MỐI QUAN HỆ CẤU TRÚC THÔNG TIN CỦA CÂU HỎI CHÍNH

Một phần của tài liệu câu hỏi tiếng việt dưới góc nhìn lý thuyết thông tin (Trang 119 - 131)

10. Bố cục của luận án

2.4.MỐI QUAN HỆ CẤU TRÚC THÔNG TIN CỦA CÂU HỎI CHÍNH

DANH VÀ CÂU HỎI PHI CHÍNH DANH TIẾNG VIỆT

2.4.1. Trước hết, chúng tôi muốn chỉ ra những khác biệt về đặc điểm CTTTgiữa

câu hỏi chính danh và câu hỏi phi chính danh vì chính những khác biệt này sẽ giúp chúng phân biệt nhau ở cách sử dụng.

2.4.1.1 Mối quan hệ giữa yếu tố nghi vấn và TĐ TT

Trong câu hỏi chính danh, TĐ NV được biểu đạt bằng các yếu tố nghi vấn là TĐ thật sự của câu và sẽ trở thành TĐ thông báo trong câu trả lời tương ứng. Trong câu hỏi phi chính danh, TĐ NV được biểu đạt bằng các yếu tố nghi vấn không phải là TĐ thật sự của câu mà chỉ có giá trị TT nền, làm cơ sở cho sự suy ý TĐ TT thật sự. Bởi vì, với câu hỏi phi chính danh, cái cũ trên bề mặt có thể là cái mới ở chiều sâu và ngược lại, cái mới của bề mặt lại là cái cũ của chiều sâu. Chính sự không thống nhất này sẽ tạo nên các tình huống có vấn đề và làm nảy sinh hàm ý.

2.4.1.2. Tính quan yếu của TT bề mặt

Câu hỏi chính danh chỉ có TT bề mặt và TT này là quan yếu. Câu hỏi phi chính danh cũng có TT bề mặt nhưng TT này không quan yếu. Hiện thực được phản ánh trong diễn ngôn có thể không có giá trị cả với người nói và người nghe, thậm chí là những điều cấm kỵ và vô lý. Song người nói vẫn cứ nói và người nghe vẫn cứ hiểu được ý định của người nói là vì cả hai đều đang xử lý TT chiều sâu. Có một vài dẫn tố giúp họ làm được điều đó, có khi là thói quen được hình thành từ bé, có khi là việc suy ra từ ngữ cảnh về mối liên quan giữa điều được nói và điều nên làm, …

Chưa kể đến trường hợp Sp2 có thể biến TT chính cấp thành TT thứ cấp, tức quan trọng với Sp1 nhưng không quan trọng với Sp2, và dĩ nhiên với Sp2 cái quan

trọng là cái khác. Điều này cũng có thể làm cho một câu hỏi vốn được dùng để hỏi trở thành câu hỏi không dùng để hỏi:

(128) - Bò của tao đâu? mày đã làm gì để mất bò của tao hỡi cái thằng kia?

- Tôi về lấy súng bắt hổ. Con hổ này to lắm. Được bộ da hổ thì có thể mua mấy con bò. [Tô Hoài, “Vợ chồng A Phủ”]

2.4.1.3. Vai trò của TT cơ sở

Câu hỏi chính danh không cần đến TT cơ sở vì TT cần xử lý đã được diễn đạt hiển ngôn trên câu. Câu hỏi phi chính danh, trái lại, buộc phải có TT cơ sở và TT cơ sở là một trong hai bộ phận hình thành nên TT TGĐ ND. Bất cứ một sự chệch chuẩn nào của hiện thực được phản ánh trong diễn ngôn cũng gây ra cho người nghe một sự nghi ngờ, thắc mắc, chất vấn và đánh giá. Thái độ ngạc nhiên, thắc mắc, nghi ngờ, đánh giá của Sp1 sẽ giúp Sp2 nhận ra giá trị khác hỏi của câu hỏi.

