH DOANH P. KINH DOANH PHÒNG XUẤT KHẨU P. DỰ ÁN
2.1.3. Giới thiệu các chức năng nhiệm vụ chính.
Tổng Giám Đốc:
- Là người đại diện Công ty trước pháp luật.
- Chịu trách nhiệm điều hành, quản lý các hoạt động và sản xuất kinh doanh theo sự phân công và ủy nhiệm của Hội đồng quản trị.
- Tổ chức, chỉ đạo lập kế hoạch kinh doanh chi tiết, đầy đủ, ngân sách và phương án đầu tư của Công ty.
- Chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và các quyết định khác đã được Hội đồng quản trị thông qua.
- Thực hiện các quyết định trong pham vi trách nhiệm quyền hạn được Hội đồng quản trị ủy nhiệm/ thông qua.
Giám Đốc Tiếp Thị - Kinh Doanh Dầu Nhớt Động Cơ và Công Nghiệp: - Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc.
- Phụ trách nhóm sản phẩm dầu nhớt động cơ: xe tải, tàu thuyền, xe máy, xe hơi….
- Kiểm soát tất cả các nghiệp vụ liên quan đến khách hàng. - Kiểm soát kinh doanh.
- Quản trị marketing: xây dựng hình ảnh, thương hiệu, gia tăng giá trị thương hiệu.
- Quản lý các công cụ truyền thông: quảng cáo, PR…..
- Tiếp nhận xem xét các điều khoản hợp đồng với khách hàng, lập và lưu giữ hồ sơ.
- Yêu cầu các phòng ban liên quan xem xét chất lượng, giá sản phẩm, tiến độ giao hàng,….theo yêu cầu của khách hàng.
- Đề xuất chiến lược kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn lên Tổng giám đốc.
Giám Đốc Nhà Máy:
- Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc. - Quản lý ngân sách được giao.
• Điều hành hoạt động sản xuất đảm bảo tiến độ, năng suất, an toàn và tiết kiệm.
• Điều hành hoạt động quản lý chất lượng. • Điều hành hoạt động cải tiến quy trình. • Xây dựng và vận hành hệ thống HSE. • Tổ chức hoạt động truyền thông nội bộ.
• Xây dựng các báo cáo về hoạt động nhà máy, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu.
- Quản lý và điều hành tất cả các dự án, bao gồm các dự án đầu tư và dự án cái tiến của nhà máy.
- Quản lý hệ thống quản lý chất lượng (QMS) nhà máy và Công ty. - Hoạch định, triển khai, giám sát thực thi chiến lược phát triển nhà
máy.
- Đại diện Tổng giám đốc làm việc với cơ quan chức năng và đối tác trong các hoạt động liên quan đến nhà máy được ủy quyền.
Giám Đốc Tài Chính – Kế Toán:
- Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc và Hội Đồng Quản Trị. - Thay mặt Tổng Giám Đốc triển khai, giám sát mọi vấn đề liên quan
đến tài chính, kế toán của Công ty.
- Thay mặt Tổng Giám Đốc triển khai vận hành hệ thống tài chính, kế toán.
- Tham mưu cho Tổng Giám Đốc trong việc điều tiết, sử dụng nguồn vốn, thu hồi công nợ hiệu quả.
- Tham mưu kịp thời cho Tổng Giám Đốc về giá vốn hàng bán và hiệu quả sử dụng các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. - Lập các kế hoạch tài chính tháng, quý, năm phù hợp với mục tiêu
kinh doanh.
Giám Đốc Chuỗi Cung Ứng:
- Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc. - Quản lý ngân sách phòng ban.
- Thiết lập và giám sát việc lập kế hoạch mua hàng, sản xuất, giao hàng…đảm bảo tính chính xác của kế hoạch và trên tinh thần tối ưu hóa chi phí.
- Đảm bảo hàng tồn kho và các chi phí liên quan được kiểm soát và duy trì ở mức phù hợp.
- Thực hiện các đơn hàng xuất khẩu.
- Tiếp nhận, kiểm tra, đề xuất và xử lý các khiếu nại khách hàng liên quan đến thị trường xuất khẩu.
Giám Đốc Kỹ Thuật Sản Phẩm:
- Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc. - Đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu đầu vào.
- Tổ chức nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, công nghệ mới, đảm bảo sản phẩm đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường, luôn đi tiên phong trong xu hướng tiêu dùng tạo lợi thế cạnh tranh.
- Đào tạo nhà phân phối và nhân viên kinh doanh, nhân viên Công ty về kiến thức kỹ thuật và sản phẩm.
2.1.4. Thị trường và sản phẩm.
Thị trường kinh doanh:
- Thị trường nội địa và xuất khẩu cho sản phẩm Vilube.
- Gia công cho sản phẩm dầu nhớt Motul cho thị trương Việt Nam và xuất khẩu trong khu vực châu á thái bình dương.
- Phân phối sản phẩm Motul tại Việt Nam. Sản phẩm Công ty:
- Các sản phẩm dầu nhớt phục vụ công nghiệp và dân dụng mang thương hiệu Vilube.
- Các sản phẩm dầu nhớt phục vụ công nghiệp và dân dụng mang thương hiệu Motul.
- Các sản phẩm dầu nhớt công nghiệp mang thương hiệu Motul-Tech và Baraldi.
2.1.5. Quy trình sản xuất
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất Công ty Vilube
NHU CẦU SẢN PHẨM PHỤ GIA DẦU GỐC BAO BÌ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ SẢN PHẨM MỚI
YÊU CẦU SẢN XUẤT
PHA CHẾ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐÓNG GÓI NHẬP KHO GIAO HÀNG KHÔNG THIẾT KẾ SẢN PHẨM MỚI CÓ
2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Vilube từ 2011 đến 2013
Bảng 2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm từ 2011 đến 2013
Đơn vị tính: triệu đồng Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%)
Doanh thu thuần 1.164.461 628.609 535.852 (535.852) -46,02 (92.758) -14,76
Giá vốn hàng bán 886.133 469.636 416.496 (416.496) -47,00 (53.140) -11,32
Lợi nhuận gộp 278.328 158.973 119.355 (119.355) -42,88 (39.618) -24,92
Doanh thu hoạt động tài chính 501 241 260 (260) -51,92 19 8,00
Chi phí tài chính 19.186 9.624 9.562 (9.562) -49,84 (62) -0,64
Chi phí bán hàng 147.669 86.817 60.852 (60.852) -41,21 (25.965) -29,91
Chi phí quản lý 39.787 18.828 20.959 (20.959) -52,68 2.131 11,32
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 72.187 43.944 28.242 (28.242) -39,12 (15.702) -35,73
Thu nhâp khác 19.264 6.898 12.367 (12.367) -64,19 5.469 79,28
Chi phí khác 2.441 1.386 1.055 (1.055) -43,23 (331) -23,86
Lợi nhuận khác trước thuế 16.824 5.512 11.311 (11.311) -67,23 5.799 105,20
Tổng Lợi nhuận trước thuế 89.011 49.457 39.554 (39.554) -44,44 (9.903) -20,02
Thuế thu nhập doanh nghiệp 22.253 12.364 9.888 (9.888) -44,44 (2.476) -20,02
Thuế thu nhập hoãn lại. (704) 403 (1.107) 1.107 -157,21 (1.510) -374,81
Lợi nhuận sau thuế. 67.462 36.690 30.773 (30.773) -45,61 (5.917) -16,13
So sánh 2012 với 2011 So sánh 2013 với 2012 Chỉ tiêu Năm 2011(Tr. đồng) Năm 2012(Tr. đồng) Năm 2013(Tr. đồng)
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán Công ty Vilube.
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy.
- Doanh thu của Công ty liên tục giảm qua các năm, 2012 giảm khoảng 536 tỷ đồng tương đương giảm 46,02 % so với năm 2011 và 2013 giảm khoảng 93 tỷ đồng, tương đương giảm 14,76 % so với năm 2013. Mức giảm doanh thu ở năm 2013 (14,76%) so với năm 2012 (46, 02 %).
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011 khoảng 28,2 tỷ tương đương 39,12 % và năm 2013 so với 2012 khoảng 15,7 tỷ tương đương 35,73 % . Nhìn chung mức giảm từ hoạt động kinh doanh ở các năm giảm ít hơn so với mức giảm doanh thu. - Chi phí bán hàng của Công ty cũng giảm theo mức giảm doanh thu,
giảm khoảng 61 tỷ tương đương 29,91 %. Tuy nhiên tỷ lệ phần trăm giảm chi phí bán hàng năm 2012 ít hơn so với tỷ lệ giảm doanh thu và năm 2013 thì tỷ lệ giảm chi phí bán hàng nhiều hơn so với mức giảm doanh thu.
- Chi phí quản lý năm 2012 so với 2011 cũng có giảm theo mức giảm doanh thu khoảng 20,96 tỷ tương đương 52, 68 % và có tỷ lệ giảm nhiều hơn so với tỷ lệ giảm doanh thu. Tuy nhiên năm 2013 doanh thu giảm thì chi phí quản lý lại tăng hơn so với 2012 với mức tăng khoảng 2 tỷ tương đương 11,32 %.
- Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2012 so với 2011 cũng giảm khá mạnh theo đà giảm doanh thu khoảng 39,6 tỷ tương đương 44,44% nhưng vẫn ít hơn so với tỷ lệ giảm doanh thu. Tuy nhiên năm 2013 mức giảm lợi nhuận trước thuế so với 2012 có ít hơn, ở mức khoảng 9,9 tỷ tương đương 20,02 % nhưng tỷ lệ giảm lợi nhuận lại nhiều hơn so với mức giảm doanh thu.
- Lợi nhuận sau thuế của Công ty vẫn là số dương chứng tỏ Công ty vẫn có lãi, nhưng lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng giảm qua các năm. Năm 2012 giảm khoảng 31 tỷ tương đương 45,61 % so với năm 2011 và năm 2013 giảm khoảng 6 tỷ tương đương 16,13 % so với năm 2012. Mức giảm lợi nhuận năm 2013 so với 2012 giảm ít hơn cả về số tuyệt đối và số tương đối.
Nguyên nhân của việc giảm doanh thu và lợi nhuận liên tục trong những năm qua là Công ty phải chịu sự ảnh hưởng của suy đợt suy thoái kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2011 ảnh hưởng trực tiếp thị trường vận tải và hoạt động sản xuất kinh doanh, trong khi giá bán hàng hóa hầu như không tăng.
2.1.7. Tình hình lao dộng.
2.1.7.1. Số lượng nhân viên và cơ cấu.
Bảng 2.2. Tổng số lao động Công ty Vilube theo theo năm từ 2011 đến 2013.
Đơn vị tính: Nhân viên
Chỉ Tiêu Năm
2011 2012 2013
Tổng số lao động 176.00 180.00 186.00
Số tăng/ giảm tuyệt đối năm sau so với năm trước - 4.00 6.00