Các kiểu TT của câu hỏi chính danh tiếng Việt

Một phần của tài liệu câu hỏi tiếng việt dưới góc nhìn lý thuyết thông tin (Trang 87 - 92)

10. Bố cục của luận án

2.2.4.Các kiểu TT của câu hỏi chính danh tiếng Việt

Phẩm chất và cách thức truyền đạt TT của câu hỏi chính danh tiếng Việt được quy định ở đích ngữ dụng yêu cầu hồi đáp TT, tức là thông báo đến Sp2 một yêu cầu liên quan đến việc cung cấp TT. Ở tiểu mục này, chúng tôi sẽ trình bày hai kiểu TT mà câu hỏi chính danh thể hiện, đó là yêu cầu cung cấp TT mới và yêu cầu xác nhận/phủ nhận, xác định/phủ định, khẳng định/ phủ định một TT còn nghi ngờ.

2.2.4.1. Câu hỏi yêu cầu cung cấp TT mới

Câu hỏi nàythể hiện yêu cầu cung cấp TT mà người hỏi chưa biết hoặc chưa xác định được tại thời điểm nói. Có hai cách thể hiện yêu cầu cung cấp TT mới, hoặc biểu đạt biến x bằng đại từ nghi vấn hoặc khu biệt biến x trong một phạm vi nhất định và thể hiện hiển ngôn trên câu hỏi. Phạm vi của biến x khác nhau, liên quan đến tham tố, nội dung sự tình và toàn thể sự tình.

TT yêu cầu cung cấp đóng khuôn trong một tham tố sự tình như tham tố chủ thể hành động, tham tố đối thể hành động, tham tố nghiệm thể, tham tố tác thể, tham tố đích, tham tố nguồn, tham tố thời điểm, tham tố địa điểm, tham tố phương tiện, … Nhìn chung TĐ trong câu hỏi này là TĐ hẹp.

Ví dụ:

(66) a- Ai bắt nạt con?

b- Ảnh của mình khi nào được triển lãm vậy anh? C- Bác sĩ trị bệnh chị tên gì?

d- Bây giờ bọn mình dựng lều chỗ nào? e- Nhìn bên trái hay bên phải?

f- Giá cũ của cái áo này là bao nhiêu? g- Ông đi Huế hay đi Vinh?

TT mới của ví dụ (66) là: (66)a tham tố “ai”, (66)b tham tố “khi nào”, (66)c tham tố “tên gì”, (66)d tham tố “chỗ nào”, (66)e tham tố “bên trái – bên phải”, (66)f tham tố “bao nhiêu”, (66)g tham tố “Huế - Vinh”.

TT mới là nội dung sự tình

TT mới được yêu cầu cung cấp là một nội dung sự tình bao gồm hành động, trạng thái, tính chất được biểu đạt bằng vị từ hạt nhân trong câu. Xét về phạm vi, TĐ trong câu hỏi này là TĐ rộng.

Ví dụ:

(67) a- Anh đang làm gì vậy? b- Mai anh tính làm gì? c- Chị bị sao vậy? d- Họ bảo anh làm sao? e- Bây giờ nghỉ hay làm? f- Cô ở lại hay về?

Nội dung sự tình mà Sp2 phải cung cấp cho người hỏi trong câu trả lời tương hợp là: (67)a “đang làm gì”, (67)b “tính làm gì”, (67)c “bị sao”, (67)d “làm sao”, (67)e “nghỉ - làm”, (67)f “ở lại – về”.

TT mới trải dài trên cả một sự tình, bao gồm vị từ hạt nhân và các tham tố của nó. TT này tạo nên một vùng TĐ và được biểu đạt bằng một đơn vị cú pháp. TĐ trong câu hỏi này cũng là TĐ rộng.

Ví dụ: (68) a- Chuyện gì vậy? b- Có chuyện gì vậy? c- Có chuyện gì không? d- Sao thế? e- Gì vậy?

f- Cuối cùng anh xin lỗi hay cô ấy bỏ đi?

g- Anh định nói chuyện với giám đốc hay để tôi hỏi thẳng ông ấy?

