Phương tiện ngữ âm

Một phần của tài liệu câu hỏi tiếng việt dưới góc nhìn lý thuyết thông tin (Trang 131 - 135)

10. Bố cục của luận án

3.1.1. Phương tiện ngữ âm

3.1.1.1. Trọng âm và việc đánh dấu TĐ trong câu hỏi

Xét ở phương diện ngữ nghĩa – ngữ pháp, dựa trên sự tương phản giữa hai tiêu chí trọng âm (1) và khinh âm (0), trọng âm có chức năng xác định quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng (hình tiết) trong phạm vi từ và phân giới các ngữ đoạn, phân biệt nghĩa của câu trong phạm vi câu. Xét ở phương diện ngữ nghĩa – ngữ dụng, trọng âm có thể rơi vào bất kỳ tiếng nào trong ngữ đoạn, phụ thuộc vào trạng thái tâm lý và ý đồ truyền đạt TT của Sp1, mang phẩm chất logic và tương phản. Trọng âm logic và tương phản phân biệt nhau ở chỗ một bên chỉ nhận được sự nhấn giọng, còn một bên vừa nhận được sự nhấn giọng vừa được đặt trong thế đối lập với các yếu tố khác hoặc trên trục kết hợp hoặc trên trục đối vị.

Thông thường, đơn vị mang trọng âm sẽ gánh chức năng TĐ của câu, tuy nhiên, không phải bất kỳ TĐ nào cũng mang trọng âm, chúng có thể chuyển vị trí

cho nhau mà K.Lambrecht gọi là sự chuyển vị TĐ. Tình hình này được thể hiện rất rõ trong câu hỏi tiếng Việt. Với câu hỏi chứa đại từ nghi vấn, trọng âm logic sẽ rơi vào thành phần thể hiện TĐ NV như ai, sao, gì, nào, … trong câu hỏi chính danh, ví dụ:

(129) a- Ai giải được bài tập này?

Và nếu TĐ logic này chuyển sang TĐ tương phản, trong một số trường hợp, thì câu hỏi sẽ chuyển đổi đích ngữ dụng, trở thành câu hỏi phi chính danh:

a’- Ai mà giải được bài tập này?

Trong câu hỏi có tiểu từ tình thái nghi vấn đứng cuối, và một số kiểu câu hỏi nữa, các TĐ NV thường không mang trọng âm mà các TTĐ NV sẽ mang trọng âm, ví dụ:

(130) Mai anh về à?

TĐ NV được biểu đạt bằng tiểu từ tình thái nghi vấn cuối câu “à” mang khinh âm nhưng TTĐ NV hoặc “mai”,anh”,hoặc “về”sẽ mang trọng âm.

Trong trường hợp TTĐ NV vượt quá phạm vi từ, trải dài trên cả ngữ đoạn (đảm nhận chức năng đề hoặc cấu trúc đề - thuyết), bản thân trọng âm không đủ điều kiện đánh dấu thì ngữ điệu sẽ trở thành phương tiện bổ trợ cho trọng âm. Khi đó, trọng âm và ngữ điệu có tác dụng đóng gói TT và phân biệt với các gói TT khác về vị thế TT. Một câu hỏi như “Xe con bị hỏng à?” nếu TTĐ NV chỉ giới hạn trong phạm vi từ “xe”, “con” thì người hỏi có thể dùng trọng âm để đánh dấu TĐ TT, khi đó “xe con” (0 1) sẽ khác với “xe con” (1 1) và “con” được đánh dấu bằng trọng âm logic sẽ khác với “con” được đánh dấu bằng trọng âm tương phản. Nếu TTĐ NV trải dài trên cả ngữ đoạn thì người hỏi ngoài việc sử dụng trọng âm, còn phải sử dụng thêm ngữ điệu ngắt, nhấn giọng để phân biệt vị thế gói TT “bị hỏng”so với gói TT “xe con”.

Ngay cả việc tại sao trọng âm không rơi vào TĐ NV mà người bản ngữ vẫn nhận ra hình thức câu hỏi cũng phải viện dẫn thêm ngữ điệu, bởi vì một câu trần thuật sẽ nhận ngữ điệu xuống giọng ở cuối câu còn một câu hỏi tương ứng sẽ nhận ngữ điệu lên giọng ở cuối câu.

Ngoài việc đánh dấu TĐ NV và TTĐ NV, trọng âm còn có chức năng phân biệt tính chất của các cấu trúc hỏi. Chúng tôi xin đơn cử trường hợp của câu hỏi “

… không” và câu hỏi chứa kết từ “hay” chỉ sự lựa chọn. Thoạt nhìn, chúng cũng có điểm giống nhau, đó là giống nhau về thao tác lựa chọn, như lựa chọn giữa “có” và “không”, giữa “đi” và “ở” (như câu “Anh đi hay ở?”). Nhưng đối với tư duy người bản ngữ và đối với ngôn ngữ, bản chất của hai sự lựa chọn này hoàn toàn khác nhau, một bên là lựa chọn để xác định thực cách sự tình, còn một bên là lựa chọn để cung cấp một TT mới cho sự tình (vì sự tình đã có thực cách). Sự phân biệt quan trọng này được thể hiện trước hết cách đánh trọng âm:

Anh có đi không?

