ÑAÙNH GIAÙ SÖÏ PHUÏC HOÀI VEÀ GIAÛI PHAÃU:

Một phần của tài liệu Điều trị vỡ xoang trán bằng phẫu thuật nội soi (Trang 87 - 92)

CHÖÔNG 3 KEÁT QUAÛ

3.3.1. ÑAÙNH GIAÙ SÖÏ PHUÏC HOÀI VEÀ GIAÛI PHAÃU:

3.3.1.1. Sự giảm hoặc thay đổi đường vỡ:

Đếm số lượng đường vỡ theo phân loại đường vỡ lõm và đường vỡ lồi. Bảng 3.24: Thay đổi đường vỡ

Đường vỡ Số ca Tỷ lệ %

Không còn đường vỡ lõm 21 67,75

Giảm số đường vỡ lõm 10 32,25

Nhận xét: hơn 2/3 số trường hợp không còn đường vỡ lõm sau mổ

BA A

D

C

Hình 3.26: So sánh giữa MSCT trước và sau mổ.

A, C: Trên phim chụp đa lớp cắt có tái tạo sọ mặt nhìn thẳng và nhìn nghiêng trước khi mổ, xoang trán bên phải bị vỡ sâïp lõm, có 4 đường gãy lõm trong đó 1 đường gãy đi qua khuyết trên ổ mắt và 4 đường gãy lồi.

B, D: Phim CT đa lớp cắt có tái tạo sọ mặt nhìn thẳng và nhìn nghiêng sau khi mổ, không còn các đường gãy, xoang trán phục hồi lại hình dạng bình thường, không có mất chất xương ở thành trước xoang trán.

Sự thay đổi số lượng đường gãy lõm hoặc thay đổi bản chất của đường gãy nói lên mức độ thành công của phẫu thuật.

0 2 4 6

số đường vỡ lõm trước mổ số đường vỡ lõm sau mổ

Biểu đồ 3.1: Sự giảm số đường vỡ

Biểu đồ màu xanh cho thấy số đường vỡ lõm trước khi mổ. Nhiều nhất là có 6 đường vỡ lõm, ít nhất là 1 đường vỡ lõm. Biểu đồ màu hồng cho thấy số đường vỡ lõm sau mổ.

3.3.1.2: Khoảng nâng khối mũi trán

Để tính khoảng nâng này, dùng khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song: ¾ đường kẻ qua đỉnh cao nhất 2 nhãn cầu ( màu hồng )

¾ đường kẻ qua khớp mũi trán và song song với đường kẻ thứ nhất (màu xanh)

khoảng cách giữa 2 đường này là chỉ số lún của khối mũi trán

2 1

BA A

Hình 3.27: Khoảng nâng khối mũi trán

a) Trước mổ chỉ số lún của khối mũi trán có giá trị âm:-10mm b) Chỉ số lún của khối mũi trán sau mổ: 0mm

Khoảng nâng khối mũi trán trong trường hợp này là 10mm.

0 2 4 6 8 10 12 14

Khoảng nâng khối mũi trán trung bình là 6,06 ±3,86 mm trong đó có 2 trường hợp nâng lên được nhiều nhất là 12mm và có 1 trường hợp không nâng được. Trường hợp không nâng được là trường hợp vỡ sập khối mũi trán, ở vùng gốc mũi xương lún chặt vào thành sau

3.3.1.3. Khoảng nâng xoang trán

0 5 10 15 20 25 trước mổ sau mổ

Biểu đồ 3.3: Khoảng nâng xoang trán

Khoảng trước sau xoang trán trước mổ được biểu thị bằng đồ thị màu xanh. Khoảng cách trước sau xoang trán sau mổ được biểu thị bằng đồ thị màu hồng. Khoảng cách giữa 2 đường này thể hiện khoảng nâng xoang trán đạt được. Khoảng nâng xoang trán trung bình 7,19 ±3,05 mm. Trong đó, khoảng trước sau xoang trán trung bình trước mổ là 6,77 ±2,45mm. Khoảng trước sau xoang trán trung bình sau mổ là 13,96 ±3,10mm. Trong hầu hết các trường hợp đều có khả năng nâng xoang trán trong đó nâng lên đựơc nhiều nhất là 13mm và ít nhất là 2mm.

A B

Hình 3.28: Vỡ xoang trán và trần hốc mắt A. Khoảng cách trước sau xoang trán trước mổ.

Trên hình này cho thấy thành trước vỡ sụp, trần hốc mắt bên phải bị vỡ B. Khoảng cách trước sau xoang trán sau mổ.

Thành trước xoang trán sau chỉnh hình, mảnh xương vỡ trần hốc mắt được nâng lên và làm khuôn theo thành trước xoang trán, tất cả các mảnh vỡ được bảo tồn tối đa, trở về đúng vị trí giải phẫu, không mất chất xương.

3.3.1.4. Sự phục hồi vách ngăn mũi:

Bảng 3.25: Kết quả sau nắn chỉnh vách ngăn mũi

Vách ngăn mũi Số ca Tỷ lệ%

Vách ngăn thẳng 20 64,51

Vách ngăn có thẳng hơn so với trước nhưng còn vẹo 9 29

Vách ngăn vẹo như cũ 2 6,45

Nhận xét: vách ngăn thẳng hoàn toàn có 20 trường hợp. 9 trường hợp sau nắn chỉnh vách ngăn còn vẹo mặc dù có thẳng hơn so với trước

A B

Hình 3.29: Sự phục hồi vách ngăn mũi và xương chính mũi.

A. Vách ngăn mũi gãy gập, chồng ngắn. Xương chính mũi gãy chồng lên. B. Vách ngăn và xương mũi thẳng sau khi nắn chỉnh

Một phần của tài liệu Điều trị vỡ xoang trán bằng phẫu thuật nội soi (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)