Kinh nghiệm giải quyết việc làm trên thế giới và một số địa phƣơng và bà

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh (Trang 30)

5. Bố cục của luận văn

1.2.Kinh nghiệm giải quyết việc làm trên thế giới và một số địa phƣơng và bà

học kinh nghiệm cho huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh

1.2.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm tại một số nước

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc thi hành chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về đất đai gồm 2 loại: đất đô thị thuộc sở hữu nhà nƣớc và đất nông thôn, ngoại thành, ngoại thị thuộc sở hữu tập thể. Hiến pháp (lần sửa đổi mới nhất năm 2005) quy định: Quốc gia do sự cần thiết vì lợi ích công cộng, có thể căn cứ vào pháp luật mà trƣng thu hay trƣng dụng đất đai và trả bồi thƣờng. Theo các nhà làm luật, trƣng thu là biện pháp áp dụng đối với đất thuộc sở hữu tập thể do phải chuyển quyền sở hữu tập thể sang sở hữu nhà nƣớc, còn trƣng dụng thì áp dụng đối với đất thuộc sở hữu nhà nƣớc vì chỉ thay đổi mục đích sử dụng đất.

Luật Đất đai của Trung Quốc ra đời năm 1986 (đã qua nhiều lần sửa đổi bổ sung vào các năm 1988, 1998 và 2004) quy định mọi đơn vị và cá nhân khi có nhu cầu đất đai để xây dựng cần căn cứ theo pháp luật để xin sử dụng đất thuộc sở hữu nhà nƣớc trừ trƣờng hợp xây dựng xí nghiệp, nhà ở nông thôn, kết cấu hạ tầng và công ích ở cơ sở. Nếu đƣợc Nhà nƣớc chấp nhận thì sẽ tiến hành trƣng dụng đất thuộc sở hữu nhà nƣớc để cung ứng cho mục đích sử dụng (trong một số trƣờng hợp còn gọi là thu hồi quyền sử dụng đất), nếu không có hoặc không đủ loại đất này thì sẽ trƣng thu đất thuộc sở hữu tập thể và chuyển đổi thành đất thuộc sở hữu nhà nƣớc.

Trong vấn đề thu hồi đất, Trung Quốc rất coi trọng việc bảo vệ đất canh tác, đặc biệt là "đất ruộng cơ bản" đã đƣợc chính quyền xác định dùng để sản xuất lƣơng thực, bông, rau hay đã có những công trình thuỷ lợi tốt trên đó. Luật còn quy định cụ thể đất ruộng cơ bản phải chiếm từ 80% trở lên đất canh tác của mỗi tỉnh. Cấm không đƣợc dùng đất canh tác để xây lò gạch, mồ mả hay tự ý xây nhà, đào xới nhằm khai thác cát, đá, quặng,... Việc trƣng thu đất ruộng cơ bản, đất canh tác vƣợt quá 35 ha và đất khác vƣợt quá 70 ha phải đƣợc Quốc Vụ viện phê chuẩn, còn trƣng thu các đất khác thì do chính quyền cấp tỉnh phê chuẩn rồi báo cáo với Quốc Vụ viện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khi trƣng thu đất đai phải bồi thƣờng theo hiện trạng sử dụng đất lúc đó. Chi phí bồi thƣờng bao gồm tiền bồi thƣờng đất, tiền trợ giúp an cƣ tính theo số nhân khẩu của hộ gia đình và tiền hoa màu. Tiền bồi thƣờng đất bằng 6 - 10 lần và tổng số tiền trợ cấp an cƣ tối đa không quá 15 lần giá trị trung bình sản lƣợng hằng năm của 3 năm trƣớc trƣng thu.

Đối với đất thuộc sở hữu nhà nƣớc, khi nhu cầu đất vì lợi ích công cộng hoặc để cải tạo các khu đô thị cũ đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê chuẩn thì đƣợc thu hồi quyền sử dụng đất có bồi thƣờng. Khi thu hồi đất buộc phải di dời nhà cửa do đó bên di dời phải bồi thƣờng về nhà cửa cho bên bị di dời bằng tiền tính theo giá trị thị trƣờng hoặc bằng cách chuyển đổi tài sản. Không bồi thƣờng nhà xây trái phép hoặc nhà tạm đã hết hạn.

