10. Bố cục của luận án
1.3. LÝ THUYẾT NGỮ DỤNG HỌC
Khi xét ngôn ngữ với tư cách là công cụ phục vụ đắc lực cho họat động giao tiếp, các nhà ngôn ngữ học (như J.L.Austin, F.Armengaud, Vendler, A.Wiezbicka, K.Bach và R.M.Harnish, …) xem mỗi lời nói là một HV - HV ngôn ngữ - để Sp1 tác động vào Sp2. Ví như một câu nói “Anh ấy về chưa chị?” vừa là hành động hỏi, yêu cầu cung cấp TT về cái đối tượng “anh ấy” vốn có quan hệ mật thiết với “chị”đối với nội dung sự tình “về chưa” tính đến thời điểm nói, vừa thể hiện một sự quan tâm, đồng cảm, chia sẻ và mong muốn được giúp đỡ, … Số lượng các HV ngôn ngữ, vì thế, rất lớn, lớn đến nỗi không thể nào lập thành danh sách được. Với 5 nhóm HV ngôn ngữ của J.L.Austin (1962): nhóm trình bày (expositive) gồm một số hành động như: trình bày, kể lại, phân biệt, hỏi, trả lời, biện luận, giải thích, khẳng định, mách, kết luận, cho biết, định nghĩa, miêu tả, minh họa, …; nhóm phán định (verdictive) gồm: phán xử, bênh vực, đánh giá, tính toán, xác nhận, phân tích, chẩn đoán, …; nhóm hành chức (exercitive) gồm: chỉ định, thải hồi, đề bạt, khai trừ, thăng chức, ra lệnh, chỉ thị, biện hộ, khích lệ, thanh minh, thúc giục, nhượng, yêu cầu, khuyên can, …; nhóm ước kết (commissive) gồm: hoãn, hứa, hẹn, báo trước, đồng ý, …; nhóm ứng xử (behabitive) gồm: cám ơn, chia buồn, than phiền, chê bai, trách móc, hoan nghênh, …. J.R.Searle (1969, 1975) cho rằng vì không theo một tiêu chí nhất định nào cả nên sự phân loại đó giẫm đạp lên nhau. Để khắc phục tình trạng trên, J.R.Searle đưa ra 4 tiêu chí:
1- Đích ở lời
2- Hướng khớp ghép 3- Trạng thái tâm lý 4- Nội dung mệnh đề
Kết quả, ông cũng chia HV ngôn ngữ thành 5 nhóm, nhưng 5 nhóm của ông hoàn toàn khác với 5 nhóm của J.L.Austin: tái hiện, điều khiển, cam kết, biểu cảm, tuyên bố. Và “hỏi”được xếp vào nhóm HV điều khiển, thay vì nhóm trình bàynhư J.L.Austin.
Vendler (1972) bổ sung vào bảng phân chia của J.L.Austin 2 nhóm nữa, đó là thao tác và nghi vấn. A.Wiezbicka (1987) chia HV ngôn ngữ làm 37 nhóm, trong đó “hỏi” được xác lập thành một nhóm riêng. Cũng như A.Wiezbicka, Vendler, D.Wunderlich (1991) cho rằng không nên xếp hành động “hỏi” vào một nhóm nào vì bản thân hành động này đã đủ tư cách để xác lập thành một nhóm riêng. Có thể xem “hỏi”là hành động nguyên khởi để xếp vào đó những hành động thứ phát như chất vấn, nghi ngờ, ….Trong tương tác HT (conversational interaction), HV ngôn ngữ được hiện thực hóa thành những HV cụ thể, K.Bach và R.M.Harnish (1984) chia 6 nhóm HV ngôn ngữ thành hai loại HV lớn: HV ở lời gián tiếp (indirect illocutionary force) - HV có tính chất liên cá nhân với đặc trưng tiêu biểu là hướng vào cá nhân và phân biệt với nhau bởi các kiểu ý định ở lời khác nhau - và HV ở lời trực tiếp (direct illocutionary force).