2.4.2. Sau đây chúng tôi xin nói về mối quan hệ của CTTT câu hỏi chính danh

và câu hỏi phi chính danh. CTTT của câu hỏi chính danh là một bộ phận trong

CTTT của câu hỏi phi chính danh (TT bề mặt) và bộ phận đó phải có một số chuyển đổi tạo nên chỉ tố giúp phân biệt CTTT câu hỏi chính danh và CTTT bề mặt của câu hỏi phi chính danh. Có thể hình dung mối quan hệ này qua bảng phân tích sau đây:

Bảng 2.10. Mối quan hệ CTTT giữa câu hỏi chính danh và câu hỏi phi chính danh

Ví dụ Câu hỏi chính danh Câu hỏi phi chính danh TT tgđ ngữ dụng TT XNND TT TGĐND TTXNND (TT chiều sâu) TĐ NV TTĐ NV TT bề mặt TT cơ sở TT TGĐND TT XNND TĐNV TTĐNV 1. Ai vậy (ta)? _ TĐ TT

mới “ai” _ _ TĐ hiển nhiên “ai” _ Hiện thực ngoài diễn ngôn Ngạc nhiên, khen ngợi, … 2. Anh có mệt (rảnh) không? “anh” TĐ TT pha tạp “có/ không” “mệt” “anh” TĐTTPT “có/ không” TT thứ yếu “rảnh” Đặc tính tư duy liên tưởng Yêu cầu, đề nghị, … 3.Chị (mà) làm được à? “làm được” TĐTT PT “à” “chị” “làm được” TĐTTPT “à” TT tương phản “chị” Hiện thực ngoài diễn ngôn Phủ định phản bác, … 4. Chị nói gì (mà Kỳ) vậy? “chị nói” TĐ TTM “gì” _ “chị nói” “mà kỳ” TĐTP “gì” _ Hiện thực ngoài diên ngôn Phủ định phản bác, phê phán, đánh giá, … 5. Làm sao để (mà) vô đó được “vô đó” TĐTTM “làm sao” _ “vô đó” TĐ TP “làm sao” _ Hiện thực ngoài diễn ngôn Phủ định phản bác, …

Những chuyển đổi tạo nên sự thay đổi về chất của CTTT câu hỏi chính danh mà từ đó CTTT mới trở thành TT bề mặt của câu hỏi phi chính danh có thể kể ra như sau:

2.4.2.1. Chuyển đổi phẩm chất TĐ TT

TĐ trong câu hỏi chính danh, vốn được biểu đạt bằng yếu tố nghi vấn, thông thường thể hiện cái chưa biết hoặc chưa xác định mà xét về phẩm chất TT là một TĐ TTM, TĐ TTTP hoặc TĐ TTPT, khi chuyển sang câu hỏi phi chính danh, sẽ trở thành TĐ mang tính hiển nhiên, thứ yếu hoặc tương phản.

TĐ TTM chuyển thành TĐ hiển nhiên hay thứ yếu

Cái chưa biết, chưa xác định trở thành cái đã biết, đã xác định hoặc cái chính yếu trên bề mặt trở thành cái thứ yếu của TT chiều sâu.

Bảng 2.11a. TĐ TTM chuyển thành TĐ mang tính hiển nhiên hoặc thứ yếu

Câu hỏi chính danh Câu hỏi phi chính danh

1. Ai vậy? 1. Ai vậy (ta)?

TĐ TTM TT TGĐ ND TT TTHN TT TGĐ ND

Cấu trúc Tham tố - TĐ TT TGĐ ND

2. Anh có mệt không? 2. Anh có rảnh không?

TT TGĐ ND TĐ PT TT TGĐ ND TĐ thứ yếu Cấu trúc Vị ngữ – TĐ TT TGĐ ND (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TĐ TTM chuyển thành TĐ TTTP

Khi TĐ TTM trong câu hỏi chính danh trở thành TĐ TTTP trong câu hỏi phi chính danh thì yếu tố được nêu trên bề mặt câu sẽ không là TĐ thật sự mà yếu tố đối lập với nó hoặc nằm ngoài diễn ngôn (trên trục đối vị) hoặc nằm trong diễn ngôn (trên trục kết hợp) mới là TĐ thật sự.

Bảng 2.11b. TĐ TTM chuyển thành TĐ TTTP

2.4.2.2. Chuyển đổi vị trí TĐ

Khi chuyển sang cách sử dụng phi chính danh, TĐ của câu hỏi chính danh sẽ chuyển đổi vị trí. Một bộ phận nào đó vốn thuộc thành phần TT TGĐ ND của câu hỏi chính danh sẽ trở thành TĐ của câu hỏi phi chính danh, tức cái cũ của câu hỏi chính danh sẽ trở thành cái mới trong câu hỏi phi chính danh, và dĩ nhiên, cái mới trong câu hỏi chính danh sẽ trở thành cái cũ trong câu hỏi phi chính danh. Sự chuyển đổi vị trí TĐ này kéo theo sự thay đổi về CTTT và từ đó là sự chuyển đổi đích ngữ dụng trong câu hỏi.

