Tư tưởng Nho Phật Đạo và các tôn giáo khác

Một phần của tài liệu văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam (1932 – 1945) (Trang 30 - 31)

7. Bố cục của luận văn

1.2.2. Tư tưởng Nho Phật Đạo và các tôn giáo khác

Với những đặc điểm riêng về địa lý, lịch sử, văn hoá, dân cư... Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo gắn với đời sống tâm linh của mình. Trên cơ sở tiếp nhận tư tưởng Nho- Phật- Đạo và các tôn giáo theo tinh thần thiết thực, dung hòa, tạo nên một bản sắc văn hóa riêng. Đạo Phật, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao Đài, Hồi giáo, Phật giáo Hòa Hảo... đều được du nhập và tồn tại. Tuy nhiên dấu ấn của tư tưởng Nho - Phật - Đạo còn ảnh hưởng lớn và ăn sâu trong tâm thức người Việt không chỉ trong văn học mà còn trong triết lý sống. Đặt biệt chữ “Tâm” làm nội dung cốt lõi của học thuyết Phật giáo có liên quan đến sự khai thác triệt để thế giới tâm linh, sự huy động tối đa cái phần vô thức, tâm thức, tiềm thức, cảm thức con người hơn là phần ý thức, tự thức, nhận thức. Vì thế đạo Phật có ảnh hưởng lớn và để lại dấu ấn đậm nét trong đời sống tâm linh của người Việt Nam.

Khi người Việt du nhập thêm những tôn giáo bên ngoài như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo... cũng là quá trình sáng tạo thêm những tôn giáo mới phù hợp với văn hóa của mình. Tuy nhiên tín ngưỡng dân gian luôn là cơ sở gốc của đời sống tâm linh nên những hành vi cúng lễ của người dân Việt bao giờ cũng mang tính thực dụng cao. Người ta cúng cho thần thánh con trâu, con lợn, con gà, vật phẩm này nọ... có nghĩa mong muốn đấng siêu nhiên phải phù trợ cho cộng đồng mùa màng bội thu, tài lộc may mắn... Chính vì thế, bản thân nhiều tôn giáo ngoại nhập cũng dần dà được người Việt bản địa hóa với sự đan xen pha trộn đủ loại, đủ màu sắc khác nhau, bất kể bản chất những tín ngưỡng tôn giáo có mâu thuẫn với

nhau như thế nào. Đó cũng là cơ sở quan trọng hình thành niềm tin tâm linh làm phong phú cho bức tranh văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945.

Một phần của tài liệu văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam (1932 – 1945) (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)