X trong dòng pha động đi ra từ cột tách Còn k là hằng số của điều kiện thực nghiệm của detector đã chọn.
A i= k cm 2/(đg.lg.Ohm) (3.9)
3.5.8. Detector hấp thụ nhiệt
Loại detector này hoạt động theo nguyên tắc là khi chất phân tích bị một chất khác hấp phụ thì kèm theo sự toả nhiệt hay là thu nhiệt của chất phân tích ở trong buồng đo ( Flowcell ), làm cho buồng đo nóng lên hay lạnh đi, và nói chung trong một giới hạn nhất định thì hiệu ứng toả nhiệt hay thu nhiệt này là phụ thuộc tuyến tính vào nồng độ của chất phân tích tan trong pha động chảy qua Flowcell theo ph−ơng trình sau:
Q = k.CX (3.13) Trong đó:
+ Q là hiệu ứng nhiệt của quá trình hấp phụ trong buồng đo ( flowcell ) của detector;
+ CX là nồng độ của chất phân tích có trong pha động dẫn qua flowcell ; + Còn k là một hệ số, đ−ợc gọi là hằng số thực nghiệm của phép đo này, nó đ−ợc quyết định bởi các tham số của máy đo và điều kiện thí nghiệm.
Về nguyên lý cấu tạo, loại detector này đ−ợc mô tả hình khối nh− trong sơ đồ ở hình 3.17.
Hình 3.17. Nguyên tắc cấu tạo của detector hấp thu nhiệt
FL : Buồng đo trao đổi nhiệt ( kênh mẫu và kênh so sánh )
Flowcell của detector loại này gồm có hai buồng, buồng so sánh và buồng mẫu. Mỗi buồng có một cặp pin nhiệt điện có độ nhậy cao. Buồng so sánh đ−ợc nhồi đầy bông thuỷ tinh trơ, buồng mẫu nhồi đầy chất hấp thu nhiệt, hai buồng này đặt sát nhau và đ−ợc ngăn bằng một tấm cách nhiệt và đặt toàn bộ trong một hộp kín cách nhiệt với môi tr−ờng bên ngoài, để đảm bảo sự thay đổi nhiệt trong flowcell là chỉ do dòng pha động có chất mẫu chảy qua gây ra. Độ nhậy của detector loại này là phụ thuộc vào các yếu tố:
• Bản chất của cặp pin nhiệt điện.
• Bản chất của chất hấp thu nhiệt nhồi trong flowcell.
Loại detector này đ−ợc sử dụng không nhiều. Vì chỉ có một số chất tan mới có hiệu ứng nhiệt rõ ràng khi bị hấp phụ.