Các kiểu TT trong câu hỏi phi chính danh tiếng Việt

Một phần của tài liệu câu hỏi tiếng việt dưới góc nhìn lý thuyết thông tin (Trang 107 - 119)

10. Bố cục của luận án

2.3.3. Các kiểu TT trong câu hỏi phi chính danh tiếng Việt

Câu hỏi phi chính danh có nhiều kiểu TT, được biểu thị ở tầng TT chiều sâu và nói chung phải dựa vào ngữ cảnh giao tiếp mới đạt được sự tương thích trong xử lý giữa Sp1 và Sp2. Ở đây, chúng tôi xin trình bày các kiểu TT phổ biến của câu hỏi phi chính danh.

2.3.3.1. TT chào: Ngoài cách chào hiển ngôn như “chào ông ạ!”, “con chào thầy ạ!”, “chào chị!”, “chị!”, người Việt còn sử dụng cách chào gián tiếp bằng phát ngôn hỏi.Vì “lời chào cao hơn mâm cỗ”nên người Việt khá quan tâm đến lời chào và cách chào. Theo đó, tuỳ trường hợp mà người Việt sử dụng lời chào như chào

lướt, chào nhanh, chào – thăm hỏi hay chào hỏi dài, chào hỏi thân mật, chào hỏi giới thiệu, chào hỏi vì công việc, chào hỏi lại, …Những lời chào được thực hiện bằng các phát ngôn hỏi, ngoài cái giá trị chào (thể hiện sự quan tâm đến nhân vật đang giao tiếp, chủ yếu phục vụ cho mối quan hệ liên nhân) còn có thể có nhiều giá trị khác như rủ rê, thăm dò:

(91) a- Ăn cơm chưa vậy?

b- Cậu đi chơi thể thao về hả?

c- Dạ, Thầy đến lúc nào ạ? d- Cậu đi đâu đó?

e- Làm gì mà buồn quá vậy? g- Đã ăn sáng chưa?

h- Sao lâu quá không thấy chị ghé hàng em?

Trong HT, ngoài chào – hỏi như đã trình bày còn có chào tạm biệt, thường đứng cuối cuộc thoại có chức năng kết thúc HT. Loại chào này tuy không được gọi là chào hỏi nhưng cũng có thể được thực hiện bằng các phát ngôn hỏi:

(92) a- Thôi, tao đi được chưa? b- Về nha?

c- Thôi nha?

2.3.3.2. TT mời: Mời là HV “Tỏ ý mong muốn, yêu cầu người khác làm việc gì một cách lịch sự, trân trọng” [109, Tr.671] như mời đến nhà chơi, mời ăn, mời tiệc, mời phát biểu, … nói chung là khá đa dạng. Tuy là một HV thuộc nhóm điều khiển, song vì thể hiện được sự tôn trọng thể diện của nhân vật giao tiếp, nên bên cạnh việc sử dụng các yếu tố mang tính chất đặc trưng như “xin”, “xin mời”, “vui lòng”, HV mời còn được thực hiện bằng các phát ngôn hỏi. Bởi vì, một trong các đặc tính của câu hỏi đáp ứng được điều kiện thực hiện HV mời: tránh được sự dồn ép, bắt buộc, để ngỏ sự trả lời cho Sp2:

(93) a- Dũng nè, lâu quá không thấy em đến nhà chị chơi. Hôm nay đến được không?

2.3.3.4. TT thông báo: Khác với giá trị thông báo của câu trần thuật, giá trị thông báo của câu hỏi kiểu này có thêm ý nghĩa thăm dò xem Sp2 đã biết/ đã nghe/ đã thấy việc mà Sp1 muốn thông báo chưa. Nếu chưa, Sp1 sẽ tiếp tục thông báo một

cách chi tiết sự việc, nếu rồi, Sp1 sẽ chuyển sang phần nhận xét để thăm dò thái độ của Sp2. Cách gợi chuyện như thế này vừa thu hút được sự chú ý của Sp2 vừa định được hướng phát triển cuộc thoại.

