Mối quan hệ của câu hỏi và cấu trúc thông tin

Một phần của tài liệu câu hỏi tiếng việt dưới góc nhìn lý thuyết thông tin (Trang 54 - 56)

10. Bố cục của luận án

1.4.2. Mối quan hệ của câu hỏi và cấu trúc thông tin

CTTT, cách gọi tên của việc tổ chức nội tại của các đơn vị TT trong câu, thể hiện mối quan hệ giữa các thành tố TT với tư cách là một hệ thống mà câu là ranh giới, là sự phát triển và tổng hợp của nhiều vấn đề liên quan đến cách thức tổ chức và thể hiện nội dung TT qua hình thức câu. Những người quan niệm rằng CTTT của câu không đồng nhất với cấu trúc chức năng của mệnh đề, rằng TT TGĐ ND cũng như TT XN ND không đóng khuôn trong một thành phần nào của mệnh đề, thường lập luận rằng căn cứ vào câu hỏi tương ứng mà xác định thành phần TT nào là mới, thành phần TT nào là TĐ của câu:

Trong một câu như “Hôm nay tôi sẽ sửa cái máy này”, cái mới tùy theo từng tình huống, ngôn cảnh mà có thể rơi vào từ nào, phần nào. Chẳng hạn, nếu trước đó có một câu hỏi:

Hôm nay anh sẽ làm gì? Thì cái mới là “sửa cái máy này”; nếu câu hỏi là: Hôm nay anh sẽ sửa cái máy nào? Thì cái mới sẽ là “này”; nếu câu hỏi là: Hôm nay ai sẽ sửa cái máy này? Thì cái mới sẽ là “tôi”; nếu câu hỏi là: Hôm nào anh sẽ sửa cái máy này? Thì cái mới sẽ là “nay”; nếu câu hỏi là: Hôm nay người nào sửa máy nào? Thì cái mới sẽ là “tôi” và “này”; .v.v. Nếu đồng nhất đề với cái cũ, thuyết với cái mới, thì câu này sẽ có đến năm sáu cấu trúc đề - thuyết khác nhau, nghĩa là ta phải coi đó là năm sáu câu hay năm sáu phát ngôn khác nhau. [61, tr.76]

Trong câu hỏi chính danh, việc xác lập nội dung mệnh đề bao giờ cũng gắn liền với việc yêu cầu cung cấp một TT nào đó, dựa vào thái độ, nhận thức, niềm tin và sự mong mỏi của người hỏi. Đặt một câu hỏi, người hỏi luôn xuất phát từ những TT cũ, mang tính cơ sở rồi sau đó kết hợp với một yêu cầu về TT mới, thường được biểu thị bằng một/ nhiều yếu tố nghi vấn. Yếu tố nghi vấn đó là TĐ NV của câu hỏi và là TĐ thông báo trong câu trả lời tương ứng. Như vậy, câu hỏi chính danh được tạo lập trên hai cơ sở giả định, giả định về sự chia sẻ TT tiền giả định và giả định về khả năng đáp ứng TT mới của người được hỏi.

Trong câu hỏi phi chính danh, việc xác lập nội dung mệnh đề bao giờ cũng gắn với việc xử lý TT theo ý định khẳng định, nhận định, phủ định, phản bác, gợi ý, khen ngợi, … của người hỏi. Đặt một câu hỏi, người hỏi cũng xuất phát từ TT TGĐ ND, song TT này được thể hiện trên toàn bộ bề mặt ngôn ngữ của câu. Cái TT XN ND là cái chìm sâu ở phía dưới, cái được suy ra từ TT TGĐ ND. Cấu trúc nội dung mệnh đề cũng có yếu tố nghi vấn, song yếu tố này không phải là TĐ hỏi. Nghĩa đen của câu không quan yếu, điều mà Sp1 muốn TT đến Sp2 là cái gì nằm sau nghĩa đen ấy. Tuy có thể để ngỏ cho sự cam kết về tính tất chân (alethic) của sự tình, song nội dung mệnh đề đã thể hiện khá rõ ý kiến Sp1. Vì thế, xét về giá trị TT, thì những câu như thế này không có gì khác với những câu như tường thuật, mệnh lệnh hay cảm thán.

Các thành phần ngữ pháp (grammar components) trong câu luôn được tổ chức theo một cách nào đó để đóng gói TT, phục vụ ý định Sp1 và phù hợp với trạng thái tinh thần Sp2 như K.Lambretch (1994) đã nói “CTTT là bộ phận của cú pháp câu, trong đó các mệnh đề, với tư cách là những biểu hiện mang tính khái

niệm về các sự tình, kết hợp với các cấu trúc từ vựng ngữ pháp phù hợp với trạng thái tâm lý của các bên đối thoại – những người sử dụng và thể hiện những cấu trúc này như những đơn vị TT trong những ngữ cảnh diễn ngôn nhất định” [182, tr.5]. Thông thường, những thành phần đảm nhiệm chức năng ngữ pháp chính có tỉ trọng TT nhiều hơn các thành phần phụ mang tính độc lập. Các phương tiện ngữ pháp như trật tự từ, hư từ, trọng âm và ngữ điệu đều có giá trị xác lập TT mới và đánh dấu TĐ TT. Hai câu như:

(13) a- Đời trước làm quan thế a? b- Đời trước làm quan cũng thế a?

Hư từ “cũng”đã làm cho giá trị TT của hai câu này khác nhau.

Việc tổ chức cấu trúc sự tình thể hiện nghĩa phản ánh tham tố - vị từ trong câu hỏi phản ánh khá rõ đặc điểm cấu trúc TĐ - tham tố. Câu hỏi trong trường hợp này thực hiện yêu cầu cung cấp TT ở cấp độ câu bằng một nội dung mệnh đề mở, trong đó biến x (là tham tố hoặc nội dung sự tình, thực cách sự tình,…) được thể hiện bằng một yếu tố nghi vấn.

Một phần của tài liệu câu hỏi tiếng việt dưới góc nhìn lý thuyết thông tin (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)