Nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng mô hình theo phƣơng pháp AHP

Một phần của tài liệu Những rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư xây dựng công trình thuộc dự án du lịch (áp dụng tại thành phố nha trang) (Trang 85)

Nhà toán học ngƣời Mỹ Saaty (1994), đã đƣa ra bốn nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng mô hình theo phƣơng pháp AHP bao gồm:

 Phân tích và thiết lập cấu trúc thứ bậc cho các nhân tố của vấn đề cần ra quyết định (Decomposition).

 Tính toán các độ ƣu tiên (Priorization).

 Tổng hợp (Synthesis).

 Đo lƣờng không nhất quán (Inconsistency).

Nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng mô hình theo phƣơng pháp này là mục tiêu (tính hiệu quả) của dự án càng cao khi tác động của các yếu tố rủi ro lên dự án càng nhỏ.

3.5.5 Phân loại và thiết lập cấu trúc thứ bậc. 3.5.5.1 Phân loại thứ bậc.

Để phản ánh đƣợc các vấn đề thực tế phức tạp, việc phân loại thứ bậc cần thiết phải có những đặc điểm sau:

 Thứ bậc hoàn toàn: tất cả các thành phần của một bậc chia sẻ mọi đặc điểm với thứ bậc cao hơn kế tiếp.

 Thứ bậc không hoàn toàn: Một số thành phần không chia sẻ toàn bộ các đặc điểm với thứ bậc cao hơn kế tiếp.

3.5.5.2 Nguyên tắc hình thành cấu trúc thứ bậc

Saaty (1994) đã nhấn mạnh rằng một sơ đồ thứ bậc cung cấp cho ta một cái nhìn tổng thể của những mối quan hệ phức tạp của các tình huống và sự đánh giá. Nó cũng cho phép ngƣời ra quyết định đánh giá đƣợc sự so sánh các ý kiến của cùng một mức độ quan trọng của các tiêu chuẩn.

 Mỗi một loại các thành phần chức năng chiếm một bậc trong thứ bậc.

 Cấp cao nhất chỉ có một thành phần gọi là tiêu điểm, tức là mục tiêu bao trùm cả cấu trúc hay vấn đề cần giải quyết.

 Các cấp kế tiếp gồm nhiều thành phần hay các tiêu chuẩn chính. Mỗi thành phần hay tiêu chuẩn này có thể đƣợc phân chia thành các cấp nhỏ hơn hay đứng độc lập là tùy thuộc vào mức độ chi tiết của mô hình. Do việc so sánh đƣợc thực hiện giữa các thành phần của cùng một thứ bậc với nhau theo tiêu chuẩn của thứ bậc cao hơn, các thành phần của một thứ bậc phải có cùng một độ lớn hay tầm quan trọng. Nếu sự khác biệt giữa chúng là lớn thì chúng nên đƣợc sắp xếp ở các cấp khác nhau.

 Cấp thấp nhất cuối cùng của sơ đồ thứ bậc đƣợc gọi là cấp phƣơng án, nó chứa các phƣơng án đặt bên dƣới các thành phần hay tiêu chuẩn ở ngay bên trên nó.

3.5.5.3 Thiết lập độ ƣu tiên

Sau khi xây dựng xong cấu trúc thứ bậc, bƣớc quan trọng tiếp theo là phải tính toán và thiết lập độ ƣu tiên của mỗi yếu tố trên các cấp đã đƣợc xác định trong cấu trúc thứ bậc. Lúc này, ngƣời ra quyết định cần đƣa ra những ý kiến đánh giá của mình về mức độ quan trọng của mỗi tiêu chuẩn đối với tiêu chuẩn ở cấp cao hơn trong sơ đồ thứ bậc bằng phƣơng pháp so sánh từng cặp.