2.3.3.5. TT cảm thán: Đó là những câu hỏi thể hiện sự vui, buồn, thương yêu, cảm phục, …nói chung là thế giới cảm xúc của Sp1. Thật ra câu nói nào cũng có giá trị biểu cảm, chỉ có điều mức độ của nó là cao hay thấp mà thôi:

(94) a - Trời ơi sao tỉnh quá vậy? b - Trời ơi sao mà khổ quá vậy?

2.3.3.6. TT ngạc nhiên: Thái độ ngạc nhiên thường xuất hiện khi Sp1 tiếp xúc với điều bất ngờ. Vì thế câu hỏi thể hiện sự ngạc nhiên thường có thán từ “ủa” hoặc đại từ nghi vấn “sao”đặt ở đầu câu, cũng có khi là sự kết hợp của “ủa”“sao”:

(95) a- Sao lạ vậy? b- Kỳ quá ha? c- Ủa sao ngộ vậy?

d- Sao phần em nhiều thế? e- Ủa sao trùng hợp vậy?

2.3.3.7. TT nghi ngờ: Sp1 nghi ngờ về những điều mình biết “phải không ta”, nghi ngờ những điều mình nghĩ “đúng không ta” và tự trả lời “không đâu”, “đúng/ phải mà” hoặc nghi ngờ những điều người khác nói. Trường hợp này cũng phải kể đến những câu hỏi lại:

(96) a- Cậu đậu đại học rồi. - Thiệt hôn vậy?

b- Linh kiểm tra 2 dời lại nữa hả? - Cái gì dời lại hả?

- Kiểm tra 2, mày không biết à?

c- Phòng tài vụ thông báo lãnh học bổng. - Thiệt hôn mậy?

d- Cô nói chừng nào kiểm tra bài tập? - Mai.

- Thiệt hôn mậy? - Sao không thiệt? - Chết tao.

2.3.3.8. TT than thở: HV than thở thể hiện cảm xúc tiêu cực của Sp1 và thường chờ đợi ở Sp2 một sự an ủi:

(97) a- Học ngày càng khó hay sao đó mày ơi?

b- Lên đây học sao đó mày ơi? ở dưới tao ưu ưu không mà lên đây thi kỳ nào cũng rớt.

- Thì tao có hơn gì mày đâu?

2.3.3.9. TT mỉa mai, giễu cợt: Giá trị câu hỏi loại này phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh giao tiếp và cách thể hiện của Sp1. Đôi khi nghĩa của câu không có gì là mỉa mai nhưng nếu Sp1 cố tình nhấn nhá một chút, cộng thêm sự hỗ trợ của ngữ cảnh, câu hỏi sẽ trở thành lời chê:

(98) a- Giỏi quá ha? b- Sao giỏi vậy?

c- Sao biết hay quá vậy? Sai bét. d- Bộ ông tính mai đi bán dưa lê hả? e- Đẹp nghiêng thùng đổ nước luôn ha? f- Đẹp cỡ Thị Nở hôn?

2.3.3.10. TT khen: Khen là một cách đánh giá tích cực về một điều gì đó mà nói chung Sp1 hết sức hài lòng . Khen vừa để ca ngợi sự việc vừa để tôn vinh thể diện của nhân vật giao tiếp vừa để thiết lập, củng cố hoặc phát triển quan hệ liên nhân theo hướng tích cực:

(99) a- Sao dạo này đẹp vậy?

b- Ăn gì mà thông minh quá vậy mậy?

c- Trời ơi, thằng bé mấy tuổi mà khôn quá vậy chị?

Người được khen chắc chắn sẽ cảm thấy dễ chịu và có hứng thú để tiếp tục cuộc thoại.

Khen, cũng có khen người và khen mình:

d- Mày thấy tao chụp hình đẹp hôn?

e- Ê, nhìn kỹ cũng thấy tao dễ coi chứ mậy?

2.3.3.11. TT chê: Ngược lại với khen là chê. Chê là cách đánh giá tiêu cực sự tình khách quan và rất dễ làm tổn thương thể diện nhân vật giao tiếp. Việc sử dụng câu

hỏi cho HV này có thể nói như “con dao hai lưỡi”, hoặc để làm giảm nhẹ sự tổn thương của Sp2, hoặc làm cho sự tổn thương đó càng trầm trọng hơn.:

(100) a- Em ơi, mực tươi lắm đó, mua đi chị lấy 50.000 đồng một kg thôi!

- Sao đắt dữ vậy? b- Ê, bài 4 giải sao mậy? - Hôm qua tao nói rồi mà? - Tao quên rồi.

- Đầu mày chứa cái gì vậy?

2.3.3.12. TT trách: Cũng như khen có khen người và khen mình, chê, có chê người, chê mình, trách cũng trách người và tự trách. So với mắng hay khép tội, mức độ của trách nhẹ hơn, chỉ là thái độ biết lỗi hay nói ra điều không nên làm của một người nào đó:

(101) a- Sao tôi lại quên mất ấy chứ? b- Sao không nói sớm?

c- Mà sao mày thức khuya vậy?

d- Rảnh quá ha, giờ này mà còn chọc người ta?

2.3.3.13. TT mắng: Mắng là dùng những lời nói nặng để chỉ trích những lỗi lầm của người khác. HV mắng được thực hiện bằng hình thức câu hỏi không phải để làm nhẹ bớt sự tổn thương thể diện của nhân vật giao tiếp mà là để tạo sự chú ý, để nhân vật giao tiếp ý thức sâu sắc hơn những lỗi lầm mà mình đã gây ra:

(102) a- Sao mày ngu quá vậy? b- Trời ơi tao muốn chết quá!

- Mày khùng hả?/ mày có điên không?

2.3.3.14. TT thách thức: Thách thức đối phương thực hiện một điều gì đó vì Sp1 tin rằng đối phương không dám, không thể hoặc không có cớ. Thách thức, vì thế, thường đi kèm với thái độ trịch thượng và sự chất vấn:

(103) a- Mày dám?

b- Tao lấy hồi nào?

c- Mày không dám tới đây hả? d- Mày ngon hả?

e- Sợ rồi hả?

HV thách thức có mối quan hệ mật thiết với các HV khác như phủ định, khẳng định, chất vấn và đe dọa. Thách thức làm tổn thương thể diện của nhân vật giao tiếp khá nhiều, để giữ thể diện của mình, người bị thách thức buộc phải thực hiện điều thách thức. Lúc này lời thách thức có giá trị như một lời nói khích.

f- Mày mà làm được?

- Tao làm được mày tính gì?

2.3.3.15. TT bắt nọn: Bắt nọn nghĩa là nói những điều mình cần biết với một thái độ đã biết rồi để từ đó Sp2 lơ là, mất cảnh giác hoặc “chột dạ” mà phải thú nhận. Bắt nọn thường dựa vào đặc điểm CTTT của câu hỏi chính danh để thực hiện. Phần TT mà nguời hỏi cần xác định không nằm trong TĐ thông báo mà nằm trong tiền giả định. Ví dụ:

(104) a- Nhận tiền của ông A xong rồi anh làm gì? - Tôi đem …

Chỉ cần một câu trả lời theo hướng hồi đáp TT như thế thì người hỏi đã bắt tội được người được hỏi. Khi trả lời như thế, người trả lời cũng đồng thời chấp nhận luôn TT tiền giả định. Nghĩa là một cách vô ý anh ta đã nhận việc có nhận tiền của ông A.

