Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực tại sở công thương tỉnh xiêng khoảng nước CHDCND lào (Trang 74 - 77)

- So sánh giữa cungcầu nhân lực và các khả năng điều chỉnh

2.3.2 Các yếu tố bên trong

Thứ nhất, ảnh hưởng từ cơ chế chính sách nguồn nhân lực của sở

Do chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài cùng với điều kiện làm việc tại sở công thương tỉnh Xiêng Khoảng chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút lực lượng sinh viên các

trường cao đẳng, đại học về làm việc, đặc biệt là các sinh viên du học từ nước ngoài về. Chính sách khuyến khích của sở là nếu sinh viên tốt nghiệp các trường đại học chính quy có nguyện vọng về làm việc tại sở được vào ngay biên chế nhà nước, không phải qua các kỳ thi tuyển công chức. Tuy nhiên, do điều kiện và phương tiện làm việc của sở chưa thực sự phát triển; do tâm lý của sinh viên không muốn về cơ sở làm việc vì nhiều lý do nên hiện nay tỷ lệ cán bộ ,công chức có bằng đại học chính quy còn chưa nhiều, đặc biệt là trình độ thạc sỹ, tiến sỹ.

Bên cạnh đó, chính sách đào tạo, bồi dưỡng chưa toàn diện, còn nhiều hạn chế. Hiện nay, vấn đề đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp cơ sở của sở công thương vẫn phụ thuộc vào Bộ công thương. Điều đó có nghĩa là khi cấp trên có chỉ tiêu hay hướng dẫn mở lớp đào tạo, bồi dưỡng thì sở mới cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng. Chất lượng đào tạo được quan tâm và có những chuyển biến tích cực nhưng trên thực tế vẫn chưa mang tính căn bản. Điều này thể hiện ở một số mặt như sau: Việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thực thi nhiệm vụ cụ thể chưa được chú trọng; phương pháp đào tạo còn nặng về thuyết trình; nội dung chương trình đào tạo còn trùng lặp; kết quả đào tạo, bồi dưỡng chưa được đánh giá một cách đầy đủ, kịp thời và khách quan; tính quy hoạch trong đào tạo, bồi dưỡng gắn với sử dụng chưa cao.

Thứ hai, nhận thức của cán bộ công chức

Đây chính là yếu tố cơ bản và quyết định nhất chất lượng của mỗi cán bộ, công chức nói riêng và đội ngũ cán bộ, công chức nói chung bởi vì nó là yếu tố chủ quan, yếu tố nội tại bên trong của mỗi con người. Nhận thức đúng là tiền đề, là kim chỉ nam cho những hành động, những việc làm đúng đắn, khoa học và ngược lại. Nếu người cán bộ, công chức nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc phải nâng cao trình độ để giải quyết công việc, để tăng chất lượng thực thi công vụ thì họ sẽ tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng một cách tích cực, ham mê và có hiệu quả. Họ sẽ có ý thức trong việc tự rèn luyện, trau dồi, học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới, những phương pháp làm việc có hiệu quả. Nếu họ biết được vấn đề nâng cao đạo đức công vụ là hết sức quan trọng, là cái mà nhìn vào đó người ta có thể đánh

giá được chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, tính hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính hiện có thì họ sẽ luôn có ý thức để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ, giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm.

Ngược lại, khi cán bộ, công chức còn xem thường những chuẩn mực đạo đức, nhân cách, nên thiếu nghiêm khắc với bản thân, không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, dùi mài tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến việc mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ quan, tự tư, tự lợi, tư tưởng cục bộ, địa phương; phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, tha hóa về đạo đức, lối sống. Từ đó, dẫn đến tình trạng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà đối với nhân dân và lợi dụng chức trách, thẩm quyền được Nhà nước và nhân dân giao phó để nhận hối lộ, tham nhũng, buôn lậu, làm biến dạng những giá trị và tiêu chuẩn đích thực của người cán bộ, rơi vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng làm suy giảm uy tín của Đảng và niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước.

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực tại sở công thương tỉnh xiêng khoảng nước CHDCND lào (Trang 74 - 77)