7. Bố cục của luận văn
3.3.5. Thời gian thiêng
Thời gian nghệ thuật là sự phản ánh đời sống, tâm tư, tình cảm, kể cả tư tưởng của con người trong tác phẩm Trần Đình Sử viết:“Thời gian nghệ thuật là hình tượng thời gian được sáng tạo nên trong tác phẩm nghệ thuật” [57; tr 39]. Con người tồn tại trong thời gian hiện thực và thể hiện bản thân mình qua thời gian. Trong các tác phẩm mang yếu tố tâm linh của truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 chính yếu tố thời gian nghệ thuật đã góp phần tạo ra những giá trị thẩm mỹ cao.
Dấu ấn thời gian nghệ thuật được tái hiện qua tác phẩm mang yếu tố tâm linh là thời gian mang tính “thiêng” phù hợp với sự xuất hiện của những hiện tượng khác thường kì lạ như ma quỉ xuất hiện, thần thánh hiện về, người cõi âm về với cõi trần... Đêm đến Chú Khì – một ông thầy thuốc Tàu đã chết vẫn hiện về cùng đánh tổ tôm cùng những người bạn vào thời điểm “một đêm mưa”và ra đi cũng vào những thời khắc về đêm như thế “đêm hôm ấy (...) chợt nghe có tiếng người gọi : Tôi đây
Chú Khì đây. Chào ông Chánh Hội, tôi đi về Tàu” (Chú Khì – người đánh tổ tôm vô hình – Nam Cao). Cũng trong thời khắc đêm khuya linh hồn người culy xe hiện về “vào khoảng mười một giờ khuya (...) người làm giữa ruộng dưới đêm trăng (...) và giữa đêm mưa lạnh (...) từ làng Thanh Trúc còn nghe thấy cả tiếng nhạc xe trước cổng đình” (Am Culy xe – Thanh Tịnh). Thời gian đêm xuống cho đến lúc trước khi gà gáy là thời gian dành các linh hồn hiển hiện vì vậy “đêm đến, bọn ma hợp
nhau bàn câu chuyện thế gian (...). Những đêm như thế, người ta bảo rằng: “Ma kêu gào thảm thiết vì đói lạnh” ; thực tình, ma rên xiết vì chuyện thế gian mà người không rõ” và Thổ công nghe thế nên “ngay đêm ấy ngài đến chơi đức Thành hoàng” (Hoàng Kim Ốc – Cung Khanh). Cũng vào những giờ khắc u huyền, ông Kinh Trịnh cảm nhận sự lạ “Đêm vắng nỏ lắm. Ông Kinh lại như nghe thấy tiếng
sáo (...). nhưng lòng ông Kinh giờ này tràn ngập những ngờ sợ (...). Đêm quạnh hiu lẻ bóng, nghe mà thêm giợn. Nghe nó cứ như ma múc nước trộm và nghịch cái gáo ấy” (Loạn âm – Nguyễn Tuân). Trong tác phẩm Người đàn bà trong trắng của Hoàng Trọng Miên, nhân vật Linh luôn thấy hình ảnh người đàn bà hiện lên lúc
“ánh trăng len lén tràn vào phòng” (Người đàn bà trong trắng - Hoàng Trọng Miên). Những lúc trời mưa to gió lớn, trời đất lạnh giá quạnh vắng cũng thường có những sự lạ xuất hiện “cứ những đêm mưa dầm gió bấc, những đêm u ám không trăng (...) văng vẳng có giọng đờn ca não nuột (...) ba cái bóng ma ngồi đàn hát cho con cọp lớn ngồi nghe” (Ai hát giữa rừng khuya – Tchya Đái Đức Tuấn). Những buổi trái trời trái đất, nắng lên mưa xuống trời, đất thay đổi đột ngột làm cho khí hậu ám chướng, âm khí nặng nề, u uẩn, huyền bí cũng tạo điều kiện cho những hồn ma xuất hiện “tôi cũng hình như trông thấy hai cái bóng sẫm, tựa hồ hình dáng
người nhung rất lạ (...) nó không đầu” (Ai hát giữa rừng khuya – Tchya Đái Đức Tuấn).
