- So sánh giữa cungcầu nhân lực và các khả năng điều chỉnh
3.4.1. Một số kiến nghị với SởCông thương Tỉnh Xiêng Khoảng
Thứ nhất, hoàn thiện phương pháp quản lý nguồn nhân lực
Trước hết cần phải nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý nhân lực về tầm quan trọng của công tác quản lý nhân lực đối với chiến lược phát triển của sở. Để sở công thương có thể hoành thành tốt mọi nhiệm vụ trong việc quản lý lĩnh vực Công Thương của tỉnh thì phải có một nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng tốt để đáp ứng được những yêu cầu mới của thời kỳ hội nhập kinh tế. Đặc biệt, bắt đầu từ ngày 26/10/2012 khi CHDCND Lào chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới thì cần phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng tình hình hội nhập ngày càng sâu hơn, rộng hơn vào thị trường quốc tế.
Thứ hai, hoàn thiện bộ máy tổ chức và quản lý nguồn nhân lực
Bộ máy tổ chức và quản lý trực tiếp nguồn nhân lực tại sở Công thương Xiêng Khoảng là phòng tổ chức quản trị.
Phòng tổ chức quản trị là cơ quan tham mưu giúp Sở trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, thực thi
công vụ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, tiền lương, nâng ngạch, bậc công chức, viên chức, thi đua, khen thưởng đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của sở theo quy định của pháp luật; bảo vệ chính trị nội bộ theo quy định của pháp luật.
Ngày nay, các cán bộ quản lý nhân lực được coi là những cán bộ quan trọng bởi vì họ cùng với những người quản lý khác quản lý một nguồn lực quan trọng cho mỗi cơ quan, đơn vị. Với chức nhiệm vụ là những người trợ giúp cho những người lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các bộ phận, các cán bộ quản lý nhân lực đóng góp rất lớn trong việc đề ra và tổ chức thực hiện mọi chức năng, nhiệm vụ của mỗi đơn vị, cơ quan. Do đó, họ phải là những người được chuẩn bị và đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ.