10. Bố cục của luận án
2.2.3. CTTT của các kiểu câu hỏi chính danh tiếng Việt
Mệnh đề mở được xác lập trong khung tình thái của câu hỏi chính danh phản ánh mong muốn được đáp ứng TT về sự tình hoặc tham tố sự tình của người nói và hướng đến một mục đích nhất định trong chiến lược giao tiếp cũng như tương tác HT. Việc tổ chức các ngữ đoạn trên trục kết hợp để xác lập một mệnh đề cho câu
hỏi chính danh không nằm ngoài mục đích TT đến người nghe cái người nói chưa biết, chưa xác định và hiện đang muốn biết. Vì thế, đặc điểm CTTT phản ánh khá rõ đặc điểm của câu hỏi.
2.2.3.1. Câu hỏi có tiểu từ tình thái nghi vấn đứng cuối
Tiểu từ tình thái nghi vấn cuối câu trong câu hỏi có giá trị xóa mệnh đề xác định, vốn được biểu thị bằng câu trần thuật, chuyển thành mệnh đề mở, tức để ngỏ cho sự cam kết về tính tất chân của sự tình, để yêu cầu một sự hồi đáp TT theo hướng mong đợi của người hỏi mà thông thường là khẳng định. Những mệnh đề
“Anh tính mai về”, “Nhà bên ấy cũng gần”, “Ông đã sang nhà ông Độ bên làng Gốm rồi”, “Người ta có cảm tình với mình”, đều là những mệnh đề xác định với lực ngôn trung thông báo trong những câu hỏi sau:
(32) a- Anh tính mai về à?
b- Nhà bên ấy cũng gần nhỉ?
c- Người ta có cảm tình với mình chăng?
d- Ông đã sang nhà ông Độ bên làng Gốm rồi ư?
Khi kết hợp với các tiểu từ tình thái nghi vấn cuối câu, chúng trở thành mệnh đề mở với lực ngôn trung hỏi, và phải có một câu trả lời theo hướng khớp ghép mới làm nên một thông báo trọn vẹn. Vì xóa một mệnh đề như thế, tức chuyển từ trạng thái khẳng định sang nghi ngờ, nên câu hỏi loại này thường được sử dụng trong trường hợp siêu ngôn ngữ, tức hỏi lại:
(33) a- Ngày mai anh đi. a’- Ngày mai anh đi à?
b- Chiều tôi sang bên nhà chị chơi ha? b’- Chiều chị sang nhà tôi hả?
Tiểu từ tình thái nghi vấn một mặt tạo tình thái phát ngôn hỏi cho câu, mặt khác thể hiện thái độ và tình cảm của người hỏi. Tuy nhiên, không một tiểu từ nào đóng khung trong một thái độ hoặc tình cảm nào, mặc dù có thể tiểu từ này thiên về trạng thái tình cảm này, tiểu từ kia thiên về trạng thái tình cảm kia. Chính vì tiểu từ tình thái cuối câu thể hiện khá rõ thái độ, tình cảm của người nói nên việc sử dụng nó đòi hỏi tính liên nhân cao, ví như không phải với quan hệ vai giao tiếp nào
người hỏi cũng có thể sử dụng tiểu từ “hả” (trừ trường hợp kết hợp ngay sau nó một đại từ danh xưng).
Trong câu hỏi chính danh, TĐ NV rơi vào tiểu từ tình thái cuối câu và giúp phân biệt ngữ điệu của câu hỏi với câu trần thuật được xác lập cùng một nội dung mệnh đề ấy. Có một số tác giả cho rằng, ngữ điệu là dấu hiệu không đáng tin cậy trong việc phân biệt câu hỏi và các loại câu khác, tuy nhiên, phải công nhận rằng trong một số trường hợp, chính cái ngữ điệu ấy giúp người nghe phân biệt đâu là câu hỏi và đâu là câu không hỏi:
(34) a- Mai con sang nhà bà Hòa xin cho mẹ ít lá dong. a’- Dạ.
a’’- Dạ?
Ngữ điệu của hai phát ngôn (xuống giọng và lên giọng cuối câu) cho biết (34)a’ là câu trần thuật, còn (34)a’’ là câu hỏi lại (có thể do nghe không rõ).