Thời gian đêm khuya, trời tối, lúc trăng lên, khi sương mờ... là khoảng thời gian diễn ra bao sự việc hư ảo hoang đường. Người đọc thường bắt gặp những câu chuyện tình yêu lãng mạn trong những đêm trăng đẹp bao trùm lên một màu thời gian bàng bạc cõi tiên. Đó là khoảnh khắc Quang gặp Sao – linh hồn hoa lan rừng
“trăng đã lên cao, sương đã tan hết. Trời trong lắm (...) ngọn núi in rõ trên nền trời đầy sao” (Lan rừng - Nhất Linh). Câu chuyện tình yêu của Thần Rắn và cây hoa đào nhuốm màu thần thoại cũng bắt đầu vào thời khắc những đêm trăng “một đêm trăng nồng, giai nhân hiện ra tha thướt (...). Đêm trong, ngàn sao lóng lánh, từng trận gió thoảng rải hương ngào ngạt” (Người con gái Thần Rắn – Cung Khanh). Thời gian chủ đạo trong tác phẩm Trại Bồ Tùng Linh (Thế Lữ) là thời gian vào lúc
đêm khuya. Lúc ấy sự yên lặng và tĩnh mịch của không gian dường như đã tạo điều kiện thuận lợi cho linh hồn loài hoa hoàng lan hóa thành cô thiếu nữ Hoàng Lan Hương để gặp Tuấn cùng nhau tình tự “mười hai giờ rưỡi là khoảng thời gian người đẹp vẫn hiện đến” (Trại Bồ Tùng Linh - Thế Lữ).
Thời gian thiêng còn là thời khắc con người thực hiện những nghi thức cúng tế để tạo kênh nối với thế giới vô hình“mỗi khi có đàn tràng cúng tế, là chúng lần mò cùng đến, để rồi cướp lộc cướp cơm, mỗi khi có kẻ ngồi đồng, hay có kẻ thần hồn bị suy nhược là chúng ám vào” (Ai hát giữa rừng khuya – Tchya Đái Đức Tuấn). Sau những lời khấn vái, thề nguyền cũng thường xuất hiện sự lạ. Vì thế, sau khi quan Chánh chủ khảo khấn “... Báo oán giả, tiên nhập; báo oán giả thứ nhập...” thì “một thứ gió u hiển thổi thốc vào bãi trường nghe lào xào như có tiếng các oan hồn lành chen chúc và ùa vào choán chỗ” (Khoa thi cuối cùng – Nguyễn Tuân).
Thời gian thiêng trong các tác phẩm của Trần Tiêu mang dấu ấn tâm linh của người Việt rất đậm nét. Đó là thời gian của tết Nguyên Đán – mang đậm nét văn hóa cổ truyền của dân tộc. Đó là khoảnh khắc thiêng liêng trong giờ phút giao thời giữa năm mới và năm cũ “Đêm khuya, các tiếng thưa dần rồi im bặt... Một hồi trống tế giao thừa vừa rung lên, vang động cả khu xóm” (Con trâu – Trần Tiêu) và dường như mỗi người dân Việt không ai bảo ai nhưng trong tâm thức họ luôn có niềm tin tâm linh rằng nếu ngày đầu năm mà vui vẻ thì cả năm gặp may mắn vì thế Mít đợi “sáng mồng một mới đem ra trang điểm để tránh khỏi những câu mắng mỏ của mẹ” (Con trâu – Trần Tiêu). Người ta còn chọn giờ thiêng để xuất hành cầu mong được một năm bình an và thịnh vượng “người ta bảo: nên xuất hành vào giờ
dần; đi về chính nam thì gặp tài thần, về đông nam thì gặp hỉ thần, về đông bắc thì gặp quí nhân” (Con trâu – Trần Tiêu).