Trả lời cho những câu hỏi (68), Sp1 phải cung cấp TT mới bằng một sự tình, chẳng hạn:

a’- Mẹ không đồng ý chúng ta làm như thế. b’- c’- Tôi muốn nhờ anh giúp tôi đi gặp anh ấy. d’- Tôi bị đau.

e’- Chúng tôi hiểu lầm thôi mà. f’- Tôi xin lỗi.

g’- Cứ để tôi nói chuyện với ông ấy trước đã.

2.2.4.2. Câu hỏi yêu cầu xác nhận/ phủ nhận, xác định/ phủ định, khẳng định/ phủ định TT

Loại câu hỏi này yêu cầu một sự xác nhận, xác định, khẳng định hoặc phủ nhận, phủ định TT mà người hỏi còn nghi ngờ, phân vân, chưa biết chắc. Tùy theo lớp từ quy định tình thái phát ngôn hỏi mà TT trong câu hỏi, bên cạnh việc chia đều cho hai cực, có thể hoặc thiên về giả định xác nhận, xác định, khẳng định hoặc thiên về giả định phủ nhận, phủ định. Câu hỏi “có … không?”, thông thường, là câu hỏi chia đều TT cho hai cực xác định và phủ định. Ví dụ:

Câu hỏi này vừa chờ đợi một câu trả lời theo hướng xác định thực cách sự tình “ngon” vừa cho phép một câu trả lời theo hướng phủ định thực cách sự tình

“không ngon”.

Câu hỏi có tiểu từ tình thái cuối câu, câu hỏi có vị từ (ngữ vị từ) tình thái mang nghĩa nghi vấn đứng đầu câu và câu hỏi chắp, ngược lại, thể hiện khá rõ hướng giả định của người hỏi. Ví dụ:

(70) a- Ba má đi du lịch nước ngoài à?

b- Bộ ở đây người ta có bán đồ ăn sáng hả? c- Anh là Nguyễn Văn Đặng phải không?

Tuy vẫn để ngỏ cho một câu trả lời theo hướng phủ nhận, phủ định nhưng người hỏi vẫn chờ đợi một câu trả lời theo hướng xác nhận, xác định. Bởi vì, người hỏi tin rằng sự tình mà mình phản ánh trong diễn ngôn là hiện thực. Với những câu hỏi (70)a, b, c, người hỏi hoặc xác nhận “Vâng/ Ừ/ Phải”hoặc phủ định (thường là phủ định phản bác) “Đâu có/ Làm gì có/ Anh nhầm rồi”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng như câu hỏi yêu cầu cung cấp TT mới, câu hỏi yêu cầu xác nhận/ phủ nhận, xác định/ phủ định, khẳng định/ phủ định TT có phạm vi biến x khá đa dạng, là một tham tố, nội dung sự tình hoặc tham tố sự tình.

TT yêu cầu xác nhận/ phủ nhận, xác định/ phủ định, khẳng định/ phủ định là tham tố sự tình

TT yêu cầu xác nhận/ phủ nhận, xác định/ phủ định, khẳng định/ phủ định trong câu là một tham tố tác thể, nghiệm thể, chủ thể, đối thể, nguồn, đích, … Phạm vi của TT này chỉ có thể xác định cụ thể, chính xác khi dựa vào ngữ cảnh và các phương tiện đánh dấu TĐ của phương tiện gôn ngữ. Ví dụ:

(71) a- Chị đến chứ?

b- Cô từng sống ở Huế, đúng không? c- Anh đi Hà Nội ngày mai à?

d- Chị Hai nhờ ông chở hộ ra ga à? e- Có bà Hòa ở nhà không cháu?

