10. Bố cục của luận án
2.2.2. Thành phần TTXNND
2.2.2.1. Đặc điểm
- TT XN ND trong câu hỏi chính danh, tức TT mới, là một biến x và sẽ trở thành trọng tâm thông báo trong câu trả lời tương ứng. Biến x không chỉ là cái chưa
biết mà còn là cái chưa xác định. Sự không xác định ấy bao gồm cả xác định biến x, vốn là đối tượng đã biết, được khu biệt trong một phạm vi nhất định, lẫn xác định thái độ lưỡng lự, phân vân của nhân vật giao tiếp về tính hiện thực/ không hiện thực của một sự tình hoặc tham tố sự tình được nói đến. Có thể thấy rõ điều này qua hai ví dụ sau đây:
Ví dụ 1, yêu cầu cung cấp TT mới: (16) a- Tế bào là gì?
b- Cô ấy là ai vậy?
c- Hôm qua xảy ra chuyện gì?
Ví dụ 2, yêu cầu xác định TT mới: (17) a- Chị bị bệnh à?
b- Hình như anh ấy tính về quê thì phải? c- Cậu đi bây giờ hay để ngày mai?
- TT về biến x trong câu hỏi chính danh gồm nhiều loại và có phạm vi thể hiện khá đa dạng. Trước hết phải kể đến TT thực cách sự tình, tức yêu cầu xác định tính hiện thực hay không hiện thực, tồn tại hay không tồn tại của sự tình. Khi sự tình phản ánh trong câu chưa được người hỏi xác định về thực cách thì người được hỏi phải có nhiệm vụ thông báo về cái thực cách đó. Hỏi về thực cách được sử dụng khá phổ biến trong giao tiếp bằng tiếng Việt. Vì trước khi thông tin điều gì, các nhân vật giao tiếp cũng thực hiện thao tác xác định tính hiện thực của TT hoặc đối tượng liên quan đến TT đó.
Ví dụ 1:
(18) - Anh ơi, xin hỏi, đây có phải nhà cô Dung dạy Văn Dự bị không ạ?
- Dạ phải. Có chuyện gì không anh?
- Nhờ anh nhắn với cô Dung là chiều nay 2 giờ họp chuyên môn.
- Dạ cám ơn anh.
Ví dụ 2:
(19) - Anh có biết cô Dung dạy Văn Dự bị không? - Không. Có chuyện gì vậy?
- Tưởng anh biết tôi kể cho anh nghe chuyện sáng nay.
Thứ đến là TT cung cấp liên quan đến tham tố và nội dung sự tình, như chủ thể hành động, đối thể tiếp nhận, đối tượng hành động, nghiệm thể, nguồn, đích, hành động, trạng thái, tính chất, .v.v. TT mới này có thể được thể hiện trong một tập hợp nhất định và trình bày hiển ngôn trên câu hỏi, yêu cầu người nghe lựa chọn mà cũng có thể không được khu biệt trong một tập hợp nào. Đó là những câu như:
(20) a- Anh đi hay tôi đi?
b- Hồi sáng anh nói chuyện với ai vậy? c- Chiều nay chị có đi đâu không?
d- Hôm qua chị đi khám bệnh bác sĩ nói sao?
Sau nữa là TT mang tính xác nhận. Khi có một sự nghi ngờ, phỏng đoán, người hỏi rất cần sự xác nhận của người nghe. Xác nhận chỉ nằm trên hai cực, đúng hoặc sai, nhưng giúp cho người hỏi củng cố hoặc điều chỉnh được TT mà mình đang quan tâm.
(21) a- Liệu có ai làm khó mình không? b- Bài này em học rồi, đúng không?
c- Có phải hôm qua chị sang bên nhà bà Hòa mượn bà ấy tiền?
Theo đó, phạm vi thể hiện của TT biến x có thể chỉ liên quan đến một/ nhiều tham tố của sự tình, như:
(22) a- Sáng nay có ai gọi điện cho mẹ không con?
b- Có ai biết tại sao hôm nay bạn Dung nghỉ học không? c- Con về thăm nhà rồi chừng nào đi?
Hoặc đến nội dung sự tình và cả sự tình: (23) a- Anh ấy định không đi à?
b- Bộ trễ rồi sao?
c- Chú bảy có nhà không em? d- Chuyện gì vậy cháu?
2.2.2.2. Nội dung
Biến x, nói chung, gồm hai thành phần, TĐ NV và TTĐ NV. Trong đó, TĐ NV được thể hiện bằng các yếu tố nghi vấn như đại từ nghi vấn, tiểu từ tình thái
nghi vấn cuối câu, liên từ thể hiện sự lựa chọn, các yếu tố mang nghĩa đối lập như
“có …không” và các khuôn nghi vấn, …. Còn TTĐ NV là phạm vi có hiệu lực của TĐ NV: TĐ NV tác động lên phạm vi nào thì phạm vi ấy chính là TTĐ NV.
- Phạm vi của TTĐ NV cũng khá rộng, có khi chỉ là một thành phần mệnh đề mà cũng có khi là cả mệnh đề. Có một số cấu trúc hỏi không có TTĐ NV, tức TT XN ND chỉ có TĐ NV, ngược lại, cũng có nhiều cấu trúc mà ranh giới giữa hai thành phần này được xác định rất rõ ràng.
Ví dụ như câu hỏi sau chỉ có TĐ NV:
(24) - Lúc nãy ai đứng kế bên anh vậy?
và có thể nhận được một câu trả lời tỉnh lược như:
- Anh Long.
Còn câu hỏi sau đây vừa có TĐ NV vừa có TTĐ NV: (25) - Anh có mệt không?