TĐ NV trong câu hỏi này có tầm tác động khá đa dạng, vào bất cứ thành phần nào của mệnh đề, với phạm vi rộng hẹp khác nhau, có thể là một tham tố của sự tình như tham tố thời gian trong câu sau:
(35) Ngày mai anh về à?
Nếu sự việc “anh về” là TT TGĐ ND, tức đã được người hỏi trước đó biết rồi. Là tham tố chủ thể hành động trong câu:
(36) Anh đi à?
Nếu TT “đi” là cái có sẵn và “anh” đối lập với một ai đó trong ngữ cảnh phát ngôn (Anh đi à? Chứ không phải anh Dũng sao?). Là nội dung sự tình trong câu sau:
(37) Anh về ư?
Nếu “anh” là cái cũ và trong suy nghĩ của người hỏi “anh” hãy còn ở lại thêm một thời gian nữa. Là toàn bộ sự tình, ví dụ:
(38) Ông ấy sang nhà bà Hòa à?
Nếu cái mới của câu hỏi nằm trên toàn thể mệnh đề “ông ấy sang nhà bà Hòa”. CTTT, vì thế, của kiểu câu hỏi này khá đa dạng.
Bảng 2.3. CTTT câu hỏi có tiểu từ tình thái đứng cuối 1. Anh tính mai về à? TT TGĐ ND TTĐ NV TĐ NV TT XN ND CTTT Vị ngữ – TĐ (TĐ rộng) 2. Mai anh về à? TTĐ NV TĐ NV TT XNND CTTT Câu – TĐ (TĐ rộng) 3. Mai anh về à? TTĐ NV TT TGĐ ND TĐ NV TT XN ND TT TGĐ ND TTXN ND CTTT Tham tố - TĐ (TĐ hẹp)
TĐ NV trong câu hỏi có tiểu từ tình thái nghi vấn đứng cuối là TĐ TTPT vừa yêu cầu cung cấp một thông tin mới, mà người nói dù có ức đoán vẫn chưa xác định được, vừa là TTTP vì được đặt trong thế đối lập giữa khẳng định và phủ định.
Khi xuất hiện trong câu hỏi đa TĐ, tiểu từ tình thái thường đảm nhiệm vai trò phụ - TĐ NV thứ yếu bởi vì nó hay được dùng để yêu cầu xác định thực cách của sự tình.
2.2.3.2. Câu hỏi có các vị từ (ngữ vị từ) tình thái mang nghĩa nghi vấn đứng đầu
Câu hỏi này được xác lập bằng một mệnh đề vốn được biểu đạt bằng câu trần thuật kết hợp với các vị từ (hoặc ngữ vị từ) tình thái có nghĩa nghi vấn (thường đứng đầu câu), như: liệu, chắc, có lẽ, có phải, chẳng lẽ, phải chăng, không lẽ, … và có thể có một tiểu từ tình thái cuối câu.
Ví dụ:
(39) a- Chắc ở đây người ta có bán đồ ăn sáng (chứ)? b- Liệu họ sẽ đồng ý (chứ)?
c- Liệu tôi nói xong thì có ai phản ứng gì không? d- Chẳng lẽ đã ra đến đây rồi lại về?
e- Chắc người ở trên tỉnh mới về ?
g- Có lẽ chúng mình nên thôi cái việc ấy đi?
Có thể kết hợp kiểu cấu trúc này với một/vài kiểu cấu trúc hỏi khác, như cấu trúc “có … không” hay cấu trúc chứa đại từ nghi vấn. Việc kết hợp giữa chúng sẽ tạo nên tính đa TĐ cho câu hỏi. Ví dụ như câu hỏi (39)c. Câu hỏi này có đến bốn TĐ NV, một TĐ NV vị từ tình thái “liệu”, một TĐ “có/ không” và hai TĐ đồng loại đại từ nghi vấn: “ai”, “gì”.Thông thường, trong một câu như thế, TĐ chính sẽ rơi vào đại từ nghi vấn, hai TĐ “có/ không” và “liệu” thứ yếu hơn, trong đó TĐ
“ai” là TTĐ NV của “có/ không”. Tính chất chính yếu của TĐ “gì” được thể hiện rất rõ trong câu trả lời, chẳng hạn người trả lời chỉ cần nói thế này thì đã làm thỏa mãn người hỏi về mặt TT:
(39) c’- Nhiều lắm người ta mắng anh là đồ vô ơn thôi chứ gì.