0 0 1 0

Anh có sống ở Vinh không?

0 0 1 0 1 0

Anh đi hay ở?

0 1 0 1

Anh ở Vinh hay ở Huế?

0 0 1 0 0 1

Trong câu hỏi có kết tố nối “hay”, hai yếu tố trong tập hợp đều phải mang trọng âm để vừa thể hiện tính nổi bật so với các yếu tố khác, cũng là tham tố của sự tình, vừa cho thấy sự bình đẳng về chức năng ngữ pháp giữa chúng; còn trong câu hỏi “có … không”, hai vị từ “có”“không” không mang trọng âm vì cái điều mà chúng thể hiện là cái thực cách của TTĐ NV chứ không phải bản thân chúng. Chúng không giữ vai trò gì trong thành phần của sự tình.

3.1.1.2. Ngữ điệu và việc đánh dấu TĐ trong câu hỏi

Ngữ điệu biểu hiện bằng việc dừng ngắt, lên xuống giọng là một phương tiện có chức năng ngữ pháp phân đoạn ngữ lưu, xác định quan hệ ngữ pháp của các bộ phận trong câu, phân biệt câu và có thể và biến ngữ đoạn phi câu thành câu. Ở lằn ranh giữa ngữ pháp và ngữ dụng, ngữ điệu giúp phân biệt tình thái phát ngôn của câu, xem một câu thế nào là hỏi trong thế đối lập với các kiểu câu khác hỏi. Ở phương diện ngữ dụng, ngữ điệu được sử dụng như một chỉ tố đóng gói TT và một chỉ báo cho cách dùng phi chính danh. Đơn vị ngữ điệu với các giai đoạn khởi phát, cao trào và kết thúc sẽ cho biết TT nào là quan trọng và chính tần số biến thiên

không ngừng của các đường nét ngữ điệu chẳng những TĐ hóa TT mà còn phản ánh được thái độ, tình cảm, quan điểm của Sp1.

Trong câu hỏi chính danh, ngữ điệu hỏi lên giọng cuối câu thường thể hiện thái độ mong muốn được đáp ứng TT cần thiết của người hỏi, ví dụ ngữ điệu của các câu hỏi sau (khi thực hiện yêu cầu hồi đáp TT xác định thực cách sự tình hoặc cung cấp TT tham tố cách thức sự tình):

(131) a- Chị làm được à?

b- Làm sao để vô trong đó?

sẽ khác với ngữ điệu của các câu hỏi:

a’- Chị mà làm được à? b’- Làm sao mà vô trong đó?

Bởi vì các câu hỏi (131)a’, b’ được sử dụng theo cách phi chính danh. Ngữ điệu câu hỏi phi chính danh thể hiện thái độ ngạc nhiên, phản đối, đánh giá, phủ định, bác bỏ, mỉa mai, chê trách, thách thức, đe dọa, đay nghiến, ….của Sp1 kèm theo cao độ, cường độ và trường độ khác hẳn ngữ điệu câu hỏi chính danh. Sự thay đổi ngữ điệu từ bình thường quy định tính tình thái phát ngôn, sang một ngữ điệu khác thường sẽ tạo ra một hiệu ứng tình thái đánh dấu, chuyển từ câu có thể xử lý theo đích ngữ dụng chính danh sang sang câu phải xử lý theo đích ngữ dụng phi chính danh. Ví dụ ngữ điệu kéo dài kết hợp với sắc thái ngạc nhiên sẽ chuyển câu hỏi chính danh “Ai vậy?” thành câu hỏi phi chính danh “Ai vậy (ta)”, ngữ điệu trầm thấp, kéo dài kết hợp với thái độ mỉa mai, chê trách sẽ chuyển câu hỏi chính danh “Chị làm được à?”thành câu hỏi phi chính danh “Chị (mà) làm được à?”

Vì đơn vị ngữ điệu trải dài trên một ngữ đoạn nên khi TTĐ NV diễn ra trên phạm vi cả phần thuyết hoặc cả mệnh đề thì câu hỏi sẽ sử dụng phương tiện ngữ điệu để đánh dấu CTTT. Việc ngắt giọng, lên giọng ở một gói TT nào đó sẽ giúp Sp2 phân biệt vị thế TT của gói đó so với các gói khác trong câu.

Hầu như hai hiện tượng ngôn điệu trọng âm và ngữ điệu luôn sóng đôi với nhau trong việc biểu đạt ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của câu. Chúng hỗ trợ nhau để tạo nên những đường nét ngữ điệu đặc trưng, giúp Sp1 diễn đạt điều cần nói và giúp Sp2 tiếp nhận điều được truyền đạt.

Một phần của tài liệu câu hỏi tiếng việt dưới góc nhìn lý thuyết thông tin (Trang 131 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)