X trong dòng pha động đi ra từ cột tách Còn k là hằng số của điều kiện thực nghiệm của detector đã chọn.
3. Hệ điện tử ( hệ đo tín hiệ u) có nhiệm vụ thu nhận và khuyếch đại tín hiệu đo để chỉ thị theo một cách nào đó, nh− máy tự ghi, mày in số đo, v.v.
3.5.2. Detector huỳnh quang
Một số chất phân tích hay hợp chất của nó với một thuốc thử hoặc là sản phẩm ôxy hoá khử của nó theo một phản ứng có tính định l−ợng mà có tính chất huỳnh quang thì cũng có thể phát hiện và xác định đ−ợc bằng loại detector phổ huỳnh quang. Nghĩa là tính chất huỳnh quang đó là tự thân chất phân tích có hay là sản phẩm của chất phân tích với một chất khác trong một điều kiện xác định khi bị kích thích.
Nh− vậy nguyên tắc của phép đo huỳnh quang là chiếu một chùm tia sáng kích thích có b−ớc sóng xác định ( λEx ) phù hợp vào cuvét chứa chất mẫu phân tích ( flowcell của detector ) để chất phân tích phát ra chùm tia phát xạ huỳnh quang của nó ( λEm ). Sau đó nhờ hệ quang học thu, phân ly tách lấy tia phát xạ huỳnh quang thích hợp cần đo h−ớng vào nhân quang điện để đo chúng, khuếch đại, và chỉ thị ( biểu diễn ) chúng theo cách nào đó, ví dụ nh−
máy tự ghi (Recorder) hay intergrator.
Việc phát hiện định l−ợng ở đây là dựa trên cơ sở, trong một vùng nồng độ C nhất định của chất phân tích, thì c−ờng độ của tia phát xạ huỳnh quang của chất hay sản phẩm của nó là phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ của nó trong flowcell. Nghĩa là ta có:
Ihq = k.C.L (3.4) Với k = Io.Φ.Ehq. và trong đó : Với k = Io.Φ.Ehq. và trong đó :
+ Io: c−ờng độ của chùm sáng kích thích, + Φ: Là hiệu suất huỳnh quang của chất,
+ L: Là bề dầy của lớp phát huỳnh quang ( flowcell ).
+ Ehq: là hệ số phát huỳnh quang của phân tử chất phân tích hay hợp chất có tính huỳnh quang của nó.
Theo công thức trên, trong một điều kiện thực nghiệm nhất định thì k là hằng số, L cũng là không đổi, nh− vậy c−ờng độ huỳnh quang Iq chỉ còn phụ thuộc vào nồng độ C của chất phân tích chảy qua Flowcell của detector.
Nh− vậy, về nguyên tắc cấu tạo, thì detector huỳnh quang khác detector UV-VIS ở chỗ là gồm hai bộ đơn sắc hay hai hệ quang. Một hệ quang cung cấp chùm tia kích thích, một hệ quang thu nhận chùm tia phát xạ huỳnh quang của chất mẫu đ−ợc đặt vuông góc với chùm tia kích thích. Với những máy đơn giản thì hai bộ đơn sắc này đ−ợc thay bằng hai bộ kính lọc vùng phổ. Hình 3.11a và 3.11b là sơ đồ mô tả nguyên tắc cấu tạo của các hệ detector huỳnh quang dùng trong HPLC.
Trong detector huỳnh quang, đèn nguồn tạo chùm tia kích thích ng−ời ta th−ờng dùng đèn đơtrium (D2-Lamp) cho vùng tử ngoại (190-360 nm), đèn Wolfram (W-Lamp) cho vùng khả kiến (360- 800 nm) và đèn Xênôn ( Xe- Lamp) cho vùng phổ 250 - 600 nm, và cả đèn hơi Hg.
Hình 3.11a. Detector huỳnh quang dùng lọc sáng thay bộ đơn sắc
La: Đèn nguồn. L1, L2: Các thấu kính. P: Nhân quang.
F1: Flowcell. Fi: Lọc sáng. D: Bộ khuyếch đạị Re: Máy ghi ( Recorder).
Hình 3.11b. Detector hunỳh quang với 2 bộ đơn sắc
F1: Flowcell. L: Nguồn sáng. G1,G2: Hai cách tử. M, M1, M2: Là các g−ơng. P1, P2: Các nhân quang điện. D: Độ khuyếch đại. Re: Máy tự ghi.
Detector huỳnh quang có độ nhậy và độ chọn lọc cao. Về hai mặt này nó hơn hẳn detector phổ hấp thụ phân tử UV-VIS. Hiện nay nó cũng là một loại detector đang đ−ợc sử dụng nhiều trong kỹ thuật HPLC để phát hiện cả các chất hữu cơ cũng nh− các chất vô cơ.