Người hỏi còn bắt nọn khi cho rằng mình đã nắm được thóp của Sp1. Người hỏi đặt câu hỏi để hiển ngôn hóa ý đồ hoặc nói những điều mà Sp2 muốn giấu. Ở một mức độ nào đó, câu hỏi loại này rất gần với loại câu hỏi có giá trị phỏng đoán:

(105) a- Hôm qua mày lấy xe tao làm gì? - Tao lấy hồi nào?

- Vậy mới có chuyện nói chứ! - Mày đang dụ tao đó hả? - Hì hì!

b- Mày lấy viết tao phải không? - Không có.

- Xạo mày, tao mới để trên bàn làm gì bốc hơi nhanh vậy? - Không tin mày hỏi thằng Ngọc đi!

2.3.3.16. TT kết tội: Là cách dùng câu hỏi để vạch tội của Sp2 hoặc khép Sp2 vào tội. HV này có nguy cơ đe dọa thể diện rất cao, dễ dẫn Sp2 đến chỗ phản ứng để thoát tội. Do đó, một mặt Sp1 phải đảm bảo nội dung TT trong phát ngôn của mình, mặt khác phải thực hiên nội dung liên nhân, tức là một cách khéo léo báo cho Sp2 biết Sp1 đã biết hết tội của Sp2 rồi. Ví dụ thay vì nói:

(106) a- Cậu sai rồi!

b- Anh bất công quá! c- Chắc chắn anh lấy tiền.

dễ gây sự phản ứng theo chiều hướng phản bác của người bị khép tội, Sp1 có thể nói:

a’- Anh làm như vậy mà không thấy sai sao?

b’- Anh không thấy như vậy là bất công với em sao? c’- Chứng cứ rành rành, chị còn gì để nói nữa không?

c’’- Chẳng phải cậu đã bao nhiêu lần nói với tôi là cậu cần một số tiền lớn sao?

Kết tội không chỉ là một HV mà còn là một chiến lược được thực hiện bằng nhiều HV khác nhau. Chỉ có trong HT tự nhiên, HV kết tội mới tính đến quan hệ liên cá nhân Sp1 – Sp2. HT mang tính nghi thức không bao giờ tính đến quan hệ liên cá nhân.

2.3.3.17. TT phỏng đoán: Phỏng đoán là nói trước những điều chưa diễn ra hoặc đã diễn ra nhưng chưa chắc chắn. Vì không chắc chắn nên Sp1 thường hay dùng các phát ngôn hỏi để diễn đạt, tránh được tiếng xấu nói khoác hoặc tài lanh. Một phát ngôn hỏi biểu hiện sự phỏng đóan vẫn để ngỏ cho sự thật ngược lại, tức là sự thật thế nào thì Sp1 vẫn không phải chịu trách nhiệm:

(107) - Sao ngồi buồn quá vậy? - Nhớ …

- Nhớ mẹ hả? -Ừ.

2.3.3.18. TT khoe: Trong câu chuyện cười nổi tiếng “Lợn cưới, áo mới”, anh chàng sắp cưới có khoe với ông bạn cùng xóm con lợn cưới của mình:

Hàm ý khoe đám cưới to lắm. Đáp lại, anh hàng xóm nói:

b- Từ lúc mặc cái áo mới đứng đây tới giờ, tôi không thấy con lợn nào chạy qua cả.

Anh ta đã hiểu được cái hàm ý ở trong câu hỏi của anh chàng sắp cưới. Câu (108)b hoàn toàn có thể diễn đạt lại thành câu hỏi:

b’- Từ lúc mặc cái áo mới đứng đây tới giờ, tôi có thấy con lợn nào chạy qua đâu?

Khi đó sắc thái phủ định ở câu (108)b sẽ trở thành sắc thái phản bác ở câu (108)b’ nhưng giá trị khoe khoang vẫn được giữ nguyên.

Hai cái TT bất thường trong câu nói đó chính là TĐ thông báo của câu, còn hỏi chẳng qua là chỉ thêm vào một cái cớ hoặc một sắc thái tu từ nào đó mà thôi.

