Lý thuyết lập luận và hội thoại

Một phần của tài liệu câu hỏi tiếng việt dưới góc nhìn lý thuyết thông tin (Trang 40 - 43)

10. Bố cục của luận án

1.3.4.Lý thuyết lập luận và hội thoại

1.3.4.1. Lý thuyết lập luận

Trên cơ sở của những lẽ thường (topos) – những đại tiền đề - và những bằng chứng – tiểu tiền đề, Sp1 đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt Sp2 đến một kết luận nào đó mà Sp1 muốn. Có lập luận thì HT mới vận động và giao tiếp mới có hiệu quả.

1.3.4.2. Lý thuyết HT

Khái niệm HT: “HT là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở cho mọi hoạt động ngôn ngữ khác.” [5, tr.201]

Vận động HT: HT vận động thông qua sự trao lời và sự trao đáp theo những quy tắc nhất định để tương tác lẫn nhau của các nhân vật giao tiếp.

- Sự trao lời – sự trao đáp: Nói đến sự trao lời - sự trao đáp phải nói đến khái niệm lượt lời và cặp kế cận. Mỗi một lần trao lời là một lượt lời, mỗi lần đáp lại là một lượt lời. Hai lượt lời tương phối nhau như hỏi – đáp, chào – chào, yêu cầu – chấp nhận, yêu cầu – từ chối, cảm ơn – cảm ơn, … tạo nên một cặp trao đáp. Có trao, có đáp thì mới có HT. Mỗi một đơn vị trao lời đều ngầm ẩn một câu hỏi đặt ra cho người đáp, như hỏi ý kiến về độ tin cậy, về tính hấp dẫn, về tầm quan trọng của TT trong tham thoại, … và mỗi câu đáp cũng một cách hiển ngôn hoặc ngầm ẩn trả lời câu hỏi đó.

- Sự tương tác (interaction): I. Goffman cho rằng “Tương tác có nghĩa là tác động qua lại mà những người trong cuộc gây ra đến hành động của nhau khi họ đối mặt với nhau. Giữa các nhân vật tương tác có sự liên hòa phối (inter – syn – chronisation) có nghĩa là có sự tự hòa phối của từng nhân vật”. Sự hòa phối giữa các nhân vật chủ yếu được bảo đảm qua các tín hiệu sau đây:

Tín hiệu điều hành vận động trao đáp: Mở thoại: chào, giới thiệu, …

Thân thoại: thông báo, yêu cầu, khơi gợi, kiểm tra, điều chỉnh sự chú ý của Sp2, hiệu chỉnh sự nói năng trong suốt cuộc thoại, …

Kết thoại: chào, cảm ơn, dặn dò, hứa hẹn, … Tín hiệu phản hồi: Chấp nhận, từ chối, hỏi lại, …

Tín hiệu chi phối sự liên hòa phối lượt lời: liên hòa phối quyền được nói, liên hòa phối lãnh địa HT, vị trí quan yếu.

D.Wilson và D.Sperder cho rằng quá trình thuyết giải các phát ngôn của con người gồm hai giai đoạn: giai đoạn giải mã phát ngôn để rút ra hình thức logic của phát ngôn và giai đoạn suy ý để đi tìm những TT quan yếu. Giai đoạn thứ nhất làm đầu vào cho giai đoạn thứ hai và giai đoạn thứ hai là giai đoạn trung tâm của hoạt động thuyết giải.

Thương lượng HT: Quá trình diễn ra HT cũng là quá trình thương lượng của các nhân vật giao tiếp với các nội dung sau: đối tượng HT, hình thức HT, cấu trúc HT, lý lịch vị thế giao tiếp của các đối tác, các yếu tố ngôn ngữ, nội dung HT, …Việc thương lượng có thể được hiển ngôn khi cả hai cùng bàn bạc, quyết định và thực hiện; có thể ngầm ẩn, do các điều kiện có sẵn của ngữ cảnh quy định, mặc nhiên các nhân vật giao tiếp phải tuân thủ. Quá trình thương lượng giúp các cá nhân tự điều chỉnh suy nghĩ, HV, tình cảm, … của mình mà kết quả của sự thương lượng đó là thái độ hợp tác của họ và các yếu tố ngôn ngữ được lựa chọn thể hiện tính tương thích của diễn ngôn trong cuộc thoại.

Cấu trúc HT: HT gồm có các đơn vị: cuộc thoại, đoạn thoại, cặp trao đáp, tham thoại và HV ngôn ngữ, trong đó, cuộc thoại là đơn vị lớn nhất và HV ngôn ngữ là đơn vị nhỏ nhất. Vì là đơn vị lớn nhất nên cuộc thoại phải đảm bảo thể hiện các yếu tố như nhân vật HT, thời gian và địa điểm diễn ra HT, tính thống nhất về đề tài diễn ngôn, tính chất về các dấu hiệu xác định ranh giới cuộc thoại. Một cuộc thoại có thể có một hoặc nhiều đoạn thoại. Đoạn thoại là một mảng của diễn ngôn, là một phần của hiện thực cuộc sống, do các cặp kế cận tạo thành. Cặp kế cận là đơn vị cơ sở của HT, được chia thành nhiều loại như cặp thoại xác lập quan hệ, cặp thoại củng cố, cặp thoại sửa chữa, … Một cặp thoại có hai hoặc ba tham thoại. Tham thoại là

phần đóng góp của từng cá nhân vào HT. Cuối cùng là các HV ngôn ngữ, có HV có hiệu lực ở lời và HV liên HV. Một tham thoại không nhất thiết chỉ có một HV mà có thể có hai HV trở lên, trong đó bao gồm HV chủ hướng và HV phụ thuộc. Có thể hình dung một sơ đồ sau đây cho cấu trúc HT:

Cuộc thoại

Đọan thoại 1 đọan thoại 2 đọan thoại 3 Cặp kế cận 1 cặp kế cận 2

Tham thoại 1 tham thoại 2

HV 1 HV 2 HV 3

Một phần của tài liệu câu hỏi tiếng việt dưới góc nhìn lý thuyết thông tin (Trang 40 - 43)