Các nhà lý thuyết về mô hình, hệ thống cho rằng các mối quan hệ phức tạp luôn luôn có thể đƣợc phân tích bằng cách chọn các cặp thành phần và liên hệ

chúng thông qua các thuộc tính của chúng. Theo Muralidhar (1990), ƣu điểm của so sánh cặp là nó cho phép ngƣời ra quyết định chỉ tập trung vào sự so sánh hai đối tƣợng và sự so sánh nhƣ vậy ít bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố bên ngoài.

Các bƣớc trong so sánh cặp nhƣ sau:

 So sánh các thành phần theo cặp đối với các tiêu chuẩn đã đƣợc xác định.

 Bắt đầu từ chóp của sơ đồ thứ bậc, chọn một tiêu chuẩn, tiến hành việc so sánh từng cặp các thành phần của bậc kế tiếp theo tiêu chuẩn đã chọn.

 Thiết lập ma trận so sánh cặp.

Phƣơng pháp AHP sử dụng thang đo 9 mức độ để tiến hành so sánh cặp nhƣ

Bảng 3.3 sau đây:

Bảng 3.3: Thang đánh giá 9 mức so sánh của phương pháp AHP.

Mức độ ảnh huởng So sánh Giải thích 1 Ảnh hƣởng bằng nhau.

Hai yếu tố có mức độ ảnh hƣởng nhƣ nhau đến tính hiệu quả dự án.

2 Mức giữa 1 và 3. Cần có sự thỏa hiệp giữa 2 mức đánh giá 1 và 3. 3 Tƣơng đối ảnh

hƣởng hơn.

Kinh nghiệm và đánh giá mức độ ảnh hƣởng hơi nghiêng về yếu tố này so với yếu tố kia.

4 Mức giữa 3 và 5. Cần có sự thỏa hiệp giữa hai mức đánh giá 3 và 5. 5 Ảnh hƣởng hơn

nhiều.

Kinh nghiệm và đánh giá mức độ ảnh hƣởng nghiêng mạnh hơn của yếu tố này so với yếu tố kia.

6 Mức giữa 5 và 7. Cần có sự thỏa hiệp giữa hai mức đánh giá 5 và 7. 7 Ảnh hƣởng hơn rất

nhiều.

Kinh nghiệm và đánh giá mức độ ảnh hƣởng nghiêng mạnh vƣợt trội hơn của yếu tố này so với yếu tố kia. 8 Mức giữa 7 và 9. Cần có sự thỏa hiệp giữa hai mức đánh giá 7 và 9. 9 Tuyệt đối ảnh hƣởng hơn.

Mức độ ảnh hƣởng hơn hẳn tuyệt đối của yếu tố này so với yếu tố kia.

Thông thƣờng, các câu hỏi đƣợc đặt ra là: Yếu tố này có lợi hơn, thỏa mãn hơn, ảnh hƣởng nhiều hơn… so với các yếu tố khác nhƣ thế nào? Mức độ bao

nhiêu? Trả lời các câu hỏi này vô cùng quan trọng vì nó phản ánh mối quan hệ giữa các tính chất của một cấp với tính chất của cấp thứ bậc cao hơn. Do đó, các chuyên gia tham gia đánh giá so sánh cặp các yếu tố đƣợc chọn phải có kiến thức, kinh nghiệm và nắm rõ các tiêu chuẩn cần đƣợc đánh giá. Việc so sánh từng cặp yếu tố với nhau sẽ đòi hỏi n(n-1)/2 sự đánh giá cần thiết với một mục tiêu có n yếu tố.

3.5.5.4 Đo lƣờng sự không nhất quán

Saaty (1994) đã định nghĩa sự nhất quán nhƣ sau: Những cƣờng độ giữa những ý tƣởng hay đối tƣợng có liên quan nhau dựa trên một tiêu chuẩn cụ thể để hiệu chỉnh lẫn nhau trong cùng một phƣơng pháp so sánh hợp lý.

Sự nhất quán có hai ý nghĩa:

 Các ý tƣởng hay sự vật đƣợc hợp thành một nhóm theo sự đồng nhất và có liên quan đến nhau.

