Khối ngoại hào hứng

Một phần của tài liệu Những rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư xây dựng công trình thuộc dự án du lịch (áp dụng tại thành phố nha trang) (Trang 25 - 26)

Trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2013, hàng loạt “siêu” dự án nghỉ dƣỡng du lịch có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) đã dừng đầu tƣ, triển khai, khiến các địa phƣơng phải ra quyết định thu hồi : Điển hình trong số đó là các dự án Bãi Biển Rồng (rộng 460 ha, vốn đăng ký lên đến 4,15 tỷ USD), Khu nghỉ dƣỡng cao cấp Hòn ngọc châu Á (tại Phú Quốc, Kiên Giang, vốn đầu tƣ dự kiến 2 tỷ euro của Tập đoàn Trustee Suisse của Thụy Sĩ), Thành phố Sáng tạo Nam Phú Yên (1,68 tỷ USD); Công viên Thế giới kỳ diệu (Bà Rịa - Vũng Tàu, 1,3 tỷ USD)... Hàng loạt siêu dự án du lịch nghỉ dƣỡng giậm chân tại chỗ, nhƣ Saigon Atlantic (Bà Rịa - Vũng Tàu - 4 tỷ USD). [26]

Nhƣng bƣớc sang năm 2014, khi những bóng mây u ám bao phủ thị trƣờng bất động sản dần tan, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã quay trở lại đón đầu thị trƣờng và bất động sản du lịch nghỉ dƣỡng đang là hạng mục “hot” nhất của họ. Điển hình là Dự án Khu du lịch liên hợp cao cấp Phú Yên (do Công ty TNHH New City Properties Development của Brunei làm chủ đầu tƣ, tổng vốn đầu tƣ 4,3 tỷ USD) đã giảm quy mô diện tích, cơ cấu lại nguồn vốn và tìm kiếm đối tác tham gia. Theo giấy chứng nhận đầu tƣ mới, quy mô diện tích Dự án giảm từ 565 ha còn 357,52 ha và quy mô vốn đầu tƣ giảm từ 4,3 tỷ USD còn 1 tỷ USD. [26]

Hàng loạt nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã thâm nhập thị trƣờng, đề xuất đầu tƣ nhiều dự án bất động sản du lịch nghỉ dƣỡng quy mô lớn, nhƣ Dự án Khu đô thị sinh thái có vốn đầu tƣ khoảng 1 tỷ USD, rộng 516 ha tại đảo Hoàng Tân, thị xã

Quảng Yên (Quảng Ninh) của Tập đoàn Xi măng Hạnh Phúc (Đài Loan); Dự án Ha Long Star, rộng 125 ha, tổng mức đầu tƣ 550 triệu USD của Nakheel (Các Tiểu vƣơng quốc Ảrập Thống nhất - UAE); Dự án Khu phức hợp vui chơi giải trí (casino) tại đảo Tuần Châu (TP. Hạ Long, Quảng Ninh), với tổng vốn đầu tƣ lên tới 7,5 tỷ USD của Tập đoàn ISC Corp (Mỹ); Dự án Khu đô thị tại thị xã Quảng Yên của Liên danh Tập đoàn Amata (Thái Lan) với Tuần Châu, quy mô 7.834 ha, vốn đầu tƣ 1,5 - 2 tỷ USD…[26]

Trƣớc đó, trong nửa đầu năm 2014, nhiều chủ đầu tƣ nƣớc ngoài, qua hình thức mua bán và sáp nhập (M&A) đã lặng lẽ thâm nhập thị trƣờng, mua lại các dự án nghỉ dƣỡng tại Việt Nam. Trong số này, có thể kể đến việc Tập đoàn Rose Rock của gia đình tỷ phú Mỹ Rockefeller hợp tác với Công ty TNHH Dầu khí Vũng Rô để thực hiện Khu phức hợp du lịch và nghỉ dƣỡng tại Vũng Rô (Phú Yên), với tổng vốn đầu tƣ 2,5 tỷ USD; Alma Group (Israel) mua lại Dự án nghỉ dƣỡng Khu du lịch Bãi Rồng Resort trị giá 300 triệu USD và đổi tên thành Alma Resort; State Development - Moscow (Nga) động thổ xây dựng Khu nghỉ dƣỡng Cam Ranh Flowers Resort, với tổng vốn đầu tƣ 1.890 tỷ đồng…

Theo số liệu của Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ), năm 2014, bất động sản thu hút 35 dự án đầu tƣ đăng ký mới, với tổng vốn đầu tƣ đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2,54 tỷ USD, chiếm 12,6% tổng vốn đầu tƣ đăng ký. [26]

Một phần của tài liệu Những rủi ro ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư xây dựng công trình thuộc dự án du lịch (áp dụng tại thành phố nha trang) (Trang 25 - 26)