TĐ NV là “có/ không”và TTĐ NV là “mệt”. Câu này có thể nhận được một câu trả lời tỉnh lược bằng TĐ NV như:
- Có / Không.
mà cũng có thể nhận một câu trả lời tỉnh lược bằng chính cái TTĐ NV như:
- Mệt/ không / không mệt lắm / có mệt gì đâu?
Tương tự như vậy, một câu:
(26) - Anh có đi câu cá không?
cũng được trả lời bằng chính cái TTĐ NV ấy:
- Đi / Không.
chỉ có điều, đây không còn là câu hỏi được dùng để hỏi nữa.
- Xét theo tiêu chí phẩm chất TT, TĐ NV có thể được chia thành ba loại: TĐ TTM, TĐ TTTP và TĐ TTPT (vừa là TĐ TTM vừa là TĐ TTTP). TĐ TTPT nổi bật trên trục kết hợp, song lại nằm trong thế đối lập với yếu tố còn lại (nếu nó được thể hiện bằng nhiều yếu tố), hoặc đối lập với các yếu tố trên trục đối vị. Trong câu hỏi:
(27) Anh Long có nhà không?
TĐ NV “có/ không” vừa yêu cầu cho biết thực cách của sự tình vừa có giá trị đối lập giữa khẳng định và phủ định nên được gọi là TĐ TTPT.
Ba loại TĐ này có thể cùng hiện diện trong một câu hỏi và tùy từng trường hợp cụ thể mà chúng đảm nhận vai trò chính hay phụ. Câu hỏi sau đây có hai TĐ:
(28) Có ai biết làm bài này không?
Câu hỏi sau đây có ba TĐ:
(29) Có ai biết tại sao hôm nay anh Nam vắng mặt không?
Câu hỏi sau đây có bốn TĐ:
(30) Anh Nam có nói cho ai biết hôm nay anh ấy sẽ đi đâu và làm gì không?
Và có cả câu hỏi nhiều hơn bốn TĐ:
(31) Dạo này chị làm gì, có khỏe không, sống ở đâu, với ai, có hay về thăm quê không?
Những câu hỏi nhiều TĐ trên đã thể hiện tính chất và mối quan hệ chính phụ giữa các TĐ:
Trong câu hỏi 2 TĐ như (28), “có/ không” là TĐ thứ yếu, “ai” mới là TĐ chính yếu, câu trả lời chỉ cần đáp ứng TT “ai”là đủ. Bởi vì, nếu trả lời theo hướng
“có/ không”, chắc chắn người hỏi sẽ hỏi tiếp “Ai?” hoặc “Ai vậy”. Xét về giá trị TT, câu này không khác gì câu “Ai biết làm bài này?”, thêm “có/ không” vào chỉ để nhấn mạnh sự tồn tại của đối tượng “ai” mà thôi, trong đó, “ai” cũng là TTĐ NV của “có/ không”, giống như “mệt” trong câu (25)
Trong câu hỏi 3 TĐ như câu (29), “có/ không” và “ai”là thứ cấp, “tại sao”
mới là chính cấp. Hai TĐ đầu chỉ yêu cầu xác định sự tồn tại của đối tượng.
Trong câu hỏi 4 TĐ như câu (30), “có/ không” là TĐ thứ cấp, chỉ liên quan đến đối tượng “ai”,ba TĐ còn lại chia làm hai nhóm, nhóm 1 có “ai”, nhóm 2 có
“ở đâu”, “làm gì”. Tùy từng trường hợp cụ thể, một trong hai nhóm này sẽ đảm nhận vai trò là TĐ chính. Theo cách xử lý thông thường thì TT thuộc nhóm hai quan trọng hơn, tuy nhiên trong những câu hỏi có đánh dấu, như câu hỏi để dò TĐ chẳng hạn, tức chỉ muốn xác định “ai”là người thân với “anh Nam”, thì “ai”,với người nói, sẽ là TĐ chính, hai TĐ còn lại chỉ dùng để đánh lạc hướng người nghe.
2.2.2.3. Yêu cầu
- TT mới ít hơn nhiều so với TT cũ, xét theo tỉ lệ TT trong câu. Bởi vì, khi TT cũ chưa đảm bảo điều kiện để chia sẻ thì TT mới không thể xác định được. TT
XN ND càng mới, càng rộng thì TT TGĐ ND phải càng cụ thể và càng nhiều. Nhìn chung, việc đòi hỏi phạm vi rộng của TT TGĐ ND là việc đảm bảo điều kiện xác định TT XN ND.
- Câu hỏi chính danh luôn yêu cầu có một câu trả lời theo hướng hồi đáp TT. Vì thế, khi đặt câu hỏi, người nói bao giờ cũng phải tin người được hỏi có khả năng trả lời. Việc giả định đúng năng lực trả lời của người nghe cũng thể hiện năng lực ngữ dụng của người hỏi.
Bảng 2.2. Mô tả hai thành phần TT của câu hỏi chính danh
TT TGĐ ND TT XN ND
Đặc điểm
TT cũ, có sẵn làm cơ sở xác định TT mới
TT chưa biết, chưa xác định và yêu cầu được cung cấp trong câu trả lời tương hợp
Nội dung
Tính không phi lý của nội dung mệnh đề
Tính hiện thực của sự tình
Sự tồn tại của đối tượng quy chiếu Tính xác định
Nằm trong bức tranh chung về thế giới của các nhân vật giao tiếp
Biến x bao gồm TĐ NV và TTĐ NV
Yêu cầu Tỉ trọng TT đủ lớn Không phi lý
Giả định đúng về sự chia sẻ giữa người nói và người nghe
Thông thường nhỏ hơn TT TGĐ ND
Giả định đúng về khả năng trả lời của người nghe