Khi đề cập đến tính đa trị của HV ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ trên hay dẫn chứng HV hỏi vì HV này có thể vừa dùng để hỏi, vừa dùng để phủ định, để chất vấn hay khẳng định, … Vốn là một HV mang tính xã hội, “hỏi”có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tương tác HT ở cả nội dung TT lẫn nội dung liên nhân.
1.3.2. Nhân tố giao tiếp
Nhân tố giao tiếp có khá nhiều, như nhân vật, ngữ cảnh, mục đích giao tiếp, chuỗi HV ngôn ngữ, đường kênh - hình thức giao tiếp, chuẩn mực tương tác, cách thức tương tác,… nhưng ở đây chúng tôi chỉ trình bày hai nhân tố là nhân vật giao tiếp và hiện thực ngoài diễn ngôn.
1.3.2.1. Nhân vật giao tiếp
Nhân vật giao tiếp được xác định là những người tham gia vào HT, trực tiếp tương tác lẫn nhau bằng các HV ngôn ngữ và cùng hướng đến một mục đích giao tiếp nhất định. Như vậy, nhân vật giao tiếp chỉ có Sp1 và Sp2, không có Sp3 (người được nói đến).
Căn cứ vào tiêu chí số lượng nhân vật giao tiếp, người ta chia HT ra làm ba loại: song thoại (1 Sp1 và 1 Sp2), đa thoại (một/nhiều Sp1 và một/nhiều Sp2), độc thoại (Sp1 cũng đồng thời là Sp2). Song, dù là loại nào thì nhân vật giao tiếp cũng hình thành hai tuyến, Sp1 và Sp2, ngay cả trường hợp độc thoại, Sp1 cũng phải tự phân thân thành hai nhân vật giao tiếp.
a- Nói đến nhân vật giao tiếp không thể không nói đến quan hệ vai và tính
liên nhân. Về hình thức, vai giao tiếp được chia thành hai loại trên cơ sở của mối quan hệ nghe – nói. Có những cuộc thoại mối quan hệ này chỉ diễn ra một chiều, tức là một người chỉ đảm nhận một vai trò nhất định, nhưng thông thường mối quan hệ này mang tính đa chiều, hai (hoặc hơn) nhân vật giao tiếp liên tục thay đổi vai cho nhau, lúc thì họ là Sp1 lúc thì họ là Sp2. Về thực chất, có thể xem cuộc đời như một cái sân khấu mà ở đó mọi người được mặc định hoặc tự sắm cho mình một vai nào đó và phải cư xử sao cho phù hợp với vai đó. Vai giao tiếp gắn liền với đặc điểm tính cách, trạng thái, năng lực của mỗi người, chi phối việc lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ và quy định thái độ của người đó.Vai giao tiếp được xác lập một cách rõ ràng trong thế giới tinh thần của Sp2 “Trong một cuộc giao tiếp, người tham gia này phải xây dựng hình ảnh tinh thần về các đặc điểm , trạng thái, năng lực của người kia theo đích giao tiếp của mình để rồi căn cứ vào cái hình ảnh tinh thần đó mà định ra các chiến lược hay kế họach giao tiếp” [19, tr.16] và “Niềm tin mà người tham gia giao tiếp phải có trong giao tiếp bao gồm cả niềm tin vào tính phù hợp của cái hình ảnh tinh thần mà mình đã xây dựng nên với đối phương mình”
[19, tr.16].
