Thành phần TTTGĐND

Một phần của tài liệu câu hỏi tiếng việt dưới góc nhìn lý thuyết thông tin (Trang 64 - 67)

10. Bố cục của luận án

2.2.1. Thành phần TTTGĐND

2.2.1.1. Đặc điểm

- TT TGĐ ND là TT cũ, có sẵn, mang tính xác định, làm cơ sở cho việc thể hiện TT XN ND.

- TT TGĐ ND phân biệt với TT tiền giả định bách khoa ở tính chất và cách sử dụng trong từng hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Trong khi TT TGĐ ND là những TT cụ thể, được xác định trong ngữ cảnh, có sự chia sẻ giữa người hỏi và người trả lời thì TT tiền giả định bách khoa là bức tranh chung về thế giới của các nhân vật giao tiếp. Không phải TT nào trong bức tranh ấy cũng trở thành TT TGĐ ND trong

các diễn ngôn cụ thể. Và cũng không hẳn bất cứ thành phần TT XN ND nào cũng nằm ngoài bức tranh về thế giới của các nhân vật giao tiếp.

- Tuy nhiên, phải thấy rằng, giữa TT TGĐ ND và TT tiền giả định bách khoa có một mối quan hệ rất khăng khít. Không TT TGĐ ND nào nằm ngoài bức tranh chung về thế giới của các nhân vật giao tiếp và cũng không có TT XN ND nào không bổ sung vào bức tranh chung của các nhân vật giao tiếp để sau đó trở thành TT TGĐ ND cho các trường hợp tiếp theo. Mục đích của sự tác động vào bức tranh chung về thế giới của hai nhân vật giao tiếp chính là việc thu hẹp độ chênh giữa hai bức tranh ấy và rút ngắn khoảng cách mối quan hệ liên nhân trên trục thân cận. Hai bức tranh về thế giới của hai nhân vật giao tiếp phải đồng nhất đến một mức nào đó để họ có thể hiểu nhau và cũng phải chênh lệch đến một độ nào đó để người này có đủ năng lực đáp ứng điều người kia muốn, xét ở góc độ TT. Một cuộc giao tiếp mà cái gì người này biết cũng là cái người kia biết và ngược lại sẽ là một cuộc giao tiếp không có kết quả.

Dĩ nhiên sẽ không bao giờ có sự đồng nhất hoàn toàn trong bức tranh về thế giới đó. Sự chênh lệch này do nhiều yếu tố gây nên, như tuổi tác, trình độ, kinh nghiệm, vốn sống, năng lực tinh thần, tính cách, … Đứng trước một vấn đề, không kể những vấn đề quá rõ ràng và đơn giản, các nhân vật giao tiếp thường có những cách xử lý khác nhau, phụ thuộc vào năng lực tư duy và kinh nghiệm sống của họ. Kết quả là, những TT họ thu nhận được từ một vấn đề có thể khác nhau, cả về độ nông sâu lẫn về phạm vi rộng hẹp.

- TT TGĐ ND không chỉ là những TT xác định, thể hiện được năng lực của người hỏi mà còn là những TT mang tính giả định. Sự thông thái đến từ câu hỏi nhiều hơn từ câu trả lời. Cách tổ chức TT trong một câu hỏi thông báo với người nghe rất nhiều về tầm nhận thức, khối kiến thức nền và tính cách của người hỏi. Khi xác lập một mệnh đề cho khung tình thái hỏi, người nói bao giờ cũng giả định về khả năng chia sẻ tiền giả định và năng lực đáp ứng TT của người trả lời. Một giả định không chân thực sẽ dẫn đến một câu hỏi không dùng để hỏi; một giả định không đúng về khả năng trả lời sẽ làm câu hỏi không có giá trị. Hỏi để được trả lời, khi không được trả lời thì sự tồn tại của câu hỏi là không có ý nghĩa.

- Vì là TT cũ, TT có sẵn, được cung cấp từ ngữ cảnh, ngôn cảnh hoặc sự thống nhất ngầm của các nhân vật giao tiếp nên TT TGĐ ND hoàn toàn có thể tỉnh lược được. Trong giao tiếp hằng ngày, ta vẫn thường nghe những câu hỏi như: “Xong chưa?”, “Rồi sao nữa?”, “Có tính luôn không?”, “Ai?”, “Cái gì?”, “Sao vậy?”, “Sao?”, “Thế nào?”, “Thật không?”, “Vậy hả?”, …. Những người đứng ngoài, tức không được chia sẻ về TGĐ ND, tình cờ được nghe những câu hỏi này chắc chắn sẽ thắc mắc “Cái gì xong chưa?”, “Cái gì sao nữa?/ Có chuyện gì vậy?/ Chuyện gì vậy?/ Gì mà hấp dẫn vậy?”, “Tính cái gì?”, “Ai làm gì?”, …. Phải giải đáp được những thắc mắc này họ mới hiểu được TT của những câu hỏi như thế.

