Phương tiện từ vựng

Một phần của tài liệu câu hỏi tiếng việt dưới góc nhìn lý thuyết thông tin (Trang 135 - 139)

10. Bố cục của luận án

3.1.2. Phương tiện từ vựng

3.1.2.1. Lớp từ tình thái đánh dấu TĐ NV

TĐ NV trong câu hỏi chính danh và trong tầng TT bề mặt của câu hỏi phi chính danh được biểu đạt bằng các yếu tố nghi vấn (do thực từ hoặc hư từ đảm nhận), là những TĐ có đánh dấu nên rất dễ xác định, bao gồm:

- Tiểu từ tình thái nghi vấn nhưà, ư, nhỉ, hả (hở), đâu, sao, chăng, …

Về tiểu từ tình thái nghi vấn cuối câu, chúng tôi muốn bàn thêm trường hợp của hai từ tình thái cuối câu “không”“chưa” trong sự phân biệt với tiểu từ tình thái nghi vấn “chăng” . “Chăng” – “không”, “chưa” có một vài điểm giống nhau và có thể thay thế cho nhau trong một số trường hợp, như cùng đứng ở vị trí cuối câu hỏi, có thể kết hợp với vị từ tình thái “có” để tạo nên các tổ hợp nghi vấn: “có không”, “có chưa”, “có chăng”; và kết hợp với các vị từ nghi vấn khác để tạo nên các tổ hợp nghi vấn được quy chế hóa thành các cấu trúc ngữ pháp cố định: phải chăng, có phải chăng, phải không, có phải không, phải chưa, có phải chưa, được chăng, có được chăng, được chưa, có được chưa, được không, có được không, biết chăng, có biết chăng, biết chưa, có biết chưa, biết không, có biết không, …Nhưng chúng cũng có nhiều điểm khác nhau. Tiểu từ “chăng” không mang nghĩa phủ định như hai từ “không”“chưa” mà chỉ thể hiện sự nghi ngờ mang tính tự chất vấn. Nó cũng không phản ánh trạng thái lưỡng lự giữa hai đối cực hiện thực và không hiện thực, tồn tại và không tồn tại mà chỉ thể hiện sự nghi ngờ về tính chính xác của sự tình được nêu ra trong câu hỏi. Chính vì thế, khi kết hợp với các vị từ tình thái, nó dễ dàng chuyển vị trí đứng ở đầu câu, trong khi “không”“chưa” không bao giờ có vị trí này. Câu trả lời cho câu hỏi có tiểu từ tình thái “chăng” không khác gì câu hỏi có những tiểu từ tình thái cuối câu khác, ví dụ như à, ư, nhỉ, hả,.v.v. tức sự giả định nghiêng nhiều hơn về hướng khẳng định, nếu phủ định thì phải là phủ định phản bác. Còn “không”“chưa”, dù câu hỏi có xuất hiện từ “có” hay không, vẫn luôn được đặt trong thế đối lập có/không, đã/chưa, có/chưa, tức là yêu cầu một sự xác định thực cách sự tình, tồn tại/ không tồn tại, hiện thực/ không hiện thực, ... Vì thế, có thể nói, “không”“chưa” không phải là những tiểu từ tình thái nghi vấn cuối câu.

- Vị từ (ngữ vị từ) tình thái mang nghĩa nghi vấn thường đứng đầu câu hỏi như liệu, chắc, có lẽ, có phải, chẳng lẽ, phải chăng, không lẽ, …

- Cặp từ mang nghĩa đối lập “có” – “không”, “đã” – “chưa”trong các cấu trúc hỏi “có … không?”/ “đã … chưa?”/ “có … chưa?”

- Các ngữ vị từ nghi vấn được tạo thành bằng cách kết hợp cấu trúc “có … không” (có thể lược bỏ vị từ “có”) với một vị từ chỉ phẩm chất hoặc ý định như: phải không, có đúng không, có phải chưa, phải không, đúng không, phải chưa, đúng chưa, có được không, có nên không, được không, nên không, có chắc không, chắc không, có cần không, cần không, …

- Kết từ “hay” chỉ sự lựa chọnthông thường đặt vào giữa hai yếu tố trong tổ hợp yêu cầu sự lựa chọn

- Đại từ nghi vấnthay thế cho một bộ phận mệnh đề nào đó trong câu

Câu hỏi chứa đại từ nghi vấn và câu hỏi có kết từ “hay” chỉ sự lựa chọn trong câu hỏi chính danh có mối quan hệ nhất định với. Một câu như:

(132) a- Anh muốn lấy quyển sách nào?

Hoàn toàn là câu hỏi chứa đại từ nghi vấn, nhưng sang câu hỏi sau, chúng đã bắt đầu có sự kết hợp:

a’- Anh muốn lấy quyển sách nào? Của Dik hay của Halliday?

Và nếu bỏ đại từ nghi vấn đi, câu hỏi sẽ trở thành câu chứa từ nối “hay”

điển hình:

a’’- Anh lấy quyển sách của Dik hay của Halliday?

Cái khác nhau giữa hai câu hỏi này có lẽ chỉ là ở chỗ, một bên thành phần TT XN ND được xác định trong một vùng nhất định, còn một bên không được xác định trong một vùng nhất định. Sự giả định của Sp1 về câu trả lời, đối với câu hỏi có từ “hay”,vì thế, cũng nằm trong một phạm vi nhất định.