Như vậy, thời gian thiêng là một phạm trù của hình thức nghệ thuật độc đáo, thể hiện phương thức tồn tại và triển khai thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam có yếu tố tâm linh giai đoạn 1932-1945. Nó góp phần tạo nên không khí huyền ảo, lung linh cho mỗi câu chuyện. Đây cũng chính là khoảng thời
gian con người tạm dừng cuộc sống bề bộn của đời thường để sống với chính mình. Vì thế, khi độc giả bóc lớp vỏ huyễn hoặc, huyền bí bên ngoài, hiện thực cuộc sống sẽ hiện ra với nhiều màu vẻ của nó.
Tiểu kết: Nhìn một cách khái quát, yếu tố tâm linh đã mang đến cho truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 những rung động thẩm mĩ có giá trị đích thực chứ không đơn thuần là đáp ứng nhu cầu chuộng lạ mang tính thay đổi thực đơn cho những cảm giác. Yếu tố kì ảo tỏ ra là phương tiện có hiệu lức trong việc khám phá phản ánh hiện thực, nhất là hiện thực đầy bí ẩn trong tâm hồn con người. Yếu tố tâm linh đã góp phần tô thêm sự sinh sắc trong khu vườn văn học với những “kì hoa dị thảo” để một mặt giúp khẳng định sức sống bền bỉ mãnh liệt và có sức hấp dẫn tạo nên đặc sắc nghệ thuật của các tác phẩm có yếu tố tâm linh trong tiến trình văn học Việt Nam; mặc khác khẳng định giá trị nghệ thuật độc đáo của truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 trong nổ lực bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
KẾT LUẬN
1. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học là mối quan hệ mật thiết không thể tách rời “Nói tới văn hóa của một dân tộc không ai là không nghĩ tới văn học, bởi văn học có một vị trí không thể thiếu trong mỗi nền văn hóa” [82; tr 34]. Tâm linh trong sáng tác văn chương không phải là vấn đề mới mẻ, yếu tố tâm linh từng tồn tại trong các sáng tác dân gian với những chuyện thần thoại, cổ tích, ngụ ngôn. Nó gắn với những câu chuyện truyền kì của văn xuôi trung đại. Đó là những câu chuyện mang nhiều yếu tố siêu nhiên, huyền bí với sự xuất hiện của mộng, cầu cúng, điềm báo, hồn ma, hóa kiếp... Chính những yếu tố tâm linh ấy đã thể hiện niềm tin thiêng liêng và lòng tôn sùng, ngưỡng mộ của con người vào các lực lượng siêu nhiên.
Với số lượng tác phẩm được khảo sát còn giới hạn, chỉ 75 tác phẩm là còn quá khiêm tốn so với tổng số các tác phẩm có yếu tố tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945. Song có thể xem đây là những đại diện tiêu biểu, thể hiện những nét cơ bản trong đời sống tâm linh – một khía cạnh của đời sống tinh thần dân tộc với những tín ngưỡng phong tục thế giới quan và tư duy mang tính tâm linh sâu sắc. Nó rất cần thiết để giúp ta hiểu đến tận cùng đời sống tâm thức của con người trong thời hiện đại.
Trong dòng chảy văn học nước nhà, truyện ngắn, tiểu thuyết có yếu tố tâm linh giai đoạn 1932-1945 giữ vai trò quan trọng trong việc lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Bên cạnh đó, việc đi sâu khám phá cõi sâu thẳm trong tâm hồn mang dấu ấn tâm linh là tiếng nói đồng cảm với những khát khao, nguyện vọng, mơ ước... của con người trong cuộc sống. Hướng tiếp cận văn học dưới góc độ văn hóa nói chung và văn hóa tâm linh nói riêng đã góp phần tìm hiểu di sản văn hóa tinh thần thiêng liêng của dân tộc. Qua đó, giúp cho chúng ta hiểu hơn về bản sắc văn hóa của dân tộc.