b- Tính liên nhân và phép lịch sự
Trong giao tiếp, Sp1 không chỉ xây dựng hình ảnh tinh thần về Sp2 mà còn phải lựa chọn các yếu tố ngôn ngữ để xây dựng hoặc thay đổi hình ảnh tinh thần mong muốn của chính bản thân mình trong suy nghĩ của Sp2, trên cơ sở phù hợp với đặc điểm nền văn hóa và những quy ước của xã hội. Cái “quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau”
[19, tr.17] đã biến hoạt động giao tiếp trở thành một hoạt động tương tác thật sự. Quan hệ liên nhân được hình thành trên hai trục, trục của vị thế xã hội hay còn gọi là trục quyền uy (power) và trục quan hệ khoảng cách hay còn gọi là trục thân cận
(solidarity). Trục quyền uy, trục do quyền chức, tuổi tác, nghề nghiệp tạo nên, có quan hệ ngang bằng hoặc cao thấp, là trục cố định, vì một khi đã xác định đúng thì sẽ được giữ nguyên trong suốt quá trình giao tiếp. Ngược lại, trục thân cận, được hình thành theo quan hệ thể hiện trên thang độ từ xa lạ đến gần gũi, thân mật, là trục thay đổi liên tục trong suốt cuộc giao tiếp.
Tính liên nhân là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với kết quả của họat động giao tiếp, nghĩa là giao tiếp đạt được đích hay không tùy thuộc khá nhiều vào việc giải quyết mối quan hệ này. Trước hết xin được đơn cử hai biểu hiện sau:
Thứ nhất, thái độ Sp2 tác động mạnh đến thái độ Sp1, và ảnh hưởng trực tiếp đến hướng vận động HT. Với một Sp2 thờ ơ, tỏ ra không hưởng ứng điều Sp1 nói như nhìn chỗ khác, cười với người khác, bắt bẻ một cách vô lý, … chắc chắn Sp1 sẽ không có hứng thú để nói tiếp, cuộc thoại vì thế phải chuyển hướng hoặc dừng lại. Cuộc thoại chỉ đi đến đích khi Sp2 có thái độ hợp tác, có ý thức tiếp thu những điều Sp1 nói. Sự hợp tác ấy vừa được thể hiện bằng các yếu tố ngôn ngữ như
“ừ”, “vậy hả?”, “sao vậy?”, “sao nữa?”, “vậy sao?”, “tiếp đi!”, …vừa bằng các yếu tố phi ngôn ngữ như mắt nhìn tập trung, thái độ chăm chú, tình cảm biểu hiện phù hợp với nội dung đang tiếp nhận, …
Thứ hai, sau khi đã xác định được mối quan hệ liên nhân với Sp2, Sp1 phải chọn một cách nói sao cho phù hợp với tính cách, trình độ, năng lực của Sp2. Sự tôn vinh hay xúc phạm thể diện đều ảnh hưởng đến kết quả giao tiếp. Một khi nhận thấy Sp1 không giải quyết thỏa đáng mối quan hệ liên nhân với mình, Sp2 sẽ không hợp tác và cuộc thoại phải dừng lại, khoảng cách của hai nhân vật vì thế cũng bị đẩy xa ra.
Liên quan đến tính liên nhân, người ta hay nói đến thể diện (face) các nhân vật giao tiếp mà cách thức để tôn vinh thể diện đó chính là phép lịch sự. Phép lịch sự là một yếu tố thuộc địa hạt liên nhân trong hoạt động giao tiếp “Chúng có chức năng giữ gìn tính cách hài hòa quan hệ đó (ở mức thấp nhất là giải tỏa những xung đột tiềm tàng, tốt hơn nữa là làm cho người này trở nên dễ chịu đối với người kia)”
(C.K.Orechioni, 1994).
Hiện thực ngoài diễn ngôn là những sự kiện thuộc bức tranh thế giới. Bức tranh ấy, nếu là chung giữa các nhân vật giao tiếp thì được gọi là bức tranh chung về thế giới, làm điều kiện cho sự vận động và phát triển HT; nếu là riêng thì là vốn văn hóa và khối tri thức nền tạo nên trình độ, năng lực, … của các nhân vật giao tiếp. Các nhân vật giao tiếp chỉ có thể giao tiếp được với nhau khi có chung một lượng tiền giả định bách khoa nào đó. Cũng có thể nói ngược lại, mục đích của sự giao tiếp là tác động để làm thay đổi, đến một mức nào đó, lượng tiền giả định bách khoa của các nhân vật giao tiếp.
