CẤU TRÚC TƯƠNG THÍCH CỦA CÂU HỎI

Một phần của tài liệu câu hỏi tiếng việt dưới góc nhìn lý thuyết thông tin (Trang 27)

10. Bố cục của luận án

1.2. CẤU TRÚC TƯƠNG THÍCH CỦA CÂU HỎI

Việc nghiên cứu ngôn ngữ theo quan điểm động, xem hoạt động giao tiếp là một hoạt động xã hội có tính tương tác cao, đứng ở góc độ của người tạo lập văn bản, có tính đến yếu tố hoàn cảnh và năng lực của Sp2, đã giúp tác giả Mai Thị Kiều Phượng (2007) tìm ra một cấu trúc rất thỏa đáng cho phát ngôn: cấu trúc lựa chọn. Cấu trúc này vốn có cơ sở từ những vấn đề lựa chọn ngôn từ sao cho đạt hiệu quả giao tiếp do các nhà ngôn ngữ học như L.Wittgenstein (1962), C.W.Morris (1938), K.Carnap (1942), J.Bar Hiller (1954), J.Austin (1962), R.Mongtague (1968), J. Searle (1969), …xây dựng trong khoảng nửa đầu thế kỷ XX, được xem là lý thuyết nền tảng của ngữ dụng học. Cấu trúc lựa chọn có thể hiểu là một sự lựa chọn mang tính chiến lược các yếu tố ngôn ngữ để tạo thành các tổ hợp phù hợp với hoàn cảnh, mục đích giao tiếp nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất. “Thực chất và cái đích của cấu trúc lựa chọn là xác lập hiệu lực giao tiếp theo hướng hiển ngôn và hàm ngôn, lấy cấu trúc hiển ngôn làm hình thức cho cấu trúc hàm ngôn. Đồng thời là sự chú ý mối quan hệ giữa phạm trù ngôn ngữ và phạm trù phi ngôn ngữ” [117, tr.25].

Tuy rất tâm đắc với cấu trúc lựa chọn nhưng chúng tôi lại đề cao tính phù hợp (compatibility) với hoàn cảnh giao tiếp của phát ngôn hơn – chúng tôi tạm gọi là cấu trúc tương thích. Lựa chọn có thể xem như một thao tác bắt buộc khi sử dụng ngôn ngữ và cấu trúc lựa chọn là một cấu trúc hiển nhiên tồn tại trong ngôn ngữ vì hầu như nói bất cứ điều gì, Sp1 cũng đã trải qua thao tác lựa chọn. Song đứng từ góc độ ngữ cảnh, cấu trúc ấy có tương thích với những yêu cầu của ngữ cảnh hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có năng lực ngữ dụng của những người tham gia giao tiếp.

Một phần của tài liệu câu hỏi tiếng việt dưới góc nhìn lý thuyết thông tin (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)