Phát hiện chất

Một phần của tài liệu Giáo trình HPLC (sắc ký lỏng ao áp) (Trang 25 - 26)

Độ phát hiện của một chất trong một hệ pha đã chọn là phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của quá trình sắc ký, cụ thể nh− :

+ Thể tích, hay l−ợng mẫu đ−ợc nạp vào cột tách, + Tính chất và các thông số đặc tr−ng của pha tĩnh,

+ Tính chất và thành phần của pha động, ( có khi cả giá trị pH ), + Tốc độ của pha động và kỹ thuật rửa giải,

+ Độ nhạy phát hiện của detector và các đặc tr−ng của nó,

+ Tính chất của chất phân tích đối với kỹ thuật phát hiện, + Thiết bị để ghi đo tín hiệu của chất phân tích, …

Các yếu tố này đều ảnh h−ởng trong những mức độ khác nhau đến độ phát hiện của một chất phân tích. Nh− vậy, nếu ta chọn đ−ợc các yếu tố trên ở điều kiện phù hợp nhất, thì chúng ta sẽ có độ nhậy và độ phát hiện tốt nhất, và lúc này độ phát hiện chỉ còn do bản chất của chất phân tích quyết định mà thôi. Do thực tế trên, cho nên khi nói đến giới hạn phát hiện của một chất trong kỹ thuật phân tích HPLC là phải luôn luôn gắn liền với những điều kiện thí nghiệm nhất định của hệ pha HPLC và với các loại trang thiết bị đã dùng để phát hiện và xác định nó.

Nói về giới hạn phát hiện của một chất, trong kỹ thuật sắc ký lỏng áp suất cao (HPLC) ng−ời ta th−ờng sử dụng hai khái niệm :

› Giới hạn nồng độ ( độ nhậy nồng độ ): Là nồng độ nhỏ nhất của chất tan Xi trong dung dịch mẫu bơm vào cột tách sắc ký để còn thu đ−ợc tín hiệu sắc ký của nó, ví dụ chiều cao pic H, là phải bằng ba lần dao động của tín hiệu nền; nghĩa là phải có :

H(Cm) 3n (2.39) Trong đó ∂n là dao động của tín hiệu nền (hình 2.5).

› Giới hạn tuyệt đối ( độ nhậy tuyệt đối ): Là khối l−ợng nhỏ nhất của chất phân tích Xi ( tức là l−ợng chất q = VS.Ci ) cần phải nạp vào cột tách sắc ký để cũng thu đ−ợc tín hiệu sắc ký thoả mãn điều kiện nh− công thức (2.39 ). Trong hai khái niệm này, trong thực tế phân tích, khái niệm độ nhậy nồng độ đ−ợc sử dụng phổ biến hơn. Vì dùng đại l−ợng độ nhậy nồng độ, ng−ời ta dễ dàng so sánh độ phát hiện của các chất trong điều kiện đã chọn mà không cần phải tính ra l−ợng gam tuyệt đối.

Một phần của tài liệu Giáo trình HPLC (sắc ký lỏng ao áp) (Trang 25 - 26)