2. Khai thác yếu tố tâm linh các nhà văn đi sâu khám phá miền sâu thẳm trong ý thức con người – cõi tâm linh. Thế giới ấy thật trừu tượng, sâu xa bí ẩn,
thiêng liêng nhưng hết sức gần gũi với mỗi con người. Nơi ấy chứa đựng tất cả những nỗi niềm suy tư trăn trở của con người hiện đại về sự đổ vỡ của các giá trị truyền thống trước sự xâm lấn của văn hóa phương Tây, những chiêm nghiệm về sự sống và cái chết, về thân phận con người, về tình yêu và hạnh phúc... Hơn nữa, thông qua các tác phẩm này, người đọc có những tư liệu quý về văn hóa dân tộc với các phong tục tập quán, lễ nghi của dân tộc... qua lối tư duy và cảm quan thẩm mỹ của con người thời hiện đại.
Thông qua yếu tố tâm linh, các nhà văn thể hiện quan niệm của mình về những vấn đề nhân sinh nhức nhối trong hiện thực cuộc sống đương thời. Chính những cái thần kì linh dị của truyện cổ dân gian, cái kì ảo trong các truyện trung đại đan cài với yếu tố hư hư thực thực đã giúp văn học thể hiện những nỗi đau lớn, chua chát Các tác giả đã giúp con người bày tỏ tình cảm, tình yêu mặn mà trong sáng hồn nhiên; nhiều lúc lại là nỗi buồn, sự cô đơn về những kỷ niệm đẹp đã qua, về một thế giới hiện thực ẩn sâu trong tâm hồn con người. Sau những câu chuyện với nhiều yếu tố huyền ảo lung linh là những thông điệp rất thực về cuộc đời. Chính những yếu tố thần kì linh dị của tâm linh đã đem lại cho tác phẩm khả năng thể hiện tư tưởng, khái quát những vấn đề tế vi mà nóng bỏng của con người trong xã hội, thể hiện nỗi suy tư trăn trở của nhà văn trước nhân tình thế thái. Từ đó khuyên răn con người hướng họ đến Chân – Thiện – Mĩ. Điều đó đã chứng tỏ các nhà văn của truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1932-1945 đã biết kế thừa một cách linh hoạt các tinh hoa truyền thống của dân tộc và thế giới.
3. Văn học giúp ta tiếp nhận mọi cái đẹp về cuộc sống thông qua cảm quan thẩm mỹ và các phương thức nghệ thuật. Với tính chất kì lạ siêu nhiên, yếu tố tâm linh đã mang đến cho truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 những thành tựu lớn về nội dung và nghệ thuật.
Yếu tố tâm linh đã giúp cho các nhà văn phát huy cao độ trí tưởng tượng trong quá trình sáng tác, thõa mãn nhu cầu về đời sống tâm linh của con người. Những tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 đã đưa người đọc đến với thế giới tâm linh, đời sống tín ngưỡng phong phú và giàu mĩ cảm của người
Việt. Đó là niềm tin vào lực lượng siêu nhiên (Trời, Phật, Thánh Thần, ma quỷ...), niềm tin vào mộng mị, điềm triệu và tục thờ cúng các oan hồn. Đặc biệt là tục thờ cúng tổ tiên với ý nghĩa nhân văn sâu sắc đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của người Việt Nam. Trong mỗi tác phẩm yếu tố tâm linh đã tham gia đắc lực để tạo ra những điều kì lạ, hấp dẫn của truyện. Trước hết đó là một thế giới nhân vật lạ (hồn ma, người có năng lực siêu phàm, người hóa vật...). Ngoài ra, nó đã tạo ra một không gian và thời gian mang tính thiêng liêng, huyền nhiệm. Đồng thời yếu tố tâm linh cũng góp phần tạo ra một hệ thống ngôn ngữ độc đáo có sức ám ảnh lớn đối với người đọc.