Nếu không trả lời thẳng vào TĐ NV chính như thế, câu trả lời buộc phải đi đường vòng và từng TĐ sẽ được hiển ngôn trên từng câu hỏi bộ phận cụ thể:
(39) c’’- Liệu tôi nói xong có ai phải ứng gì không? - Chắc có.
- Ai?
- Những người bên họ ngoại của cậu ấy . - Anh thử đoán xem họ sẽ phản ứng thế nào?
- Nhiều lắm người ta mắng anh là đồ vô ơn thôi chứ gì.
Mệnh đề mở được xác lập trong khung tình thái cũng yêu cầu cung cấp một TT theo hướng xác nhận vấn đề, tức khẳng định hoặc phủ định (nếu là phủ định thì thường là phủ định phản bác), tùy thuộc vào tính chất của vị từ (ngữ vị từ) tình thái mang nghĩa nghi vấn và hoàn cảnh sử dụng.
TĐ NV của cấu trúc này chính là vị từ (ngữ vị từ) tình thái mang nghĩa nghi vấn (sẽ có thêm một TĐ NV phụ nếu có tiểu từ tình thái nghi vấn đứng cuối câu). Giá trị nghi vấn của câu thể hiện thái độ nghi ngờ, ngạc nhiên, chất vấn, phỏng đoán của người hỏi về sự tình được phản ánh trong nội dung mệnh đề. TTĐ NV có thể rơi vào bất kỳ thành phần nào của mệnh đề, từ đề cho đến thuyết, nếu là đề thì thông thường đó là một cái đề tương phản. Ở góc độ nghĩa miêu tả trong câu, TTĐ
NV có thể là một tham tố, một nội dung sự tình hoặc cả sự tình, tùy TT nào là quan yếu xét theo sự tương thích với ngữ cảnh giao tiếp.
Ví dụ câu hỏi:
(40) a- Chắc mai anh về hả ?
TTĐ NV có thể rơi vào “mai” (nếu TT TGĐ ND là “anh về”), là “anh”
(nếu TT TGĐ ND là “mai” và “về”), là nội dung sự tình “về”(nếu TT TGĐ ND là ngày “mai” và “anh”), là sự tình “mai anh về”(nếu cả sự tình là TT mới). Cách để xác định thành phần TT XN ND, đơn giản nhất là dựa vào sự tỉnh lược:
b- Chắc mai hả? c- Chắc anh hả? d- Chắc về rồi hả?
Khi TT tỉnh lược không được chia sẻ như:
e- Chắc về rồi hả? - Anh hỏi tôi hay hỏi ai?
thì TT XN ND nhiều hơn cái điều mà người hỏi giả định.
Bảng 2.4. CTTT câu hỏi có vị từ (ngữ vị từ) tình thái mang nghĩa nghi vấn đứng đầu
1. Chắc ở đây người ta có bán đồ ăn sáng chứ?
TĐNVchính TT TGĐ ND TTĐ NV TĐNV phụ
TT XN ND TT TGĐ ND TT XN ND TT XN ND
CTTT Vị ngữ – TĐ (TĐ rộng)
2. Chắc người ở trên tỉnh mới về?
TĐ NV TTĐ NV
TT XN ND TT XN ND
CTTT Câu – TĐ ( TĐ rộng)
3. Hình như anh ấy về rồi?
TĐ NV TTĐ NV TT TGĐ ND
TT XN ND TT TGĐ ND
Thành phần TT XN ND có thể rộng hẹp khác nhau, nhưng TĐ NV là TĐ TTPT, vừa là TĐ TTM, yêu cầu xác nhận thái độ nghi vấn của người nói, vừa là TĐ TTTP, được đặt trong thế đối lập giữa khẳng định và phủ định.
2.2.3.3. Câu hỏi chứa cặp từ mang nghĩa đối lập “có” – “không”, “đã” – “chưa”
Trong câu hỏi này, các từ “có” – “không” và “đã” – “chưa” được đặt ở những vị trí quy định của mệnh đề. Nếu “không” và “chưa” luôn luôn ở cuối câu thì “có” và “đã” hoặc xuất hiện ở đầu câu, trước phần thuyết hoặc một bộ phận nào đó của phần thuyết.