Chuyển đổi vị TĐ NV trong thành phần TT XN ND

Thành phần TT XN ND của câu hỏi chính danh (thuộc TT bề mặt câu hỏi phi chính danh) bao gồm TĐ NV và TTĐ NV. Nói chuyển đổi vị trí TĐ NV trong thành phần TT XNND nghĩa là TĐ NV của câu hỏi chính danh đã được chuyển sang TTĐ NV của cấu trúc TT bề mặt trong câu hỏi phi chính danh.

Câu hỏi chính danh Câu hỏi phi chính danh

1. Ai làm được ? 1. Ai (mà) làm được?

TĐ TTM TT TGĐ ND TĐ TTTP TT TGĐ ND

Cấu trúc Tham tố - TĐ TT TGĐ ND

2. Làm sao để vô đó được? 2. Làm sao mà vô đó được?

TĐ TTM TT TGĐ ND TĐ TTTP TT TGĐ ND

Bảng 2.12a. Chuyển đổi vị trí TĐ trong thành phần TT XN ND

Câu hỏi chính danh Câu hỏi phi chính danh

1.Hôm qua anh có đi họp không? 1. Anh có đi họp không?

TT TGĐ ND TĐ “có/không” TT TGĐ ND TĐ “đi/không đi” Cấu trúc Vị ngữ – TĐ TT TGĐ ND

2. Anh ấy không đi à? 2. Anh ấy (mà) không đi à?

TTĐ NV TT TGĐ ND TĐNV TĐNV TT TGĐ ND Cấu trúc Tham tố - TĐ TT TGĐ ND

Chuyển đổi vị trí TĐ NV sang thành phần TT TGĐ ND

Trong trường hợp này, TĐ NV, vốn được biểu đạt bằng yếu tố nghi vấn, sẽ được chuyển sang thành phần TT TGĐ ND. TĐ NV này có thể rơi vào phần đề, phần thuyết hoặc một bộ phận nào đó của phần thuyết trong câu.

Bảng 2.12b. Chuyển đổi vị trí TĐ NV từ thành phần TT XN ND sang thành phần TT TGĐ ND

Câu hỏi chính danh Câu hỏi phi chính danh

1. Anh gặp tôi làm gì? 1. Anh (còn) gặp tôi làm gì?

TT TGĐ ND TĐ NV TT TGĐ ND TĐ NV TT TGĐ ND

Cấu trúc Câu – TĐ TT TGĐ ND

2. Anh sợ cái gì? 2. Anh (thì) sợ cái gì?

TT TGĐ ND TĐ NV TĐ NV TT TGĐ ND

Cấu trúc Câu – TĐ TT TGĐ ND

Chuyển đổi vị trí TTĐ NV sang thành phần TT TGĐ ND (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tương tự trường hợp chuyển vị trí TĐ NV sang thành phần TT TGĐ ND, việc chuyển vị trí TTĐ NV cũng làm thay đổi CTTT của câu. TTĐ NV mới có thể rơi vào bất cứ thành phần nào của câu, những thành phần vốn đảm nhận việc thể hiện TT TGĐ ND trong câu hỏi chính danh.

Bảng 2.12c. Chuyển vị trí TTĐ NV từ thành phần TT XN ND

2.4.2.3. Chuyển đổi phạm vi TĐ

TĐ NV của câu hỏi chính danh khi chuyển sang câu hỏi phi chính danh có thể được mở rộng để thành vùng TĐ. Vùng TĐ này cũng không phải là TĐ thật sự của câu hỏi phi chính danh. TĐ câu hỏi phi chính danh, như đã biết, là cái được suy ra từ tầng TT bề mặt sau khi đã đi qua tầng TT cơ sở và trở thành TT chiều sâu. Có thể kể ra một số cách chuyển đổi phạm vi TĐ thành vùng TĐ như sau:

Mở rộng TĐ bằng yếu tố đánh giá

Thông thường sau yếu tố biểu đạt TĐ NV (trong CTTT Tham tố - TĐ) của câu hỏi chính danh, người hỏi sẽ thêm vào một yếu tố mang tính đánh giá hành động/ trạng thái và yếu tố này thường được biểu thị bằng vị từ.