Sau khi bị thu hồi đất, vấn đề giải quyết việc làm cho ngƣời nông dân trở nên cấp bách hơn bao giờ hết, kinh nghiệm Trung Quốc thực hiện đó là: Tích cực phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho ngƣời nông dân có việc làm là chính sách lâu dài mà Trung Quốc đang tập trung giải quyết.

Các địa phƣơng ở Trung Quốc đã có nhiều cách làm khác nhau để giải quyết vấn đề này nhƣ: Thứ nhất, thành lập quỹ đào tạo, bồi dƣỡng nghề cho những nông dân bị thu hồi đất; khuyến khích các đơn vị ƣu tiên sắp xếp công ăn việc làm cho ngƣời nông dân bị thu hồi đất; khuyến khích nông dân lập nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ nông dân bị thu hồi đất vào thành phố mở doanh nghiệp và đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi nhƣ các đối tƣợng thất nghiệp ở thành phố. Thứ hai, áp dụng chính sách hỗ trợ bảo hiểm xã hội cho ngƣời nông dân bị thu hồi đất. Tất cả các đơn vị tuyển dụng ngƣời nông dân bị thu hồi đất vào làm việc phải ký hợp đồng lao động cho những ngƣời này từ 3 năm trở lên, mức lƣơng hàng tháng không thấp hơn 120% mức lƣơng tối thiểu của địa phƣơng.

Kinh nghiệm của Thái Lan

Trong những năm gần đây diện tích đất nông nghiệp của Thái Lan đang giảm dần do tốc độ công nghiệp hoá, sự mở rộng các khu công nghiệp, giải trí, khu đô thị. Việc áp dụng các kỹ thuật canh tác mới theo phƣơng châm bền vững chậm đƣợc triển khai khiến cho đất canh tác bị rửa trôi, xói mòn hoặc nhiễm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mặn. Điều đó khiến ngƣời nông dân không mặn mà với nghề nông, bỏ lại ruộng vƣờn đến những thành phố lớn kiếm việc, tạo áp lực việc làm tại các thành phố lớn. Vậy Thái Lan đã giải quyết vấn đề này nhƣ thế nào?

Bên cạnh những chính sách khuyến khích và hỗ trợ nông dân thì vấn đề liên quan đến “tính mềm” nhƣ đào tạo kỹ thuật, nâng cao nhận thức của ngƣời nông dân đƣợc coi trọng hƣớng đến. Nhiều trƣờng đại học, cao đẳng, trung học và các khoá học tại chỗ về kỹ thuật canh tác, chuyển giao công nghệ đƣợc mở rộng với nhiều ƣu đãi nhằm thu hút và nâng cao trình độ nguồn nhân lực nông thôn.

Tăng cƣờng công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp cho ngƣời nông dân, xoá bỏ thuế nông nghiệp.

Triển khai chƣơng trình điện khí hoá nông thôn, xây dựng hệ thống thuỷ lợi bảo đảm tƣới tiêu.

Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cải tạo đất trồng, cải tạo những vùng đất thoái hoá, khô cằn nâng cao độ màu mỡ cho đất. Điều này giúp tăng diện tích đất canh tác cho nông dân, góp phần sử dụng hiệu quả quỹ đất.

1.2.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm ở một số địa phương

Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội

Thành phố Hà Nội - Thủ đô - trung tâm kinh tế, chính trị của cả nƣớc. Theo Thống kê năm 2011, Hà Nội có diện tích 3328,9 km2, dân số 6.699.600 ngƣời, đông dân nhất khu vực phía Bắc và đứng thứ hai trong cả nƣớc; mật độ dân số cao, bình quân 2.013 ngƣời/km2[19, tr. 69].; cơ cấu dân số trẻ, lực lƣợng lao động chiếm trên 50% dân số trung bình. Lực lƣợng lao động ở Hà Nội có chất lƣợng, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn so với các thành phố phía Bắc. Tuy nhiên, do lực lƣợng lao động đông, tốc độ phát triển của nguồn nhân lực tăng nhanh nên sức ép về lao động và việc làm thƣờng xuyên diễn ra gay gắt, bức xúc.