Ví dụ:
(41) a- Con ăn cơm có no không? b- Anh ta nói đã xong chưa? c- Anh ta đã nói xong chưa? d- Hôm qua anh có đi họp không? e- Có cô Năm đến không?
g- Em đã hỏi giúp tôi chuyện đó chưa?
Để tương hợp với khung tình thái hỏi, mệnh đề mở của câu luôn để ngỏ cho sự xác định về tính tồn tại hay không tồn tại, tính hiện thực hay không hiện thực của sự tình hoặc tham tố sự tình. Biến x, vì thế, là cái thực cách của sự tình hoặc tham tố sự tình. Trong câu hỏi chính danh, thực cách ấy là TT chính, nhưng trong câu hỏi phi chính danh, thực cách ấy chỉ là TT cơ sở để suy ý TT chính.
Một câu hỏi như:
(42) a- Anh có tiền không? b- Anh có đồng hồ không?
Thực cách của tham tố “tiền” và “đồng hồ” chỉ là cơ sở để suy ý cho TT chính: mượn tiền và hỏi giờ.
TĐ NV, được biểu đạt bằng hai yếu tố mang nghĩa đối lập “có” và “không”,
“đã” và “chưa”, thể hiện yêu cầu xác định thực cách của sự tình hoặc tham tố của sự tình. TTĐ NV có thể rơi vào bất kỳ thành phần nào của sự tình như tham tố, nội dung sự tình và sự tình. Thông thường, vị từ “có” hoặc “đã” đứng trước thành phần nào trong mệnh đề thì thành phần đó là TTĐ NV. Sự chia sẻ TT TGĐ ND, vì
thế, chủ yếu là tính không phi lý của nội dung mệnh đề, sự tồn tại của đối tượng liên quan và sự xác định của các TT về hành động, trạng thái, tính chất hoặc đặc trưng. TĐ NV cũng là một TĐ TTPT, vừa là TĐ TTM nhưng vừa là TT TTTP.
Bảng 2.5. CTTT câu hỏi chứa các cặp từ mang nghĩa đối lập “có” –
“không”, “đã” – “chưa”
1. Con ăn cơm có no không?
TT TGĐ ND TĐ NV TTĐ NV TĐ NV
TT TGĐ ND TT XN ND TT XN ND TT XN ND CTTT Tham tố - TĐ (TĐ hẹp)
2. Buổi tiệc hôm qua có anh (dự) không?
TT TGĐ ND TĐ NV TTĐ NV TĐ NV
TT TGĐ ND TT XNND TT XN ND TT XN ND CTTT Tham tố - TĐ (TĐ hẹp)
3. Em đã hỏi giúp tôi chuyện đó chưa?
TT TGĐ ND TĐ NV TTĐ NV TĐ NV
TT TGĐ ND TT XN ND TT XN ND TT XN ND
CTTT Vị ngữ – TĐ (TĐ rộng)
4. Có cô Năm đến không?
TĐ NV TTĐ NV TĐNV
TT XN ND TT XN ND TT XN ND
CTTT Câu – TĐ (TĐ rộng)
2.2.3.4. Câu hỏi có các ngữ vị từ nghi vấn đứng cuối
Kiểu câu hỏi này được tạo thành bằng cách chắp vào mệnh đề dùng để hỏi một ngữ vị từ (bao gồm cấu trúc “có … không” kết hợp với một vị từ chỉ phẩm chất hoặc ý định) như: có phải không, có đúng không, có phải chưa, phải không, đúng không, phải chưa, đúng chưa, có được không, có nên không, được không, nên không, có chắc không, chắc không, có cần không, cần không, …:
b- Ngày hôm qua ông ấy đến gặp và yêu cầu anh trả tiền cho ông ấy có đúng không?
c- Anh là Nguyễn Văn Đặng có phải không? [Trúc Liên, “Một cuộc tàn sát”]
Vì vị từ trong các ngữ vị từ được chắp vào này là vị từ [-Động] nên các ngữ vị từ có thể lược bỏ từ “có”, để trở thành những tổ hợp chỉ có vị từ và từ “không”, như đúng không, phải không, nên không, cần không, biết không, hiểu không, …Ví dụ:
(44) a- Ở đây chị cho thuê sách, đúng không? b- Anh là Nguyễn Văn Đặng phải không?
c- Hôm qua anh có đến gặp và yêu cầu anh ấy trả tiền đúng không?