Bảng 2.13a. Mở rộng phạm vi TĐ bằng yếu tố đánh giá

Câu hỏi chính danh Câu hỏi phi chính danh

1. Chị nói gì (vậy)? 1. Chị nói gì kỳ (vậy)?

TT TGĐ ND TĐ NV TT TGĐ ND Vùng TĐ NV

Cấu trúc Tham tố - TĐ TT TGĐ ND

2. Anh nghĩ gì? 2. Anh nghĩ gì (mà) lạ (vậy)?

TT TGĐ ND TĐ NV TT TGĐ ND Vùng TĐ NV

Cấu trúc Tham tố - TĐ TT TGĐ ND

Câu hỏi chính danh Câu hỏi phi chính danh

1. Bao nhiêu đây là ít à? 2. Bao nhiêu đây (mà) là ít à?

TTĐ NV TT TGĐ ND TĐ NV TT TGĐ ND TTĐ NV TĐ NV Cấu trúc Thạm tố - TĐ TT TGĐ ND

2. Chị có chịu nổi không? Chị chịu nổi không?

TT TGĐ ND TĐ NV “có/không” TTĐ NV “chịu nổi” TTĐ NV TT TGĐ ND TĐ NV Cấu trúc Vị ngữ – TĐ TT TGĐ ND

Mở rộng TĐ bằng yếu tố so sánh

Trong trường hợp này, TĐ NV của câu hỏi chính danh hoặc sẽ có thêm một TĐ mới trong quan hệ so sánh với TĐ cũ hoặc một yếu tố mới trong quan hệ so sánh với TTĐ NV.

Bảng 2.13b. Mở rộng phạm vi TĐ bằng yếu tố so sánh

Câu hỏi chính danh Câu hỏi phi chính danh

1. Ở đâu sống sung sướng? 1. Ở đâu sống sung sướng bằng chỗ này?

TĐ NV TT TGĐ ND TĐ NV TT TGĐ ND TĐ NV

Cấu trúc Tham tố - TĐ TT TGĐ ND

2. Anh ấy dở à? 2. Anh ấy dở (thì) ai giỏi?

TTĐ NV TĐ NV TTĐ NV Vùng TĐ NV

Cấu trúc Câu – TĐ TT TGĐ ND

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mở rộng TĐ bằng yếu tố đối lập

Yếu tố đối lập phản ánh sự mâu thuẫn của TT trong diễn ngôn được thêm vào để mở rộng cho TĐ NV câu hỏi, biến TĐ NV thành vùng TĐ.

Bảng 2.13c. Mở rộng phạm vi TĐ bằng yếu tố đối lập

Câu hỏi chính danh Câu hỏi phi chính danh

1. Hắn sống ra sao? 1. Hắn sống ra sao mà không ai ưa hết vậy?

TT TGĐ ND TĐ NV TTTGĐND Vùng TĐ NV

Cấu trúc Tham tố - TĐ TT TGĐ ND

2. Bọn họ làm gì vậy? 2. Bọn họ làm gì mà ồn quá vậy?

TT TGĐ ND TĐ NV TT TGĐ ND Vùng TĐ NV

Mở rộng TĐ bằng yếu tố giải thích

Yếu tố mang tính giải thích thêm vào TĐ NV hoặc TTĐ NV trong câu hỏi chính danh (thông thường là câu có cấu trúc TĐ rộng) tạo nên một sự bất thường về yêu cầu TT trong câu hỏi. Nếu xét theo TT bề mặt, câu hỏi có phần thừa TT và trong vùng TĐ mới, phần thừa đó lại có thể là TĐ chính của câu hỏi phi chính danh vì TT mang tính giải thích này là điều mà người nói muốn thông báo đến cho người nghe.

Bảng 2.13d. Mở rộng phạm vi TĐ bằng yếu tố giải thích

Câu hỏi chính danh Câu hỏi phi chính danh

1. (Bộ) ông quên à? 1. (Bộ) ông quên là tôi có võ à?

TTĐ NV TĐ NV Vùng TTĐ NV TĐ NV

Cấu trúc Câu – TĐ TT TGĐ ND

2. Chị có biết ông Hoàng không?

2. Chị có biết ông Hoàng về rồi không? TTTGĐND TĐ NV “có biết/không ” TTĐ NV “ông Hoàng” TTTGĐ ND TĐ NV “có biết/không” Vùng TTĐ NV “ông … rồi” Cấu trúc Vị ngữ – TĐ TT TGĐ ND 2.5. TIỂU KẾT