TT yêu cầu xác nhận/ phủ nhận, xác định/ phủ định, khẳng định/ phủ định trong các câu hỏi (71) đều là một tham tố sự tình, với (71)a là tham tố “chị”, với (71)b là tham tố “Huế”, với (71)c là tham tố “ngày mai”, với (71)d là tham tố

“ông” và với (71)e là tham tố “ông”. Ngoài phạm vi này, biến x có thể có một phạm vi khác, ví dụ như với (71)a là cả sự tình “chị đến”,với (71)b là nội dung sự tình “từng sống ở Huế”, với (71)c là nội dung sự tình “anh đi Hà Nội ngày mai”, với (71)d là sự tình “ông mệt” và (71)e là sự tình “ông ấy ở đó”, vì thế, cần có những yếu tố khác thuộc ngữ cảnh và ngôn cảnh hoặc phương tiện ngôn ngữ để xác định, ví dụ như câu (71)a phát âm nhấn mạnh ngay yếu tố “chị”hoặc trước “chị”

thêm từ tình thái “cả”, câu (71)b phát âm nhấn mạnh ngay yếu tố “Huế”và có thể ngừng giọng một lúc trước khi phát âm “đúng không”, câu (71)c đảo yếu tố “ngày mai” ra sau để nhấn mạnh, câu (71)d cũng cần một sự đánh dấu trọng âm ở “ông”

và (71)e thay cho trật tự thông thường như “Hôm qua ông có đến đó không”là một trật tự có đánh dấu TĐ, từ “có” chuyển lên đứng trước “ông”để xác định phạm vi biến x của sự tình.

TT yêu cầu xác nhận/ phủ nhận, xác định/ phủ định, khẳng định/ phủ định là nội dung sự tình

Điều người hỏi còn nghi ngờ, chưa khẳng định và yêu cầu Sp2 xác nhận, phủ nhận, xác định, khẳng định, phủ định là một nội dung sự tình. Ranh giới của phạm vi biến x này nhìn chung dễ xác định.

Ví dụ:

(72) a- Mẹ có đồng ý không? b- Anh định về Hà Nội à?

c- Bạn đưa nhầm phiếu cho tôi phải không?

d- Bệnh của bác bấy lâu nay còn hành hạ bác không?

Phạm vi biến x trong câu (72)a là nội dung sự tình “đồng ý”, của (72)b là

“định về Hà Nội”, của (72)c là “đưa nhầm phiếu cho tôi”và của (72)d là “hành hạ bác”. Sở dĩ phạm vi biến x của TT liên quan đến nội dung sự tình có ranh giới rõ ràng là vì khi tổ chức một sự tình, thông thường người bản ngữ sẽ xuất phát từ những điều đã biết trước, rồi sau đó mới thông báo một điều gì đó về cái chủ đề đã nêu, trật tự hai thành phần TT phổ biến trong câu là chủ đề - TĐ, vì thế phần TT mới thường rơi vào thuyết – nội dung sự tình.

TT yêu cầu xác nhận/ phủ nhận, xác định/ phủ định, khẳng định/ phủ định là cả sự tình

Trong trường hợp này, biến x trong câu hỏi yêu cầu xác nhận/ phủ nhận, xác định/ phủ định, khẳng định/ phủ định TT liên quan đến sự tình có phạm vị là một sự tình, bao gồm yêu cầu xác định/ phủ định thực cách sự tình, xác nhận/ phủ nhận thái độ của Sp2 đối với sự tình, khẳng định/ phủ định một sự kiện nào đó.

Ví dụ:

(73) a- Cái áo này 50.000 phải không? b- Chắc hôm qua anh bận hả?

c- Bộ gia đình bên ấy giàu dữ lắm hả?

Trả lời cho những câu hỏi trên, Sp2 phải trả lời theo hướng xác nhận/ phủ nhận, xác định/ phủ định hoặc khẳng định/ phủ định, chẳng hạn:

a’- Phải/ không, tới 60.000 lận. b’- Ừ/ Cũng không bận lắm.

c’- Giàu lắm/ Cũng không giàu gì, khá thôi.

Một phần của tài liệu câu hỏi tiếng việt dưới góc nhìn lý thuyết thông tin (Trang 87 - 92)