Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại công ty chứng khoán sài gòn luận văn ths 2015 (Trang 119 - 124)

b. Nguyên nhân khách quan

4.3.Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc

4.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý, đề ra lộ trình cụ thể đối hoạt động ký quỹ

chứng khoán

Các cơ quan quản lý nhà nƣớc mà cụ thể là Bộ Tài Chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc cần có chiến lƣợc rõ ràng trong việc phát triển thị trƣờng chứng khoán Việt Nam nói chung và phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ nói riêng.

Chiến lƣợc này cần có những lộ trình cụ thể trong từng giai đoạn, hƣớng tới mục tiêu các cụ thể nhƣ:

 Tăng quy mô hàng hóa cho thị trƣờng, cải thiện chất lƣợng hàng hóa và củng cố tính thanh khoản cho thị trƣờng chứng khoán.

 Tăng tính hiệu quả cho thị trƣờng trên cơ sở tái cấu trúc tổ chức thị trƣờng chứng khoán, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian, các tổ chức phụ trợ thị trƣờng...

 Thể chế hóa các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản lý thị trƣờng, tổ chức hoạt động giao dịch chứng khoán (đặc biệt là thời điểm cho phép giao dịch ký quỹ hai chiều), các quy định về quản trị công ty, quản trị rủi ro và bảo vệ nhà đầu tƣ thiểu số...

Để có thể thực hiện chiến lƣợc trên, các cơ quan quản lý cần nhanh chóng nghiên cứu học hỏi và áp dụng kinh nghiệm của các nƣớc tiên tiến trên thế giới về các lĩnh vực nhƣ việc tổ chức sàn giao dịch, nguyên tắc, cơ chế và quy trình giao dịch ký quỹ; việc xây dựng chính sách phát triển và quản lý thị trƣờng; việc xây dựng khuôn khổ pháp luật cho giao dịch ký quỹ; việc đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức quản lý…

Việc đề ra các mốc lộ trình cụ thể cùng với những mục tiêu rõ ràng sẽ giúp các thành viên tham gia thị trƣờng không khỏi bỡ ngỡ cũng nhƣ có thời gian chuẩn bị đầy đủ. Tuy nhiên, việc đề ra lộ trình cũng cần đƣợc tuân thủ một các nghiêm túc để

tránh sự thất vọng của nhà đầu tƣ khi Ủy ban Chứng khoán từng “hứa” trƣớc đây.

4.3.2. Giao quyền tự chủ cho các công ty chứng khoán

Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc cần giao quyền tự chủ hơn nữa cho các công ty chứng khoán trong việc xây dựng các sản phẩm dịch vụ mới nhằm thu hút nhà đầu tƣ, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và tăng tính cạnh tranh giữa các công ty chứng khoán. Ngoài ra, cần nghiên cứu để có những thay đổi phù hợp về danh mục chứng khoán và tỷ lệ ký quỹ.

Trong danh mục cổ phiếu đƣợc ký quỹ, hiện chiếm xấp xỉ 80% số mã cổ phiếu đang niêm yết, có quá nhiều mã kém thanh khoản, tức là tuy đƣợc phép giao dịch ký quỹ nhƣng các công ty chứng khoán không dám cấp hạn mức. Ngƣợc lại, trong 20% mã cổ phiếu còn lại, có những mã thanh khoản rất tốt, nhà đầu tƣ có nhu cầu giao dịch ký quỹ thì lại bị cấm, khiến nhiều nhà đầu tƣ hay công ty chứng khoán phải tìm cách “lách luật”.

Có thể thấy rằng, việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc yêu cầu hai Sở Giao dịch Chứng khoán đƣa ra danh mục cổ phiếu không đƣợc giao dịch ký quỹ là nhằm mục đích cảnh báo cho nhà đầu tƣ không bị sa đà vào những doanh nghiệp đang có vấn đề về kinh doanh, hay chƣa đầy đủ thông tin (khi mới niêm yết). Tuy nhiên, nếu công ty chứng khoán tuân thủ nghiêm các quy trình về quản trị rủi ro thì việc cho nhà đầu tƣ giao dịch ký quỹ bất cứ loại chứng khoán nào mà vẫn đảm bảo an toàn thì không nên cấm.

Công ty chứng khoán hơn ai hết là ngƣời biết đƣợc nhu cầu của khách hàng. Công ty chứng khoán cũng hơn ai hết phải biết cách bảo vệ an toàn tài sản của chính họ và khách hàng thì mới có thể hoạt động lâu dài và phát triển đƣợc. Vì thế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc nên để các công ty chứng khoán tự xây dựng danh mục mã chứng khoán đƣợc giao dịch ký quỹ. Còn Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc thực hiện chức năng giám sát nghiệp vụ, đảm bảo các công ty chứng khoán tuân thủ tỷ lệ cho vay theo quy định. Nhƣ thế sẽ hợp lý hơn trên cơ sở tôn trọng tính thị trƣờng, tôn trọng thỏa thuận dân sự giữa các bên liên quan đến loại dịch vụ này.

