Vai trò của ngữ cảnh trong việc xác định nghĩa của câu

Một phần của tài liệu câu hỏi tiếng việt dưới góc nhìn lý thuyết thông tin (Trang 27 - 29)

10. Bố cục của luận án

1.2.1.Vai trò của ngữ cảnh trong việc xác định nghĩa của câu

Ngữ cảnh, bao gồm ngữ cảnh rộng (nền văn hóa, kiến thức khoa học, bức tranh thế giới, các chuẩn tắc xã hội, …) và ngữ cảnh hẹp (không gian và thời gian,

tính chính thức, nghi thức hay không chính thức, nghi thức của cuộc thoại, …), là yếu tố phi ngôn nhưng giữ vai trò rất quan trọng đối với sự lựa chọn các cấu trúc ngôn ngữ. Khác với ngữ cảnh, ngôn bản là một chuỗi câu tạo nên diễn ngôn và chuỗi câu ấy “không phải đơn giản chỉ được xếp cạnh nhau trên chuỗi mà phải gắn bó với nhau theo một cách thức thích hợp nào đó về ngữ cảnh. Ngôn bản, với tư cách là một thể toàn vẹn cần thể hiện các đặc trưng có liên quan, song có thể phân biệt được với nhau căn cứ vào tính liên kết và tính mạch lạc” [87, tr.274]. Để tạo nghĩa và xác định nghĩa cho phát ngôn “ngôn bản và ngữ cảnh bổ sung cho nhau, cái này tiền giả định cái kia. Ngôn bản là thành tố của cái ngữ cảnh mà nó được sản sinh ra, còn ngữ cảnh được tạo ra liên tục biến cải và thay đổi diện mạo nhờ vào những ngôn bản mà Sp1 nói/ viết trong những tình huống cụ thể.” [87, tr.275]

Về vai trò của ngữ cảnh và ngôn cảnh đối với việc xác định nghĩa của phát ngôn, cũng theo J.Lyons (2006), ngữ cảnh quy định nghĩa của phát ngôn ở ba mức độ phân biệt:

- Cho biết câu nào được nói ra

- Làm rõ mệnh đề được thể hiện (nếu có một mệnh đề được thể hiện) - Cho biết rõ mệnh đề đang xét ấy thể hiện lực ngôn trung cụ thể nào Như vậy, chính ngữ cảnh đã mang đến cho phát ngôn một lượng không nhỏ TT và cũng chỉ có ngữ cảnh mới cho biết được hiện dạng (tokens) nào là tương thích còn hiện dạng nào là không tương thích. Thực tế cho thấy, việc mã hóa và giải mã TT, đặc biệt đối với những CTTT mang tính đa tầng, nếu không đạt được sự thống nhất thì chủ yếu là do các nhân vật giao tiếp không chia sẻ được với nhau TT nền từ ngữ cảnh và ngôn cảnh.

T.Givón (1989) cũng cho rằng ngữ cảnh quyết định hai yếu tố nghĩa và tính hữu dụng của câu. Tạo lập và truyền đạt câu là để cung cấp hoặc tiếp nhận một nội dung mới (nhận thức, hành động, tình cảm) song cần lưu ý rằng, lượng TT mới thêm vào tính theo tỉ lệ TT trong mệnh đề là rất nhỏ còn lượng TT liên quan làm nền giúp ta hiểu được TT mới là rất lớn. Những TT nền này do ngữ cảnh rộng và hẹp quy định, phần lớn trong số chúng nằm trong bức tranh chung về thế giới của chúng ta.

Một phần của tài liệu câu hỏi tiếng việt dưới góc nhìn lý thuyết thông tin (Trang 27 - 29)