Vì HV “hỏi” (thông thường được thực hiện bằng phát ngôn hỏi) là HV vừa có đích thu nhận vừa có đích truyền đạt TT nên việc khảo sát câu hỏi không thể tiến hành trong thế độc lập với câu trả lời. Nhờ sự tương hợp ở các phương diện như đích ngữ dụng (chính danh hoặc phi chính danh), khung tình thái (gồm chủ thể hỏi – chủ thể trả lời, đối thể hỏi – đối thể trả lời, nội dung sự tình hỏi – nội dung sự tình trả lời, tham tố đối tượng được hỏi – tham tố đối tượng được trả lời), nội dung mệnh đề (cả hai nhân vật giao tiếp đều hướng đến một sự tình duy nhất của diễn ngôn), TT nền (đảm bảo sự chia sẻ TT TGĐ ND), TT mới (đảm bảo sự tương thích trong việc xử lý TT giữa hai nhân vật giao tiếp), câu hỏi – câu trả lời đã trở thành những CTTT có đánh dấu. Bản thân câu hỏi phản ánh hai thành phần TT ở cấp độ câu rất rõ, chẳng những thế, nó còn được dùng như một phương tiện xác định

CTTT của câu trả lời tương hợp mà thông thường những câu trả lời này được thể hiện dưới hình thức một câu trần thuật. Mỗi câu trần thuật, theo cách diễn đạt thông thường, đều là một CTTT và mỗi bộ phận của câu đều tiềm tàng một TĐ thông báo. Trong câu hỏi chính danh, hai thành phần TT TGĐ ND và XN ND được thể hiện hiển ngôn trên bề mặt ngôn ngữ, có ranh giới xác định, tương hợp với khung tình thái và tương ứng với cấu trúc nội dung mệnh đề. Trong mối quan hệ với TT XN ND, TT TGĐ ND là TT nền, mang tính tiền đề. Tuy có quan hệ mật thiết với TT tiền giả định bách khoa, song TT TGĐ ND không đồng nhất với TT TGĐ bách khoa bởi vì có những TT tiền giả định bách khoa hoàn toàn có thể trở thành TT XN ND trong những trường hợp cụ thể. Cách tổ chức TT TGĐ ND trong câu thông báo đến Sp2 nhiều vấn đề thuộc tầm nhận thức, khối kiến thức nền, tính cách của Sp1 và cũng giả định sự chia sẻ giữa Sp1 và Sp2. Vì là TT có thể được cung cấp từ ngữ cảnh và ngôn cảnh, từ những biểu thức ngôn ngữ mang tính xác định nên trong những hoàn cảnh giao tiếp nhất định, TT TGĐ ND có thể tỉnh lược được, tức trên bề mặt câu chỉ có thành phần TT XN ND. TT XN ND phản ánh cái chưa biết hoặc chưa xác định được diễn đạt thành một biến x và yêu cầu sự hồi đáp TT trong câu trả lời tương hợp. TT XN ND trong câu hỏi chính danh, ở dạng đầy đủ, bao gồm hai bộ phận: TĐ NV và TTĐ NV. TĐ NV thông thường được biểu đạt bằng yếu tố nghi vấn còn TTĐ NV là phạm vi thể hiện hiệu lực tác động của TĐ NV. Sự kết hợp của hai bộ phận này phân biệt với vùng TĐ ở chỗ, vùng TĐ là một khu vực cú pháp bao gồm TĐ và các yếu tố có quan hệ cú pháp với nó, trong khi TTĐ NV có thể là một yếu tố không có quan hệ cú pháp trực tiếp với TĐ NV. TTĐ NV của TĐ NV rất đa dạng, hoặc một tham tố của sự tình, nội dung sự tình hoặc toàn thể sự tình, phụ thuộc vào trạng thái tinh thần của người hỏi. Xét theo tiêu chí phẩm chất TT, TĐ NV trong câu hỏi tiếng Việt có thể chia thành ba loại: TĐ TTM, TĐ TTTP và TĐ TTPT, trong đó, TĐ TTPT là TT nổi bật trên trục kết hợp song lại nằm trong thế đối lập với các yếu tố còn lại hoặc được thể hiện hiển ngôn trên câu hỏi hoặc được phân biệt với các yếu tố trên trục đối vị. TĐ NV và cấu trúc TĐ NV có thể trở thành một căn cứ quan trọng để phân loại câu hỏi chính danh tiếng Việt, như câu hỏi đơn và đa TĐ (căn cứ vào số lượng TĐ), câu hỏi rộng (câu hỏi toàn thể) và câu hỏi hẹp (câu hỏi bộ phận) (căn cứ vào phạm vi và TTĐ NV của TĐ), câu hỏi chứa

TĐ TTM, câu hỏi chứa TĐ TTTP và câu hỏi chứa TĐ TTPT (căn cứ vào phẩm chất

Một phần của tài liệu câu hỏi tiếng việt dưới góc nhìn lý thuyết thông tin (Trang 119 - 131)