Đãi ngộ nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực tại sở công thương tỉnh xiêng khoảng nước CHDCND lào (Trang 34 - 36)

- So sánh giữa cungcầu nhân lực và các khả năng điều chỉnh

1.2.4 Đãi ngộ nguồn nhân lực

Đãi ngộ nhân lực là quá trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, nhân viên để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và qua đó góp phần hoàn thành mục tiêu của cơ quan, tổ chức.

Đãi ngộ trong cơ quan, tổ chức nhà nước được thực hiện thông qua hai hình thức cơ bản là đãi ngộ tài chính và đãi ngộ phi tài chính.

- Đãi ngộ tài chính: Là hình thức đãi ngộ thực hiện bằng các công cụ tài chính, bao gồm nhiều loại nhau: tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, trợ cấp…

+ Tiền lương: Là số tiền mà cơ quan, tổ chức nhà nước trả cho cán bộ nhân viên tương ứng với số lượng, chất lượng lao động mà họ đã hao phí trong quá trình thực hiện những công việc được giao. Hình thức trả lương thường tính theo tháng. Đối với các cán bộ, công nhân viên chức, tiền lương được tính như sau:

Tiền lương = (Mức lương tối thiểu) x ( Hệ số lương hiện hưởng )

+ Phụ cấp: Là một khoản trả thêm cho cán bộ, nhân viên do họ đảm nhận thêm trách nhiệm hoặc làm việc trong các điều kiện không bình thường.

Mức phụ cấp tính theo mức lương cơ sở = ( Mức lương tối thiểu) x ( Hệ số phụ cấp hiện hưởng)

Các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) = [Mức lương + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] X [Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định].

+ Ngoài ra còn các khoản trợ cấp, phúc lợi cho các cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức nhà nước.

- Đãi ngộ phi tài chính: Thực chất là quá trình chăm lo cuộc sống tinh thần của người lao động thông qua các công cụ không phải tiền bạc. Những nhu cầu đời sống tinh thần của người lao động rất đa dạng và càng đòi hỏi được nâng cao.

+ Đãi ngộ thông qua công việc: Công việc phải mang lại thu nhập, vị trí vai trò trong cơ quan, phù hợp với năng lực chuyên môn, có cơ hội thăng tiến, kết quả công việc phải được đánh giá theo các tiêu chuẩn rõ ràng và thực tiễn.

+ Đãi ngộ thông qua môi trường làm việc: Công việc phải tạo dựng được không khí làm việc. Quy định và tạo dựng được các mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên. Công bằng và minh bạch.

Để có một chính sách đãi ngộ hợp lý, nhà quản trị cần xây dựng một chính sách đãi ngộ nhân lực dựa theo các nguyên tắc: Nguyên tắc tập trung dân chủ: Người quản trị phải phát huy tinh thần tham gia đóng góp của tập thể cán bộ nhân viên và các đối tượng có liên quan khác; Nguyên tắc khoa học- thực tiễn: Phải dựa trên cơ sở vận dụng các kiến thức khoa học và các quy luật khách quan; Nguyên tắc hài hòa: Tính cân đối và hài hòa phải được tuân thủ khi xây dựng chính sách đãi ngộ nhân lực, nếu không nó sẽ phá vỡ nền tảng của tổ chức. Sự hài hòa còn phải thể hiện trong việc xây dựng chính sách đãi ngộ cho các đối tượng có quyền lợi liên quan đến nhau và chi phối lẫn nhau.

Chính sách đãi ngộ nhân lực được xây dưng căn cứ vào những quy định của Nhà nước và định hướng phát triển của cơ quan tổ chức.

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực tại sở công thương tỉnh xiêng khoảng nước CHDCND lào (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w