7. Bố cục của luận văn
3.3. Yếu tố tâm linh – Giá trị nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn, tiểu thuyết Việt
được sự hấp dẫn bởi các chi tiết lạ, mang màu sắc huyền ảo cùng những tình huống kì lạ, đậm chất ma quái qua những câu thần chú, những cảnh chết chóc tang thương, những nỗi kinh hoàng và sự bất ngờ luôn tạo cho con người sự bàng hoàng, kinh hãi, ám ảnh. Chính những chi tiết, tình huống đó khiến con người phải suy tư, băn khoăn về điều thực hư trong cõi đời. Đó cũng là nét đặc sắc trong những truyện ngắn, tiểu thuyết có yếu tố tâm linh của Nguyễn Tuân, Tchya Đái Đức Tuấn, Thế Lữ, Lan Khai, Đỗ Huy Nhiệm...
Tính chất kì lạ và sự linh ứng là một trong những đặc điểm khá nổi bật trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945. Sự linh ứng dù là điều khó tin nhưng không phải là không xảy ra trong cuộc sống của mỗi con người. Khai thác yếu tố tâm linh này từ quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” trong dân gian, các nhà văn đã sáng tạo nên những thiên truyện li kì hấp dẫn qua những chi tiết thể hiện sự linh ứng của lời nguyền thề, lời khấn vái, giấc mộng... Đó là sự linh ứng từ lời nguyền trả thù của người vợ tên tướng giặc Hoàng Sinh Mẫn khiến cả gia tộc Vương Tổng đốc bị diệt vong trong những trường hợp cực kì thê thảm vì lời nguyền
“nhằm phải giờ thiêng, hóa thành linh ứng” (Oan nghiệt – Tchya Đái Đức Tuấn). Lời nguyền báo oán của người thiếp bị cụ Huấn – thân sinh hai ông Đầu Xứ Anh và Đầu Xứ Em phụ phải tự ải lúc mang thai, sự linh ứng của lời nguyền khiến hai người con ông Huấn trượt mãi trong các kì thi vì “nó còn đi thi, cô còn báo mãi” (Khoa thi cuối cùng – Nguyễn Tuân). Có những chi tiết kì lạ khiến người đọc cảm