Đào tạo và phát triển nhân lực

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực tại sở công thương tỉnh xiêng khoảng nước CHDCND lào (Trang 32 - 34)

- So sánh giữa cungcầu nhân lực và các khả năng điều chỉnh

1.2.3 Đào tạo và phát triển nhân lực

Đào tạo và phát triển nhân lực là quá trình cung cấp các kiến thức, hoàn thiện các kỹ năng, rèn luyện các phẩm chất nghề nghiệp cho người lao đọng trong doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình thực hiện công việc của họ ở cả hiện tại và tương lai.

Phát triển nhân lực là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động. Các hoạt động đó có thể được cung cấp trong vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí tới vài năm, tùy thuộc vào mục tiêu học tập nhằm nâng cao khả năng và trình độ nghề nghiệp của người lao động. Xét về nội dung, phát triển nguồn nhân lực bao gồm ba loại hoạt động là giáo dục, đào tạo và phát triển.

- Giáo dục: Là hoạt động học tập để chuẩn bị cho người lao động bước vào một nghề hoặc chuyển sang một nghề mới thích hợp hơn trong tương lai.

- Đào tạo (hay còn gọi là đào tạo kỹ năng): Là các hoạt động học tập nhằm giúp người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng để thực hiện công việc hiệu quả hơn.

- Phát triển: Là hoạt động vượt khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới theo định hướng tương lai của cơ quan tổ chức.

- Đào tạo nhân lực về chuyên môn- kỹ thuật: cần được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình làm việc của cán bộ nhân viên trong cơ quan nhà nước, nhằm giúp cho các cán bộ, nhân viên nần cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật để thực hiện tốt nhất công việc hiện tại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng mới cho nhu cầu phát triển tương lai.

+ Đào tạo các tri thức nghề nghiệp: Đó là các kiến thức căn bản và chuyên sâu về nghề nghiệp.

+ Đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp: Để thực hiện được các công việc được giao, cán bộ phải có các kỹ năng phân tích, phán đoán, lập kế hoạch…

- Đào tạo về chính trị và lý luận:

+ Đào tạo về chính trị: Các nghị quyết, chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của cơ quan tổ chức. Các quy định, hướng dẫn của cơ quan chủ quản và các cơ quan ban ngành khác có liên quan. Đạo đức cán bộ nhân viên.

+ Đào tạo về lý luận: Nhằm giúp cán bộ nhân viên hiểu bản chất của sự vật, biết cách hành động cũng như biết được phương hướng trong công việc thực tế.

- Đào tạo nâng cao năng lực quản trị: Áp dụng đối với các cấp quản trị từ quản trị viên cấp cao đến quản trị viên cấp cơ sở. Mục đích đào tạo để nâng cao năng lực quản trị bằng cách truyền đạt các kiến thức làm thay đổi quan điểm hay nâng cao năng lực thực hành của nhà quản trị. Các quản trị giữ vai trò rất quan trọng đến sự thành công hay thất bại trong hoạt của cơ quan tổ chức.Các phương pháp đào tạo nâng cao năng lực quản trị:

+ Phương pháp luân phiên: thường xuyên thay đổi công việc tạo cho đối tượng đào tạo tiếp cận với nhiều công việc khác nhau, làm cho nhân viên hiểu được công việc một cách tổng quát.

+ Phương pháp chuyên gia: Gửi các nhà quản trị đi học thêm các lớp đào tạo về kỹ năng chuyên môn, kỹ năng quản trị từ các chuyên gia hàng đầu về các lĩnh vực.

Việc xây dựng một chương trình đào tạo hoặc phát triển có thể thực hiện theo các bước sau:

- Xác định nhu cầu đào tạo - Xác định mục tiêu đào tạo - Lựa chọn đối tượng đào tạo

- Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo - Dự tính chi phí đào tạo

- Lựa chọn và đào tạo giáo viên

- Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo.

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực tại sở công thương tỉnh xiêng khoảng nước CHDCND lào (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w