 Cƣờng độ của sự liên quan của các ý tƣởng hay sự vật theo một tiêu chuẩn nào đó phải tuân theo một thứ tự logic. Ví dụ sự nhất quán tuyệt đối là nếu x quan trọng hơn y bởi một cấp độ là 2, y quan trọng hơn z bởi một cấp độ là 3 thì x phải quan trọng hơn z bởi cấp độ đó là 6.

Tuy nhiên trong thực tế, không phải lúc nào ta cũng có thành lập đƣợc mối quan hệ bắc cầu trong khi so sánh từng cặp. Ví dụ yếu tố A quan trọng hơn yếu tố B, yếu tố B quan trọng hơn yếu tố C nhƣng do bản chất nhận thức, khi có một kinh nghiệm mới thì các chuyên gia ngƣời ra quyết định luôn làm thay đổi trật tự do cảm giác của mình và có thể đánh giá yếu tố C quan trọng hơn yếu tố A. Hiện tƣợng này thể hiện tính thực tiễn của bài toán, ta gọi nó là sự không nhất quán (inconsistency). Sự không nhất quán là thực tế nhƣng độ không nhất quán không nên quá nhiều vì khi đó nó thể hiện sự đánh giá không chính xác. Do đó, một khi các so sánh cặp vẫn còn sự gắn kết giữa thực tế và kinh nghiệm, không cần thiết phải có sự nhất quán hoàn toàn.

Trong thực tế, ngƣời ra quyết định chỉ ƣớc lƣợng duy nhất giá trị đúng của các phần tử trong ma trận so sánh cặp bằng cách gán cho nó một giá trị từ thang đo 9 mức so sánh.

Theo Saaty (1994), điều này sẽ dẫn đến việc xác định một chỉ số nhất quán CI đƣợc dùng để đánh giá chất lƣợng của ma trận so sánh cặp: 1    n n CI

Trong đó:  là giá trị đặc trƣng cực đại và n là kích thƣớc của ma trận so sánh cặp.

Sự sai khác thể hiện qua hiệu (- n), có thể đƣợc sử dụng để đo lƣờng sự không nhất quán. Sự nhất quán hoàn toàn xảy ra khi  – n = 0, tuy nhiên trong nhiều trƣờng hợp  ≥ n. Giá trị CI càng gần 0 thì những ý kiến đánh giá của ngƣời ra quyết định càng nhất quán.

Để làm rõ thêm sự đo lƣờng tính không nhất quán này, chỉ số nhất quán CI vừa tính ở bƣớc trên có thể thay đổi bằng thuật ngữ tỷ số nhất quán CR (consistency

ratio) hay tỷ số không nhất quán IR (inconsistency ratio). Thông qua mô phỏng

một số lƣợng rất lớn sự so sánh cặp đƣợc phát ra một cách ngẫu nhiên cho các kích cỡ ma trận khác nhau, Saaty đã đƣa ra công thức sau:

CI CR=

RI

Trong đó: n là kích thƣớc của ma trận.

RI là chỉ số ngẫu nhiên đƣợc xác định từ Bảng 3.4.

Bảng 3.4: Chỉ số ngẫu nhiên RI.

N 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

RI 0.0 0.0 0.58 0.90 1.12 1.24 1.32 1.41 1.49 1.51

Dyer (1990) đã nhận xét rằng theo phƣơng pháp AHP, ngƣời ra quyết định không nên mong đợi một sự nhất quán hoàn hảo nhƣng một số phần trăm nhỏ nào đó của tính không nhất quán hay là sự diễn tả sự ƣa thích cá nhân thì có thể chấp nhận đƣợc.

Nhƣ vậy, phƣơng pháp AHP đo đƣợc sự nhất quán thông qua tỷ số nhất quán CR (consistency ratio). Dựa trên những nghiên cứu kinh nghiệm, Saaty cho rằng giá trị chấp nhận đƣợc của CR phải nhỏ hơn hoặc bằng 0.1; nếu điều kiện này không thỏa mãn thì chúng ta phải xem xét sửa đổi lại các so sánh cặp đó. Điều này phải đƣợc nhấn mạnh, tuy nhiên giá trị chấp nhận của CR không đảm bảo một kết quả lựa chọn tốt cuối cùng, nhƣng nó bảo đảm không có sự mâu thuẫn quá mức trong các so sánh đã làm và quyết định là hợp logic, và không phải là kết quả của sự ƣu tiên ngẫu nhiên (Saaty và Vargas, 2001).

Chƣơng 4. THU THẬP VÀ TỔNG HỢP SỐ LIỆU

4.1. Các giai đoạn của dự án

Hình 4.1: Các giai đoạn của dự án đầu tư.

Tùy theo đặc thù của dự án và doanh nghiệp mà các giai đoạn thực hiện dài hay ngắn.

Giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ

Giai đoạn thực hiện đầu tƣ

Giai đoạn vận hành kết quả đầu tƣ

Khảo sát, tìm kiếm cơ hội đầu tƣ

Nghiên cứu tiền khả thi và khả thi

Quy hoạch-Thiết kế sơ bộ.

Báo cáo đầu tƣ

Xác định tổng mức đầu tƣ sơ bộ Lập và thẩm định dự án Đền bù, giải phóng mặt bằng Thiết kế và xác định tổng mức đầu tƣ Mời thầu và ký kết hợp đồng

Thi công công trình và nghiệm thu, quyết

toán công trình

Vận hành, khai thác bán sản phẩm/cung cấp

 Giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ: Tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở 2 giai đoạn sau, đặc biệt là với giai đoạn vận hành kết quả đầu tƣ. Ở giai đoạn này, vấn đề quan trọng là chất lƣợng, chính xác của kết quả nghiên cứu. Tổng chi phí giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ thƣờng chiếm từ 0.5-15% tổng vốn đầu tƣ vào dự án. Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tƣ sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho việc thực hiện các giai đoạn còn lại của dự án.

 Giai đoạn thực hiện đầu tƣ : Vấn đề thời gian là quan trọng hơn cả, 85-95.5% vốn đầu tƣ đƣợc chia ra và huy động trong suốt thời gian thực hiện đầu tƣ. Thời gian thực hiện đầu tƣ phụ thuộc nhiều vào công tác chuẩn bị đầu tƣ cũng nhƣ việc điều hành, quản lý việc thực hiện quá trình đầu tƣ.

 Giai đoạn vận hành kết quả đầu tƣ : Nhằm đạt đƣợc các giai mục tiêu của dự án, các kết quả do giai đoạn thực hiện đầu tƣ tạo ra đảm bảo tính đồng bộ, chất lƣợng tốt, đúng tiến độ tại thời điểm thích hợp. Làm tốt công tác của giai đoạn chuẩn bị và thực hiện đầu tƣ sẽ tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức, quản lý phát huy tác dụng của các kết quả đầu tƣ.

4.2. Nhận dạng các yếu tố ảnh hƣởng

Tính hiệu quả của dự án, ở đây đƣợc đánh giá chủ yếu dựa trên hiệu quả về lợi ích tài chính của dự án, tức là mức thu lợi nhuận mà dự án đem lại cho doanh nghiệp.

Các nghiên cứu đánh giá thành công của dự án theo các tác giả trƣớc đây nhƣ sau:

 Naoum (1994) đo lƣờng kết quả thực hiện dự án bằng thời gian không vƣợt quá và chi phí không vƣợt quá.

 Chan (1996) đo lƣờng kết quả thực hiện dự án theo khái niệm thời gian xây dựng và chi phí đơn vị.

 Songer: đánh giá dự án bằng khái niệm: đúng tiến độ, không vƣợt chi phí, đạt chất lƣợng thi công cao và đáp ứng đƣợc yêu cầu kỹ thuật.

