10. Bố cục của luận án
2.3.1. Các tầng TT của câu hỏi phi chính danh tiếng Việt
2.3.1.1. TT bề mặt
TT bề mặt trong câu hỏi phi chính danh là TT được thể hiện trên bề mặt câu, có cấu trúc như TT trong câu hỏi chính danh, cũng bao gồm hai phần, cái cũ và cái mới, trong đó cái cũ mang tính xác định còn cái mới là trọng tâm thông báo, được biểu hiện bằng TĐ NV và TTĐ NV. TĐ NV, tuy nhiên, không phải là TĐ thật sự của câu. TĐ thật sự là một TĐ dò, tức chỉ có thể xác định được khi có câu trả lời cụ thể.
Ví dụ như những câu hỏi sau đây:
(74) a- Anh có hộp quẹt không?[Dẫn theo [61]]
b- Mai chị rảnh không? c- Vậy mà đẹp hả? d- Sao anh nói kỳ vậy?
g- Sao hôm nay cứ gắt như mắm tôm thế không biết? h- Ủa, sao giờ này rồi mà còn chưa đi?
i- Dạo này cậu lạ ha? Tôi nhờ gì cũng không làm. k- Sao dạo này anh hai keo kiệt vậy ta?
l- Kỳ gì mà kỳ?
m- Nói gì mà nghe kỳ quá?
n- Bộ anh mới tới đây lần đầu hả? o- Bộ không biết đường hả cha nội? ô- Anh không giỏi thì ai giỏi? ơ- Muốn chết hả?
p- Gì mà chết?
q- Vậy mà cũng gọi là yêu nữa à? (Ai nấu ấm nước này vậy?)
r- Ông nấu chắc? (Tôi sẽ làm ca sĩ.)
s- Tôi có nghe lầm không?
Có TT bề mặt là:
- Câu (74)a yêu cầu cho biết tình trạng có hộp quẹt hay không có hộp quẹt - Câu (74)b yêu cầu cho biết tình trạng rảnh hay không rảnh
- Câu (74)c yêu cầu xác định tiêu chuẩn đẹp
- Câu (74)d hỏi về nguyên nhân của sự tình “anh nói kỳ vậy”
- Câu (74)e hỏi về nguyên nhân của nội dung sự tình “chạy hớt ha hớt hải” - Câu (74)g hỏi về nguyên nhân của nội dung sự tình “cứ gắt như mắm tôm”
- Câu (74)h hỏi về nguyên nhân của nội dung sự tình “chưa đi”
- Câu (74)i yêu cầu xác định tình trạng “lạ”của “cậu”
- Câu (74)k hỏi về nguyên nhân của sự tình “dạo này anh hai keo kiệt”
- Câu (74)l hỏi về đặc trưng của tình trạng “kỳ”
- Câu (74)m hỏi về nội dung mang tính hạn định của hành động “nói”
- Câu (74)n yêu cầu xác định thực cách sự tình “anh mới tới đây lần đầu”
- Câu (74)ô hỏi về đối tượng của trạng thái “giỏi”
- Câu (74)ơ yêu cầu xác định thực cách “muốn chết/ không muốn chết”
- Câu (74)p hỏi về nguyên nhân của nội dung sự tình “chết”
- Câu (74)q yêu cầu xác định thực cách của nội dung sự tình “yêu/ không yêu”
- Câu (74)r yêu cầu xác định thực cách nội dung sự tình “nấu/ không nấu”
- Câu (74)s yêu cầu xác định thực cách sự tình “tôi nghe lầm/ không nghe lầm”
2.3.1.2. TT cơ sở
Nếu TT bề mặt được thể hiện hiển ngôn trên bề mặt câu chữ thì TT cơ sở, ngược lại, tồn tại một cách tiềm tàng, nằm ngoài ngôn ngữ, có giá trị như những quy ước chi phối việc tạo ra các cấu trúc tương thích và việc xử lý TT của các nhân vật giao tiếp. Nó chính là những TT mang tính “chuẩn mực”, những “lẽ thường”
mà chỉ cần vi phạm thì TT bề mặt của phát ngôn sẽ có vấn đề, trở thành cơ sở để nảy sinh hàm ý. Nhìn chung, hàm ý của một câu và từ đó là TT chiều sâu, luôn được xác định từ một cơ sở “chuẩn mực”, “lẽ thường”nhất định.