Trong những năm qua, Hà Nội đã có nhiều giải pháp đúng đắn để phát triển kinh tế, tạo mở việc làm, thu đƣợc một số kết quả đáng ghi nhận. Có thể khái quát kinh nghiệm giải quyết việc làm của Hà Nội nhƣ sau:

1- Đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạo, đặc biệt là đào tạo lại nghề cho ngƣời lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đổi mới quản lý, nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện các cấp học, tạo tiền đề cho đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho ngƣời lao động;

Thực hiện các giải pháp đồng bộ trong đào tạo nghề, gắn đào tạo với sử dụng lao động, vừa đảm bảo hiệu quả của giáo dục - đào tạo, vừa phục vụ kịp thời nhu cầu của SXKD.

2- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với sự phát triển đa dạng các ngành, nghề sử dụng nhiều lao động.

Phát triển công nghiệp đã thu hút trên 800.000 lao động vào làm việc trong năm 2009; phát triển các ngành nghề truyền thống nhƣ: gốm sứ Bát Tràng, dệt Yên Thái, đúc đồng Ngũ Xá, vàng Định Công…; phát triển các loại dịch vụ có chất lƣợng cao phục vụ cho nhu cầu của khách quốc tế và khách trong nƣớc.

3- Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn ngoại thành, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi; tạo mở nhiều việc làm, phát triển chăn nuôi và kinh tế vƣờn; thực hiện đồng bộ chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo; phát triển ngành, nghề và dịch vụ nhỏ ở nông thôn.

4- Mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nƣớc và đẩy mạnh XKLĐ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5- Tạo môi trƣờng thuận lợi, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tạo việc làm, đẩy mạnh phát triển thị trƣờng sức lao động, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm.

Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là những tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng. Những làng nghề đó không những tạo ra nguồn thu nhập lớn cho ngƣời dân và ngân sách địa phƣơng mà còn tạo ra việc làm và thu nhập cho hàng ngàn lao động địa phƣơng cũng nhƣ các địa phƣơng lân cận.

Nhìn thấy vai trò đó, Vĩnh Phúc đã có những chính sách quan trọng nhằm phát triển làng nghề và các ngành phi nông nghiệp nông thôn. Hiện Vĩnh Phúc có 50 làng nghề với các nhóm nghề nhƣ: mộc, mây tre đan, rèn, luyện kim, gốm, chăn nuôi và chế biến rắn… Để hỗ trợ các làng nghề phát triển, Tỉnh đã thực hiện quy hoạch các cụm làng nghề nhằm giải quyết khó khăn về mặt bằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phát triển, giảm ô nhiễm môi trƣờng và tạo điều kiện thuận lợi cho áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Bên cạnh đó Vĩnh Phúc còn khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào làng nghề làm cho làng nghề có khả năng phát triển nhanh và bền vững hơn.

Vĩnh Phúc còn có quyết định số 42 của UBND tỉnh ban hành những quy định về làng nghề, làng nghề truyền thống, thợ giỏi cấp Tỉnh và có ƣu tiên cho những đơn vị và cá nhân đạt các tiêu chí đề ra. Đặc biệt, Tỉnh hết sức khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân có công mang những ngành nghề mới về phát triển ở địa phƣơng.

Bên cạnh đó, Tỉnh còn đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho lao động tại các trung tâm hƣớng nghiệp dạy nghề, chính sách khuyến công, khuyến nông, khuyến ngƣ nhằm chuyển giao kỹ thuật trực tiếp đến ngƣời lao động ngay trên địa bàn sản xuất của họ cũng đƣợc chú trọng đẩy mạnh.

Kinh nghiệm của Hải Dương

Hải Dƣơng là tỉnh nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tỉnh có hệ thống đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng thủy rất thuận lợi, có quốc lộ 5 chạy qua thành phố, phần qua thành phố dài 44km, quốc lộ 18 chạy qua phía Bắc thành phố, phần qua thành phố dài 20km, quốc lộ 183 chạy dọc thành phố nối quốc lộ 5 và quốc lộ 18 dài 22km, tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với đƣờng quốc lộ 5 có 7 ga đỗ đón trả khách nằm trên địa bàn thành phố. Tuyến đƣờng sắt Kép - Phả Lại cung cấp than cho nhà máy điện Phả Lại. Hệ thống giao thông thủy có 16 tuyến dài 400km do trung ƣơng và thành phố quản lý cho tàu thuyền trọng tải 400 - 500 tấn qua lại dễ dàng. Đây là một lợi thế giúp Hải Dƣơng có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế từ đó tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phƣơng.

Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội. Với bản chất lao động cần cù, chịu khó cùng sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền, những năm gần đây nền kinh tế Hải Dƣơng đã có những sự phát triển vƣợt bậc,thu hút nhiều nhà đầu tƣ vào đầu tƣ nhiều ngành nghề khác nhau tại Hải Dƣơng. Từ những kết quả đạt đƣợc của Hải Dƣơng, có thể đúc rút ra một số kinh nghiệm sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với các tổ chức chính trị - xã hội, giữa các ngành ở cấp thành phố đến cấp huyện, đến các xã, phƣờng và cơ sở.

Tuyên truyền đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về việc làm và xuất khẩu lao động tạo ra những nhân tố mới làm thay đổi cơ bản nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và mọi ngƣời dân về giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động để ngƣời lao động năng động và chủ động tự tạo việc làm cho mình và cho ngƣời khác, không ỷ lại trông chờ và Nhà nƣớc. Ngƣời sử dụng lao động đƣợc khuyến khích đầu tƣ, tạo mở việc làm mới.

Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ƣơng, các tổ chức quốc tế, đơn vị ngoài thành phố.

Hoạt động hỗ trợ GQVL và phát triển thị trƣờng lao động cần đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ ngân sách để thực hiện các mục tiêu cụ thể:

Hỗ trợ học nghề; Cho vay vốn hỗ trợ GQVL; Hỗ trợ nâng cấp các Trung tâm DVVL; Thu thập thông tin thị trƣờng lao động.

Gắn mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu giải quyết việc làm, coi giải quyết việc làm là công cụ phát triển kinh tế - xã hội và là biện pháp thực hiện chính sách xã hội.

Có chủ trƣơng đúng đắn và chính sách cơ chế phù hợp để mở rộng thị trƣờng lao động và tăng quy mô xuất khẩu lao động.

Đối với các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội cần có quy hoạch tổng thể và các giải pháp đồng bộ về tái định cƣ và tái tạo việc làm.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân dạy nghề, truyền nghề, tạo việc làm nhiều nghề mới, việc làm mới tại địa phƣơng gắn với cơ sở sản xuất và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, kết hợp các hình thức tổ chức DVVL, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, cho vay vốn GQVL theo các chính sách ƣu đãi.

Tổ chức sơ kết, đánh giá việc thực hiện triển khai rút kinh nghiệm để phát huy các mặt mạnh, khắc phụ những tồn tại, thiếu sót, đƣa công tác GQVL và xuất khẩu lao động là công tác thƣờng xuyên ở mỗi địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới nhƣ Trung Quốc, Thái Lan và một số địa phƣơng nhƣ Hà Nội, Hải Dƣơng, và Vĩnh Phúc, một số bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra nhƣ sau:

Trƣớc hết các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở cần xác định việc giải quyết việc làm cho thanh niên là một công việc quan trọng, cần có sự quan tâm, sự đầu tƣ thích đáng.

Chú trọng việc đào tạo nghề, định hƣớng nghề nghiệp cho thanh niên. Chú trọng đầu tƣ, phát triển giáo dục - đào tạo để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo nghề cho ngƣời lao động.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, đẩy mạnh khai thác nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.

Cần phát huy vai trò chủ động của Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên các cấp của huyện, đây là một tổ chức quan trọng của thanh niên, gần gũi thanh niên, hiểu đƣợc tâm tƣ nguyện vọng của thanh niên, đồng hành cùng thanh niên trên con đƣờng lập thân, lập nghiệp. Phát huy vai trò chủ động tích cực của thanh niên trong việc tìm việc làm và ổn định cuộc sống.

Một phần của tài liệu Giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm tại huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh (Trang 30)