Từ đó, tác giả đo lƣờng tính hiệu quả của dự án xét dựa trên hai tiêu chí là chi phí đầu tƣ cho dự án và kết quả kinh doanh sản phẩm/cung cấp dịch vụ từ dự án.

Hình 4.2: Các tiêu chí đo lường hiệu quả dự án.

Về chi phí đầu tƣ cho dự án : bao gồm tất cả các loại chi phí đã thực hiện trong suốt quá trình thực hiện dự án, đảm bảo chi phí quyết toán khi triển khai thực hiện các giai đoạn, hạng mục của dự án không vƣợt quá chí phí dự kiến ban đầu. Chi phí này phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, kinh nghiệm của chủ đầu tƣ và các đơn vị có liên quan tham gia vào dự án, các qui định, chính sách của nhà nƣớc, tình hình thị trƣờng nguyên vật liệu, trình độ khoa học kỹ thuật, quản lý, chiến lƣợc của doanh nghiệp …

Về kết quả kinh doanh sản phẩm/cung cấp dịch vụ : phải đảm bảo đƣợc về giá và doanh số khi kinh doanh sản phẩm/cung cấp dịch vụ từ dự án. Kết quả này phụ thuộc rất nhiều vào chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhu cầu tiêu dùng, tình hình thị trƣờng bất động sản …

Từ các lý do trên, tác giả đã nhận dạng và chia các yếu tố rủi ro thành bốn nhóm nhƣ bảng bên dƣới. Trong quá trình phỏng vấn các chuyên gia và khảo sát bằng bảng câu hỏi sẽ có đƣợc nhóm các yếu tố rủi ro tác động đến tính hiệu quả của dự án đầu tƣ xây dựng công trình thuộc dự án du lịch của các doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam và xây dựng mô hình đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến tính hiệu quả của dự án đầu tƣ xây dựng.

4.3. Khảo sát thử nghiệm

Bảng tổng hợp các yếu tố rủi ro trên đã đƣợc sự đóng góp ý kiến chặt chẽ từ những chuyên gia, những ngƣời làm công tác quản lý dự án đầu tƣ xây dựng , có

Hiệu quả của dự án Các yếu tố rủi

ro ảnh hƣởng

Tác động

Kết quả kinh doanh sản/cung cấp dịch vụ Chi phí đầu tƣ cho dự

nhiều kinh nghiệm với vai trò chủ đầu tƣ dự án. Tác giả cũng đã khảo sát thử nghiệm với 18 cá nhân có kinh nghiệm theo Bảng câu hỏi đã xây dựng (xem Phụ lục 1) để tiếp nhận thông tin phản hồi và thu đƣợc kết quả thử nghiệm nhƣ sau:

4.3.1. Thông tin chung khảo sát thử nghiệm 4.3.1.1. Số năm kinh nghiệm 4.3.1.1. Số năm kinh nghiệm

Bảng 4.1: Bảng kết quả khảo sát thử nghiệm số năm kinh nghiệm

Stt Kinh nghiệm Tần số % % hợp lệ % lũy kế

1 < 3 năm 0 0 0 0

2 3 - 5 năm 3 17% 17% 17%

3 5 - 10 năm 7 39% 39% 56%

4 > 10 năm 8 44% 44% 100%

5 Tổng 18 100% 100%

Hình 4.3 Biểu đồ tỉ lệ số năm kinh nghiệm các cá nhân được khảo sát thử nghiệm

4.3.1.2 Vị trí công việc hiện tại

Bảng 4.2: Bảng kết quả khảo sát thử nghiệm chức danh.

Stt Chức danh Tần

số % % hợp lệ % lũy kế

1 Giám đốc quản lý dự án 7 39% 39% 39%

2 Chuyên viên quản lý dự án 4 22% 22% 61%

3 Nhà thầu thi công 5 28% 28% 72%

4 Công tác khác 2 11% 11% 100%

Một phần của tài liệu Những rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư xây dựng công trình thuộc dự án du lịch (áp dụng tại thành phố nha trang) (Trang 85)