Cũng từ những ví dụ đã nêu ở (74), chúng tôi xin được xác định TT cơ sở như sau:
(74)a- Có “hộp quẹt” sẽ có lửa, cái mà người nói đang cần là lửa
(74)b- Có thời gian “rảnh”thì chị có thể giúp tôi, điều mà tôi cần là “ngày mai” nhờ chị một việc gì đó
(74)c- Đẹp thì khác như “vậy”, hơn như “vậy”nhiều
(74)d- Bình thường, trong ngữ cảnh tương tự như thế này không ai người ta
“nói” thế
(74)e- “Chạy” mà “hớt ha hớt hải” như thế là có việc không bình thường
“Chạy” vốn đã nhanh rồi, còn “hớt ha hớt hải” nữa thì việc phải gấp lắm, quan trọng lắm
(74)g- Bình thường, nếu có xảy ra những “việc”như thế thì người nói cũng không nóng nảy
(74)h- Đến “giờ này” là phải đi rồi
(74)k- Trước đây “anh hai” không “kỹ”tính như thế trong việc chi tiêu tiền bạc.
(74)l- Chuyện “như thế”là bình thường
(74)m- Chuyện “như thế” là không bình thường, điều mà người nói từng biết, từng nghĩ hoặc từng tưởng tượng không phải thế này
(74)n- “Người ở đây”không ăn mặc như thế này, hoặc không nói giọng thế này hoặc không thể không biết những điều quá đơn giản như thế này
(74)o- “Biết đường” thì phải đi đúng đường, không biết đường mới đi lạc đường
(74)ô- Anh “như thế” đã là rất giỏi rồi
(74)ơ- Làm “như thế”rất nguy hiểm, không bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông,.. chết thì cũng bị kẻ khác đánh chết
(74)p- Chuyện chẳng có gì là “nguy hiểm”cả, không thể chết vì làm như thế được
(74)q- “Yêu”thì phải khác, đối xử với nhau tốt hơn, có thể lãng mạn hơn. (74)r- Một người nào đó, nhưng không phải là “ông”
(74)s- Làm “ca sĩ”rất khó, chất giọng phải tốt hơn thế này nhiều
2.3.1.3. TT chiều sâu
TT chiều sâu được suy ra từ TT bề mặt và TT cơ sở, đảm bảo sự tương thích trong việc truyền đạt và xử lý giữa người nói và người nghe. TT chiều sâu có quan hệ mật thiết với hàm ý nhưng không đồng nhất hoàn toàn với hàm ý, chỉ những hàm ý nào mang tính quan yếu với nhân vật giao tiếp mới trở thành TT chiều sâu.
Những câu được nêu ở (74) có thể có TT chiều sâu như sau: (74)a- Mượn hộp quẹt
(74)b- Nhờ giúp đỡ
(74)c- Chê xấu, phủ nhận ý kiến trước đó (74)d- Đánh giá, nói thế là không đúng (74)e- Nghi ngờ có chuyện chẳng lành
(74)g- Ngạc nhiên về thái độ nóng nảy vô cớ của đối tượng được nói đến
(74)h- Giục “đi”
(74)i- Phê bình thái độ “dạo này”của “cậu”
(74)k- Mỉa mai tính “keo kiệt”của “anh hai”
(74)l- Phủ định tính chất “kỳ”của hành động vừa thực hiện (74)m- Trách Sp1 đã nói những điều không nên nói
(74)n- Phủ định những việc mà Sp2 đã làm (74)0- Khẳng định là “đã đi sai đường”
(74)ô- Khẳng định “anh” là người “giỏi”
(74)ơ- Hăm dọa trừng phạt Sp2 (74)p- Bác bỏ sự hăm dọa của Sp2
(74)q- Phủ định trạng thái mà Sp2 cho rằng “yêu”
(74)r- Phủ định hành động nấu nước của Sp2 (74)s- Ngạc nhiên về những điều Sp2 nói