Thiết kế nghiên cứu là lập kế hoạch cụ thể quy trình quan sát, đo đạc, thu thập và phân tích dữ liệu cần thiết để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu nhƣ là một bản kế hoạch mà trong đó ta cần cụ thể hoá nội dung, quy trình và thời gian thực hiện nghiên cứu. Trong thiết kế nghiên cứu dữ liệu và phƣơng pháp thu thập phải phù hợp và đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. Nói cách khác tuỳ theo quy mô và mục tiêu nghiên cứu mà nhà nghiên cứu phải cân đối một cách phù hợp nhất 3 yếu tố cơ bản là: giá trị thông tin, độ chính xác của thông tin thu được và chi phí để thực hiện nghiên cứu đó.
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình thiết kế bảng câu hỏi.
Thiết kế sơ bộ bảng câu hỏi, thảo luận với chuyên gia, thành viên làm việc trong lĩnh vực thiết kế xây dựng về nội dung và hình thức, phù hợp
với mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát thử nghiệm
Chỉnh sửa bảng câu hỏi
Sử dụng cho mục đích khảo sát, thu nhập dữ liệu
Nghiên cứu trƣớc đây, các tạp chí chuyên ngành, ý kiến của chuyên gia, Xác định các vấn đề cần khảo sát dựa trên cơ sở lý thuyết thông qua
phƣơng tiện truyền thông, internet……
Lựa chọn hình thức câu hỏi và thang đo: Một trong những hình thức đo lƣờng các khái niệm trừu tƣợng đƣợc sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu kinh tế xã hội là dạng thang đo do Rennis Likert (1932) giới thiệu. Likert đã đƣa ra loại thang đo năm mức độ phổ biến. Thang đo 5 mức độ có thể trở thành 3 hoặc 7 mức độ và đồng ý hay không đồng ý, và cũng có thể trở thành chấp nhận hay không chấp nhận, có thiện ý hay phản đối, tuyệt vời hay tồi tệ, nhƣng quy tắc là nhƣ nhau. Tất cả đều đƣợc gọi là thang đo Likert, theo Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) [25].
Trong đề tài nghiên cứu này tác giả chọn loại thang đo năm (05) mức độ (five-scales) để lấy ý kiến của ngƣời trả lời.
Đánh giá khả năng xảy ra của các yếu tố rủi ro.
(1) Xuất hiện rất ít.(2) Xuất hiện ít.(3) Xuất hiện trung bình.(4) Xuất hiện nhiều.(5) Xuất hiện rất nhiều.
Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố rủi ro.
(1) Ảnh hưởng rất ít.(2) Ảnh hưởng ít.(3) Ảnh hưởng trung bình.(4) Ảnh hưởng nhiều.(5) Ảnh hưởng rất nhiều.
Xây dựng cấu trúc bảng câu hỏi, nội dung chủ yếu bám sát theo các vấn đề đã đƣợc nhận dạng ở bƣớc trên.
Tiến hành khảo sát thử nghiệm: Bƣớc này nhằm để hoàn thiện bảng câu hỏi, chỉnh sữa các sai sót, đồng thời thăm dò ý kiến phản hồi từ phía ngƣời trả lời.
Thu thập thông tin, hoàn thiện bảng câu hỏi và tiến hành phát bảng câu hỏi chính thức để thu thập số liệu nghiên cứu.
Ngoài ra, khi thiết kế bảng câu hỏi cần phải lƣu ý những vấn đề sau:
Cách tổ chức bảng câu hỏi: Cách tổ chức có ảnh hƣởng rất mạnh đến tỉ lệ trả lời và tác động rất nhiều đến chất lƣợng thu thập thông tin (sự chính xác của các câu trả lời).
Cách sử dụng từ trong câu hỏi, cách đặt câu hỏi cũng có tác động rất mạnh đến chất lƣợng thông tin.
Thang đo lƣờng dùng trong câu hỏi, điều này ấn định dạng thông tin mà ta thu thập.