Các tổ hợp này cũng dễ dàng tách ra thành hai bộ phận, trong đó “không”
luôn đứng ở cuối câu, phần còn lại (có thể lược bỏ “có”) đứng ở đầu câu hoặc trước phần thuyết của câu. Có điều, câu hỏi lúc này không còn là câu hỏi chắp nữa mà đã trở thành câu hỏi có chứa các vị từ (ngữ vị từ) tình thái mang nghĩa nghi vấn như trường hợp các câu hỏi (2.2.3.2.):
(45) a- Có đúng ở đây chị cho thuê sách không? b- Phải anh là Nguyễn Văn Đặng không? c- Nên đi Hà Nội lúc này không?
d- (Có) chắc là tết này cậu Út về nước không?
Biến x của câu hỏi cũng là yêu cầu xác nhận tính đúng sai của sự tình nhưng giả định thiên về sự khẳng định nhiều hơn. Một câu hỏi như:
(46) Anh là Nguyễn Văn Đặng, có phải không?
đã cho thấy niềm tin của người hỏi về sự tình “anh là Nguyễn Văn Đặng”. Vì thế, có thể sử dụng kiểu câu hỏi này cho trường hợp hỏi lại:
(47) - Tết này cậu Út về nước.
- Có chắc là tết này cậu Út về nước không?
TTĐ NV rộng hẹp khác nhau, tùy theo thành phần TT nào là mới, song TĐ NV mang tính pha tạp. Thành phần TT TGĐ ND cũng là tính không phi lý của
mệnh đề, thực cách của sự tình và sự tồn tại của các đối tượng được biểu đạt trong các tham tố.
Bảng 2.6. CTTT câu hỏi có các ngữ vị từ nghi vấn đứng cuối 1. Anh là Nguyễn Văn Đặng có đúng không?
TTĐ NV TĐ NV
TT XN ND TT XN ND
CTTT Câu – TĐ (TĐ rộng)
2. Chị cho thuê sách ở đây phải không?
TT TGĐ ND TTĐ NV TĐ NV
TT TGĐ ND TT XN ND TT XN ND CTTT Tham tố - TĐ (TĐ hẹp)
3. Tết này cậu Út về nước có chắc không?
TTĐ NV TT TGĐ ND TĐ NV
TT XN ND TT TGĐ ND TT XN ND
CTTT Tham tố - TĐ (TĐ hẹp)
2.2.3.5. Câu hỏi có từ nối “hay” chỉ sự lựa chọn
Đó là những câu hỏi như:
(48) a- Anh đi hay (hay là) tôi đi? b- Anh hay tôi đi?
c- Anh hay tôi, ai đi?
d- Tiếng Nga dễ học hơn hay tiếng Anh dễ học hơn? e- Anh học tiếng Anh hay gì?
g- Mẹ bị bệnh hay sao? h- Con đi hay ai, mẹ?
(Em Dung đi đâu mà sao giờ không có ở nhà?) i- Hay là em đi học thêm rồi, mẹ?
Nhìn chung, biến x trong câu hỏi này được giới hạn trong một phạm vi nhất định và được diễn đạt hiển ngôn trên câu, thay cho một bộ phận mệnh đề hoặc cả
mệnh đề. Thông thường, tập hợp chứa biến x bao gồm hai yếu tố nối với nhau bằng từ nối “hay” (“hay là”) thể hiện sự lựa chọn, tuy nhiên, cũng có trường hợp tập hợp chứa nhiều hơn hoặc ít hơn hai yếu tố, như sau đây:
(49) a- Em luyện thi khối A, B, C hay D?(tập hợp có nhiều yếu tố)
b- Con đi với ai vậy mẹ, Thảo phải không? (tập hợp có một yếu tố)
c- Hay (là) mẹ bị bệnh?(tập hợp có một yếu tố)
Song dù tập hợp ít hơn hai yếu tố thì người hỏi vẫn tin yếu tố duy nhất ấy là biến x của sự tình.