3.1.2.2. Lớp từ tình thái đánh dấu TTĐ NV

Bản thân TĐ NV không cần bất cứ một chỉ tố đánh dấu nào, ngược lại, còn trở thành phương tiện đánh dấu TTĐ NV trong câu hỏi. Kết hợp với các yếu tố từ vựng, được sự hỗ trợ của phương tiện ngữ âm, TĐ NV sẽ thông báo phạm vi cụ thể của một TTĐ NV trong những trường hợp cụ thể. Lớp từ ngữ có tác dụng phân xuất, đánh dấu TTĐ NV chủ yếu thuộc lớp từ ngữ tình thái, bao gồm vị từ tình thái,

phụ từ tình thái và tiểu từ tình thái. Lớp từ tình thái này vốn có chức năng phân lập và nhấn mạnh sự kiện, biểu đạt mối quan hệ giữa Sp1 và nội dung phát ngôn, giữa Sp2 với thực tại, làm thành nội dung quan trọng của tính tình thái, là một trong những yếu tố chỉ báo TT quan trọng trong câu. Một bộ phận nào đó của sự tình hoặc cả sự tình đứng sau lớp từ tình thái này, thông thường, sẽ trở thành TTĐ NV của câu hỏi.

- Lớp từ tình thái đánh dấu tham tố sự tình như chính, ngay cả, cả, những, tới tận, tận, tận những tới, … sẽ giúp Sp2 xác định phạm vi TTĐ NV trong câu hỏi. So sánh hai câu hỏi sau:

(133) a- Anh gọi điện cho tôi à?

a’- Chính anh gọi điện cho tôi à?

Câu (133)a, có thể có một TTĐ NV nằm ở phần thuyết của câu hoặc trải dài trên cả câu nhưng câu (133)a’ chỉ có một TTĐ NV duy nhất là phần đề. Yếu tố tình thái “chính” đã nhấn mạnh sự tương phản của tham tố chủ thể hành động “anh”

với các thành phần còn lại và đóng gói TT “anh”thành TTĐ NV.

- Lớp từ tình thái đánh dấu nội dung sự tình bao gồm các từsẽ, đừng, chớ, càng, đến là, thật,… thông báo vị từ đứng ngay sau sẽ là TTĐ NV.

Ví dụ:

(134) a- Anh đến đó sao? a’- Anh sẽ đến đó sao?

TTĐ NV của câu (134)a có thể rơi vào các tham tố, nội dung sự tình hoặc cả sự tình “anh”, “đến”hoặc “anh đến đó”trong khi TTĐ NV của câu (134)a’ chỉ có thể rơi vào nội dung sự tình “đến”bởi vì chỉ có bộ phận này được đánh dấu bằng chỉ tố mang tính thời gian “sẽ”.

Trong hai câu hỏi:

(135) a- Ngay cả anh cũng nghĩ như vậy à? b- Anh có thật hiểu bài không?

Hai yếu tố tình thái “ngay cả”“thật” đã TTĐ NV hóa hai thành phần trong cấu trúc nghĩa miêu tả của câu: tham tố chủ thể hành động “anh” (135)a và nội dung sự tình “hiểu bài” (135)b.

- Lớp từ tình thái đánh dấu được nhiều bộ phận khác nhau của sự tình bao gồm đã, đang, mới, cũng, lại, còn, đều, vẫn, vẫn còn, chỉ, ...Lớp từ ngữ này đứng trước bộ phận nào, bộ phận ấy trở thành TTĐ NV của câu hỏi.

Ví dụ:

(136) a- Chị làm việc đó được à? a’- Chỉ chị làm việc đó được à? a’’- Chị chỉ làm việc đó được à? a’’’- Chị làm chỉ việc đó được à?

a’’’’- Chị làm việc đó chỉ được (thôi) à?

So với câu (136)a, TTĐ NV của các câu (136)a’, a’’, a’’’, a’’’’ có phạm vi xác định hơn (khi không căn cứ ngữ cảnh), cụ thể là TTĐ NV của (136)a’ là tham tố chủ thể hành động “chị”, TTĐ NV của (136)a’’ là nội dung sự tình “làm việc đó”, TTĐ NV của câu (136)a’’’ là tham tố đối thể hành động “việc đó” và TTĐ NV của (136)a’’’’ là tham tố chỉ phẩm chất hành động “được”. Hàm ý của câu (136)a’’’’ là “chị chỉ làm được thôi chứ không khá hoặc không tốt”.

Ngoài lớp từ ngữ có khả năng đánh dấu TTĐ NV, trong câu hỏi tiếng Việt, còn có một số hư từ có khả năng chuyển câu hỏi từ đích ngữ dụng chính danh sang đích ngữ dụng phi chính danh, ví dụ như các liên từ “mà”, “lại”, “còn”. Trở lại với ví dụ (131)a, a’, chính hư từ “mà” đã làm cho TĐ TTM “chị” ở câu (131)a trở thành TĐ TTTP “chị” ở câu (131)a’. “Chị” được đặt trong thế đối lập với nhiều yếu tố khác ở bên ngoài diễn ngôn và khi “chị” không thật sự là TĐ của câu thì một yếu tố khác sẽ là TĐ. Yếu tố đó chưa xác định được nhưng chắc chắn không phải là “chị”,từ đó câu này mang nghĩa phủ định: “chị không thể làm được”.

Hay một câu khác:

(137) a- Anh mà giỏi (à)?

nếu mở rộng câu hỏi này thêm một thành phần nữa: a’- Anh mà giỏi thì ai dở?

ta thấy rằng yếu tố “anh” đã có sự tương phản trong thế đối lập rất rõ ràng với yếu tố “ai”.TĐ thật sự vì thế là một yếu tố đối lập với “anh”. Câu này cũng mang nghĩa phủ định: người giỏi không phải là “anh”,tức là “anh không giỏi”.

Một phần của tài liệu câu hỏi tiếng việt dưới góc nhìn lý thuyết thông tin (Trang 135 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)