4.Văn học và văn hóa luôn có mối quan hệ song hành. Các yếu tố văn hóa tâm linh với những hiệu quả thẩm mĩ đặc sắc đã trở thành dưỡng chất nuôi dưỡng nền văn hóa văn học hiện đại. Ngoài sức mạnh nội sinh của văn truyền thống, sự tiếp thu văn học kì ảo phương Tây thế kỉ XX cùng với những yêu cầu của thời đại về sự đổi mới trong quan niệm hiện thực, phương pháp sáng tác và tiếp cận hiện thực tâm linh đã tạo nên những tác phẩm tràn đầy màu sắc thần kì là sự minh chứng cho sức hấp dẫn của yếu tố tâm linh trong đời sống văn học. Truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 viết về tâm linh là đã thực hiện sứ mệnh bảo tồn văn hóa Việt trên hành trình trở về với cội nguồn của văn hóa dân tộc đồng thời góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa nước nhà bởi “đằng sau mỗi một loại văn học
đều có một truyền thống lớn lao tuy ẩn mà hiện: truyền thống này bằng cách gánh vác chung để cùng hưởng chung một nền văn hóa” [72; tr 286].
Kho tàng văn học viết về vấn đề tâm linh của con người vô cùng phong phú. Trong phạm vi cho phép luận văn chỉ mới dừng lại ở bước đầu tìm hiểu và lí giải những yếu tố tâm linh từ nhiều góc độ. Song đây chỉ là thể nghiệm ban đầu chắc chắn vẫn chưa nói hết những giá trị đặc sắc của nó. Hi vọng trong tương lai sẽ có nhiều công trình qui mô mở rộng phạm vi và cấp độ nghiên cứu cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2005), Nghiên cứu văn hóa và ngữ văn, Nxb Giáo dục. 2. Toan Ánh (2005), Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam, Quyển hạ, Nxb Trẻ. 3. Toan Ánh (2005), Tín ngưỡng Việt Nam, Quyển thượng, Nxb Trẻ.
4. Phạm Đình Ân (giới thệu và tuyển chọn) (2007), Thế Lữ về tác giả và tác phẩm, Nxb giáo dục.
5. Lê Huy Bắc (2006), “Cái kì ảo và văn học huyền ảo”, Tạp chí văn học số 6. 6. Vũ Bằng (2006), Thương nhớ mười hai, Nxb Văn hóa Thông tin Hà Nội. 7. Ngô Vĩnh Binh (1996), Thanh Tịnh văn và đời (sưu tầm và tuyển chọn)
Nxb Thuận Hóa.
8. Phan Kế Bính (2005), Việt Nam phong tục, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội. 9. La Balogun (1990), “Mặt nạ phi chìa khóa vào thế giới tâm linh”, Số 516
tr 26-27.
10.L. Cadierre (1997), Về văn hóa và tín ngưỡng truyền thống của người Việt, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội
11.Xuân Cang (2007), Cho một hành trình văn học trở về nguồn, Văn nghệ số 32.
12.Lê Ngọc Canh (1999), Văn hóa dân gian những thành tố, Nxb Văn hóa Thông.
13.Lê Nguyên Cẩn(2002), Cái kỳ ảo trong tác phẩm Balzăc, Nxb đại học sư
phạm Hà Nội.
14.Nguyễn Cừ, Nguyễn Hoành Khung, Phong Hà, Trần Hồng Nguyên (1998),
Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945 (8 tập), H. Khoa học xã hội.
15.Đỗ Kiên Cường (2001), Lí giải các hiện tượng lạ thường – tập 2 (hiện tượng tâm linh), Nxb trẻ TP. HCM.
16.Nguyễn Huệ Chi, Đỗ Đức Hiểu, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá, Từ điển