Hiện thực ngoài diễn ngôn gồm 4 bộ phận: hiện thực - đề tài của diễn ngôn; hoàn cảnh giao tiếp (ngữ cảnh rộng), thoại trường (ngữ cảnh hẹp) và ngữ huống giao tiếp (các yếu tố tạo nên ngữ cảnh ở từng thời điểm cụ thể của cuộc giao tiếp).
Đề tài của diễn ngôn tuy rất đa dạng, từ một mảng của hiện thực của thế giới khách quan như một cảm xúc, một tư tưởng, một tình cảm, một nguyện vọng, một sự kiện, một cảnh vật, … cho đến bản thân ngôn ngữ nhưng chỉ được chấp nhận khi đặt trong thế giới khả hữu và lấy thế giới đó làm hệ quy chiếu để thuyết giải nghĩa diễn ngôn.
1.3.3. Chức năng giao tiếp, các thành tố nội dung và đích của diễn ngôn
1.3.3.1. Các chức năng giao tiếp
Giao tiếp thực hiện 5 chức năng tương ứng với ba đích tương tác: TT, tạo lập quan hệ, biểu hiện, giải trí và hành động. Phần lớn những điều ta nói với nhau hằng ngày ngoài việc TT một điều gì đó còn là để bày tỏ những đặc điểm cá nhân như sở thích, ưu điểm, nhược điểm, quan điểm, lý tưởng, nguồn gốc địa phương,… làm cơ sở cho việc tạo lập hoặc thay đổi quan hệ. Trong đó không thể nói sự thay đổi khoảng cách trên trục tình cảm không ảnh hưởng đến mối quan hệ trên trục quyền uy, vì người Việt xưa nay sống vốn trọng tình cảm, … Ngoài ra, giao tiếp còn giúp Sp1 giải tỏa các bức xúc, căng thẳng trong cuộc sống và thúc đẩy nhau hành động : không chỉ Sp2 hành động mà cả Sp1 cũng hành động.
1.3.3.2. Thành tố nội dung
Diễn ngôn gồm có hai nội dung là nội dung TT có chức năng chính là tái hiện hiện thực thế giới, và nội dung liên nhân có vai trò thiết lập mối quan hệ của
các nhân vật giao tiếp. Nếu như nội dung thứ nhất bị quy định bởi tính đúng sai logic thì nội dung thứ hai hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào tính tình thái của diễn ngôn.
1.3.3.3. Mục đích giao tiếp
Giao tiếp có ba đích tác động: đích thuyết phục, đích truyền cảm và đích hành động. Các đích này được thực hiện bằng hai phương thức trực tiếp và gián tiếp.
1.3.4. Lý thuyết lập luận và hội thoại
1.3.4.1. Lý thuyết lập luận
Trên cơ sở của những lẽ thường (topos) – những đại tiền đề - và những bằng chứng – tiểu tiền đề, Sp1 đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt Sp2 đến một kết luận nào đó mà Sp1 muốn. Có lập luận thì HT mới vận động và giao tiếp mới có hiệu quả.
1.3.4.2. Lý thuyết HT
Khái niệm HT: “HT là hình thức giao tiếp thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là hình thức cơ sở cho mọi hoạt động ngôn ngữ khác.” [5, tr.201]
Vận động HT: HT vận động thông qua sự trao lời và sự trao đáp theo những quy tắc nhất định để tương tác lẫn nhau của các nhân vật giao tiếp.
