TAI BIEÁN DO PHAÃU THUAÄT:

Một phần của tài liệu Điều trị vỡ xoang trán bằng phẫu thuật nội soi (Trang 114 - 117)

9 Thöù ba laø khaû naêng thaønh coâng sau phaãu thuaät raát ca o( baûng 3.2)

4.2.7. TAI BIEÁN DO PHAÃU THUAÄT:

Hiện tại chúng tôi chưa gặp tai biến nào là nhờ chúng tôi phân tích kỹ tổn thương trước khi mổ và xác định chính xác từng mảnh vỡ qua nội soi. 4.2.8. BÀN LUẬN VỀ BIẾN CHỨNG CỦA VỠ XOANG TRÁN:

Các biến chứng của vỡ xoang trán được chia làm 2 nhóm: nhóm biến chứng sớm và nhóm biến chứng muộn. Mốc thời gian để phân biệt biến chứng sớm hay muộn cũng chưa có sự thống nhất trong y văn [27],[102]. Có tác giả cho rằng biến chứng sớm là những biến chứng xảy ra trong vòng 6 tuần đầu sau khi bị thương, các biến chứng muộn là những biến chứng xảy ra sau 6 tuần. Riêng Rohrich và Hollier đề nghị mốc thời gian là 6 tháng. Biến chứng sớm bao gồm: nhiễm trùng vết thương, dò dịch não tủy, giảm cảm giác vùng thần kinh trên ổ mắt, viêm màng não, huyết khối xoang hang, áp xe não và nhức đầu [86].

Các biến chứng muộn như viêm tủy xương, biến dạng có ảnh hưởng về thẩm mỹ, áp xe não, hình thành u nhầy hoặc u nhầy mủ xoang trán. Ngay cả trong trường hợp sọ hóa xoang trán, niêm mạc còn sót lại chính là nguyên nhân đưa tới sự hình thành u nhầy.

Mùa xuân 2000, trong 1 nghiên cứu hồi cứu 30 năm, Chen Xie [23] đã báo cáo ở bệnh nhân chỉ có vỡ thành trước xoang trán nếu điều trị bảo tồn thì tỷ lệ biến chứng là 18,2% (các biến chứng bao gồm viêm xoang tái phát, viêm mô tế bào trước vách và u nhầy mủ), nếu vừa vỡ thành trước vừa vỡ

thành sau mà điều trị bảo tồn thì tỷ lệ biến chứng gần như tăng gấp đôi là 36,8%. Vì vậy nếu có di lệch mà điều trị bảo tồn ít khi được chấp nhận. Theo Karim [53] và Jurgen [52], tần suất xảy ra biến chứng cao nhất ở những bệnh nhân có vỡ thành sau. Ngoại trừ u nhầy xoang trán có thể xuất hiện muộn còn lại các biến chứng thường xảy ra trong 6 tháng đầu tiên như lõm vùng trán, rò dịch não tủy, nhiễm trùng vùng trên ổ mắt, viêm xoang cấp và viêm xoang mạn [26],[27],[52].

Bảng 4.30: Đối chiếu tỷ lệ biến chứng của chúng tôi với các tác giả khác Tác giả Viêm màng não U nhầy Nhiễm trùng E.Bradley (1974-1986) : 5,6% (rách màng cứng 40%) 5,6% 10% E.Bradley (1986-2002) 2,3% (rách màng cứng 3%) 1,5% 8% L.H.T 0% (rách màng cứng 1,56 %) 0% 0%

Hiện tại, với thời gian theo dõi trung bình là 26,83 ± 7,038 tháng, thời gian theo dõi ngắn nhất là 13 tháng và lâu nhất là 38 tháng, chúng tôi chưa gặp một biến chứng nào. Đối với các biến chứng sớm như nhiễm trùng vết mổ, viêm màng não, áp xe não, nếu lấy mốc thời gian 6 tháng, có thể nói là chúng tôi không gặp trường hợp nào. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả của Da- Jeng Chen [22], là do các biến chứng này thường xảy ra trong nhóm có vết thương xuyên thấu, rách màng cứng, chảy dịch não tủy, vỡ thành sau có di lệch, tổn thương lan rộng tới nhu mô não…. Đây là nhóm được xử trí bởi các bác sĩ ngoại thần kinh [35].

Tỷ lệ biến chứng của chúng tôi thấp hơn các tác giả khác là do chúng tôi không chọn những trường hợp có rách màng não, hoặc vết thương vùng trán xuyên thấu vào não.

Trong khi lô nghiên cứu của E.Bradley có đến 40 % trường hợp là có rách màng cứng. Điều này có thể giải thích là do 2 yếu tố sau:

- Một là: cũng đồng thời chấn thương do tai nạn giao thông nhưng ở nước ngoài chủ yếu là do xe hơi trong khi ở Việt Nam là do xe gắn máy. So với xe gắn máy, tai nạn do xe hơi thường nặng nề hơn vì tốc độ xe chạy lớn hơn và khối lượng xe cũng nặng hơn nên năng lượng va chạm lớn hơn, thương tổn nhiều hơn.

- Hai là tại Việt Nam nói chung, tại bệnh viện Chợ Rẫy nói riêng, những trường hợp có thương tổn nặng nề ở thành sau, có rách màng cứng, chảy dịch não tủy, khoa ngoại thần kinh sẽ xử trí những bệnh nhân này.

Nhận xét : Trong nghiên cứu của chúng tôi không thể nói là mổ nội soi không biến chứng vì nhóm có biến chứng là những trường hợp có tổn thương thành sau nặng nề, rách màng não, vết thương xuyên thấu não. Xử trí thương tổn trong nhóm này không thể bằng con đường mổ nội soi.

Khi tỷ lệ rách màng cứng giảm thì tỷ lệ biến chứng cũng giảm. Trong nghiên cứu của E.Bradley ở giai đoạn 1 (1974-1986) khi tỷ lệ rách màng

cứng là 40 % thì tỷ lệ biến chứng cao 5,6 % so với ở giai đọan 2 (1986-2002) khi tỷ lệ rách màng cứng giảm còn 3 % thì tỷ lệ biến chứng

cũng giảm theo chỉ còn 2,3%.

Đối với biến chứng u nhầy xoang: hiện tại chúng tôi chưa gặp trường hợp nào. Tuy nhiên, vì đây là 1 biến chứng lâu dài mà theo nghiên cứu của

M. J Koudstaal [58], tổng kết 13 trường hợp u nhầy xoang trán sau chấn thương trong y văn, cho thấy không có tần suất đỉnh về thời gian rõ ràng đối với sự hình thành u nhầy sau chấn thương, u nhầy có thể hình thành 1 năm sau chấn thương, nhiều năm thậm chí hàng chục năm và có trường hợp u nhầy xuất hiện 35 năm sau chấn thương. Có tác giả khuyên nên theo dõi bệnh nhân trong 5-7 năm, 1 số tác giả đề nghị nên theo dõi bệnh nhân đến suốt đời. Vì vậy, mặc dù cho đến nay chúng tôi chưa gặp trường hợp nào nhưng chúng tôi vẫn ghi nhớ rằng những biến chứng này có thể xảy ra rất muộn có khi vài chục năm sau chấn thương. Hiện tại, tất cả các bệnh nhân của chúng tôi vẫn được theo dõi thường xuyên để có thể phát hiện và xử trí kịp thời khi có biến chứng.

Một phần của tài liệu Điều trị vỡ xoang trán bằng phẫu thuật nội soi (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)