- Ngoài ra, như đã nói, ngữ cảnh và ngôn cảnh cung cấp rất nhiều TT về tiền giả định cho phát ngôn. Song, chính sự đa dạng và đa tầng ấy lại trở thành nguyên nhân, trong một vài trường hợp, đẩy TT tiền giả định vào vùng giả định. Khi ấy, chỉ những TT nào được hiển ngôn hóa trong câu hỏi hoặc câu trả lời thì mới là TT TGĐ ND. Và phải thống nhất được TT này thì cả hai nhân vật giao tiếp mới hướng được đến cái chưa biết, chưa xác định.

2.2.1.2. Nội dung

TT TGĐ ND có liên hệ mật thiết với TT tiền giả định bách khoa nhưng không hoàn toàn đồng nhất với TT tiền giả định bách khoa. Vì thế, ngoài việc đảm bảo yêu cầu của TT tiền giả định bách khoa như:

- Tính không phi lý của nội dung mệnh đề: Mệnh đề câu hỏi chính danh, với mối quan hệ xác định giữa các thành phần, là một mệnh đề mở, tức để ngỏ cho một sự cam kết về tính tất chân của sự tình. Biến x được xác lập trong nội dung mệnh đề là một biến x có mối quan hệ mật thiết với thành phần TT tiền giả định

- Tính hiện thực của sự tình: Sự tình được phản ánh trong câu là một sự tình tồn tại của thế giới ngoài diễn ngôn. Nếu sự tình không có thực, điều nêu ra trong câu hỏi sẽ phi lý, mà xét về hiệu quả giao tiếp, đó là những câu hỏi không có giá trị

- Sự tồn tại của đối tượng quy chiếu: Hỏi về một đối tượng nào thì đối tượng đó hẳn nhiên phải tồn tại. Nếu không, sự giả định không được chia sẻ, và câu hỏi không được chấp nhận

TT TGĐ ND còn phải đảm bảo sự chia sẻ giữa các nhân vật giao tiếp về tính xác định của TT cho sẵn. Một TT TGĐ ND luôn nằm trong TT tiền giả định bách

khoa nhưng một TT thuộc tiền giả định bách khoa có thể không phải là TT TGĐ ND. Nó sẽ là TT XN ND nếu trở thành cái cần xác định hay xác nhận trong câu trả lời tương ứng.

2.2.1.3. Yêu cầu

Một TT TGĐ ND chân thực, tuy không giữ vai trò cung cấp TT mới nhưng là yếu tố mang tính bắt buộc có của câu hỏi. Để có một câu hỏi chấp nhận được, thành phần TT TGĐ ND phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Tỉ trọng TT đủ lớn, thường là lớn hơn nhiều so với TT XN ND. TT TGĐ ND càng lớn, càng chi tiết thì TT XN ND càng dễ xác định.

- Tính xác định cao, nếu TT tiền giả định được thể hiện trong một vùng giả định, kiểu như:

(15) - Cái cô hôm bữa đâu rồi?

chắc chắn người nghe luôn phải yêu cầu lùi tiền giả định:

- Cô nào?

- Cô mà bữa anh chở đi ăn cưới đó.

và phải xác định thật rõ TT tiền giả định thì mới có được một câu trả lời mong muốn:

- À nhỏ em con bà dì. Nó về quê rồi.

- Không phi lý, nghĩa là nó tồn tại và hiện thực. Nếu cái giả định không tồn tại, không hiện thực thì toàn bộ TT trong câu hỏi sẽ phi lý

- Giả định đúng, giao tiếp bằng ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở giả định và sự chia sẻ giả định giữa các nhân vật giao tiếp. Nếu TT TGĐ ND không được chia sẻ, không thống nhất thì Sp2 sẽ không hiểu được hoặc hiểu sai điều mà Sp1 muốn hỏi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng “ông nói gà bà nói vịt”. Dĩ nhiên sự giả định đó phải có một điểm mốc để định vị, tức phải có một hệ quy chiếu làm cơ sở xác định.

Một phần của tài liệu câu hỏi tiếng việt dưới góc nhìn lý thuyết thông tin (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)