- Sự trao lời – sự trao đáp: Nói đến sự trao lời - sự trao đáp phải nói đến khái niệm lượt lời và cặp kế cận. Mỗi một lần trao lời là một lượt lời, mỗi lần đáp lại là một lượt lời. Hai lượt lời tương phối nhau như hỏi – đáp, chào – chào, yêu cầu – chấp nhận, yêu cầu – từ chối, cảm ơn – cảm ơn, … tạo nên một cặp trao đáp. Có trao, có đáp thì mới có HT. Mỗi một đơn vị trao lời đều ngầm ẩn một câu hỏi đặt ra cho người đáp, như hỏi ý kiến về độ tin cậy, về tính hấp dẫn, về tầm quan trọng của TT trong tham thoại, … và mỗi câu đáp cũng một cách hiển ngôn hoặc ngầm ẩn trả lời câu hỏi đó.
- Sự tương tác (interaction): I. Goffman cho rằng “Tương tác có nghĩa là tác động qua lại mà những người trong cuộc gây ra đến hành động của nhau khi họ đối mặt với nhau. Giữa các nhân vật tương tác có sự liên hòa phối (inter – syn – chronisation) có nghĩa là có sự tự hòa phối của từng nhân vật”. Sự hòa phối giữa các nhân vật chủ yếu được bảo đảm qua các tín hiệu sau đây:
Tín hiệu điều hành vận động trao đáp: Mở thoại: chào, giới thiệu, …
Thân thoại: thông báo, yêu cầu, khơi gợi, kiểm tra, điều chỉnh sự chú ý của Sp2, hiệu chỉnh sự nói năng trong suốt cuộc thoại, …
Kết thoại: chào, cảm ơn, dặn dò, hứa hẹn, … Tín hiệu phản hồi: Chấp nhận, từ chối, hỏi lại, …
Tín hiệu chi phối sự liên hòa phối lượt lời: liên hòa phối quyền được nói, liên hòa phối lãnh địa HT, vị trí quan yếu.
D.Wilson và D.Sperder cho rằng quá trình thuyết giải các phát ngôn của con người gồm hai giai đoạn: giai đoạn giải mã phát ngôn để rút ra hình thức logic của phát ngôn và giai đoạn suy ý để đi tìm những TT quan yếu. Giai đoạn thứ nhất làm đầu vào cho giai đoạn thứ hai và giai đoạn thứ hai là giai đoạn trung tâm của hoạt động thuyết giải.
Thương lượng HT: Quá trình diễn ra HT cũng là quá trình thương lượng của các nhân vật giao tiếp với các nội dung sau: đối tượng HT, hình thức HT, cấu trúc HT, lý lịch vị thế giao tiếp của các đối tác, các yếu tố ngôn ngữ, nội dung HT, …Việc thương lượng có thể được hiển ngôn khi cả hai cùng bàn bạc, quyết định và thực hiện; có thể ngầm ẩn, do các điều kiện có sẵn của ngữ cảnh quy định, mặc nhiên các nhân vật giao tiếp phải tuân thủ. Quá trình thương lượng giúp các cá nhân tự điều chỉnh suy nghĩ, HV, tình cảm, … của mình mà kết quả của sự thương lượng đó là thái độ hợp tác của họ và các yếu tố ngôn ngữ được lựa chọn thể hiện tính tương thích của diễn ngôn trong cuộc thoại.
Cấu trúc HT: HT gồm có các đơn vị: cuộc thoại, đoạn thoại, cặp trao đáp, tham thoại và HV ngôn ngữ, trong đó, cuộc thoại là đơn vị lớn nhất và HV ngôn ngữ là đơn vị nhỏ nhất. Vì là đơn vị lớn nhất nên cuộc thoại phải đảm bảo thể hiện các yếu tố như nhân vật HT, thời gian và địa điểm diễn ra HT, tính thống nhất về đề tài diễn ngôn, tính chất về các dấu hiệu xác định ranh giới cuộc thoại. Một cuộc thoại có thể có một hoặc nhiều đoạn thoại. Đoạn thoại là một mảng của diễn ngôn, là một phần của hiện thực cuộc sống, do các cặp kế cận tạo thành. Cặp kế cận là đơn vị cơ sở