2.3.3.19. TT xin: “Xin” cũng là HV thuộc nhóm điều khiển nhưng báo cho biết vai giao tiếp của Sp1 thấp hơn Sp2. Vì “xin” là một HV làm tổn thương thể diện của chính Sp1 nên Sp1 có thể không nói thẳng mà chỉ cần hỏi đến sự tồn tại của vật mình muốn xin:

(109) Đói bụng quá, còn mì gói không vậy?

2.3.3.20. TT mượn: HV “mượn”“xin” chỉ khác ở chỗ, “xin”thì không cần hoàn lại còn “mượn” thì phải trả lại. Do vậy, với những cấu trúc hỏi chung dành cho cả hai HV này, người ta chỉ có thể phân biệt được khi căn cứ vào cái vật được đề cập đến.

(110) a- Còn mì gói không vậy? b- Còn tiền không vậy?

Câu (110)a thường là “xin”, còn câu (110)b thường là “mượn”.

2.3.3.21. TT xin phép: Xin phép làm một việc gì đó cũng có thể được diễn đạt bằng các phát ngôn hỏi. Sử dụng câu hỏi trong trường hợp này, Sp1 tạo được không khí giao tiếp hòa nhã, thể hiện được sự tôn trọng thể diện Sp2 và dễ được Sp2 chấp nhận hơn. Ở câu trả lời, sau HV chủ hướng đồng ý, Sp1 (tức là Sp2 của câu hỏi) sẽ sử dụng một trong hai hoặc cả hai HV phụ thuộc là dặn dò và củng cố quan hệ. Sau HV chủ hướng không đồng ý, Sp1 có thể hứa hẹn hoặc an ủi:

(111) a- Ba cho con ra ngoài một chút được hôn ba? - Đi rồi về nhanh nghe con!

b- Mình vào phòng được không? - Chờ một chút

c- Mẹ, con đi về ngoại với mẹ được không?

- Để lần sau đi con, lần này mẹ về có công chuyện. Làm xong công chuyện là mẹ lên liền.

2.3.3.22. TT nhắc nhở: Lời nhắc nhở được thực hiện dưới hình thức một câu hỏi khiến Sp2 cảm thấy không bị ép buộc và việc thực hiện sau đó của họ hoàn toàn mang tính tự giác, nếu quan hệ vai của hai bên là ngang bằng. Việc nhắc nhở này có thể được thực hiện một cách trực tiếp, nhưng cũng có thể nói một cách bóng gió xa xôi, gợi sự liên tưởng để Sp2 tự rút ra kết luận cho mình:

(112) a- Anh có nhớ hôm nay là ngày gì không?

- Gần thi rồi mà không học hành gì hết vậy mậy? b- Mày có biết là tuần sau kiểm tra không?

2.3.3.23. TT nhờ: Cấu trúc phát ngôn hỏi thực hiện HV “nhờ” thường chứa tổ hợp nghi vấn “được không” ở cuối:

(113) a- Cô mở cửa giúp tôi được không?

b- Chị mang trả giúp tôi quyển sách này cho thư viện được không?

2.3.3.24. TT rủ rê: “Rủ rê”là một HV mà Sp1 dùng để thể hiện sự mong muốn Sp2 cùng mình làm một việc gì đó. Vì HV này không mang tính chất bắt buộc nên Sp2 hoàn toàn có quyền nhận lời hoặc từ chối.

(114) a- Thứ bảy này tụi mình đi đá banh không? b- Ê đi với tao xuống lãnh tiền không Hải?

2.3.3.25. TT khuyên: HV “khuyên”gồm có khuyên can và khuyên nhủ, tức Sp1 nói với Sp2 điều nên và điều không nên làm. Mặc dù thường được thực hiện bằng những câu khuyến lệnh, vì HV này chỉ thực hiện khi giữa Sp1 và Sp2 có mối quan

Một phần của tài liệu câu hỏi tiếng việt dưới góc nhìn lý thuyết thông tin (Trang 107 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)