4.3.3. Quản lý rủi ro để phát triển thị trường chứng khoán bền vững

tài chính quốc gia nên quản trị rủi ro là việc rất quan trọng , bắt buộc phải thực hiện. Tại thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, hoạt động quản trị rủi ro chỉ mới chú trọng từ cuối năm 2012 trở lại đây. Do quy mô và mục tiêu khác nhau nên mỗi công ty chứng khoán hiện đang thiết lập một hệ thống quản trị rủi ro khác nhau.

Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Tài chính mới đây, kể từ ngày 15/1/2014, các công ty chứng khoán sẽ phải đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống và quy trình quản trị rủi ro nhƣ quy định tại Quy chế hƣớng dẫn việc thiết lập hệ thống và thực hiện quản trị rủi ro trong công ty chứng khoán.

Việc quản trị rủi ro trong hoạt động giao dịch ký quỹ phụ thuộc rất lớn vào các thông tin đƣợc công bố trên thị trƣờng. Hiện nay, mức độ tin cậy của các báo cáo từ doanh nghiệp chƣa cao, nên quản trị rủi ro bị hạn chế là điều tất yếu. Với khung pháp lý nhƣ hiện nay, mức độ chế tài xử phạt chƣa thật sự nghiêm và nặng, khiến nhiều tổ chức coi thƣờng vấn đề quản trị rủi ro, gây ra những hệ lụy lớn cho thị trƣờng.

Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc có thể nghiên cứu áp dụng mô hình triển khai giao dịch ký quỹ tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Theo mô hình này, ngƣời đầu tƣ mở tài khoản, ký quỹ ban đầu và vay tiền hoặc chứng khoán để giao dịch . Công ty chứng khoán chỉ đóng vai trò trung gian , còn ngƣời thực hiện cung cấp dịch vụ cho vay tiền/chứng khoán lại là công ty tài chính chứng khoán. Mô hình này cho phép đặt ra luật chơi đồng bộ đối với giao dịch ký quỹ, cũng nhƣ xây dựng hệ thống quản lý rủi ro và giám sát tập trung. Sự hiện diện của công ty tài chính chứng khoán cho phép tất cả các công ty chứng khoán có thể cung cấp dịch vụ, tập trung vào việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ thay vì phải đầu tƣ quá nhiều vào hệ thống quản trị rủi ro, xây dựng danh mục chứng khoán ký quỹ cũng nhƣ tìm nguồn tài trợ.

4.3.4. Tăng cường sự minh bạch thông tin

Để thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hoạt động hiệu quả thì việc cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin là điều vô cùng quan trọng. Để đảm bảo việc cung cấp thông tin một cách hiệu quả, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc cần thiết lập các tiêu chuẩn cao đối với việc công bố thông tin đối với các doanh nghiệp niêm yết; bảo

đảm tính minh bạch, công bằng và đáng tin cậy của các thông tin đƣợc công bố nhằm gia tăng thêm niềm tin cho ngƣời đầu tƣ. Cũng cần có chế tài xử lý đối với những hành vi cố tình công bố thông tin sai lệch hoặc thiếu trung thực nhằm trục lợi để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tƣ.

Ngoài ra, trong hoạt động giám sát giao dịch ký quỹ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc cần học tập kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới trong việc công bố các số liệu tổng hợp về tình hình giao dịch ký quỹ trên thị trƣờng. Đây là một số liệu hết sức quan trọng, phản ánh mức độ “nóng” của toàn bộ thị trƣờng, qua đó giúp cho các thành viên tham gia thị trƣờng biết thực trạng xu hƣớng của thị trƣờng để có những biện pháp quản trị rủi ro kịp thời, đƣa ra những quyết định đầu tƣ đúng. Việc công bố thông tin thƣờng xuyên định kỳ cũng sẽ giúp thị trƣờng tự điều tiết hoạt động một cách nhịp nhàng, tránh những cú sốc “điều chỉnh” do những biện pháp hành chính bắt buộc.

4.3.5. Thường xuyên thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm

Thị trƣờng chứng khoán muốn thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ, trƣớc hết phải tạo sự công bằng cho các thành viên tham gia thị trƣờng. Để có đƣợc điều này cần phải xây dựng thị trƣờng chứng khoán trên một cơ sở có một hệ thống pháp luật hoàn thiện. Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc cần thƣờng xuyên thực hiện các hoạt động kiểm tra, thanh tra và giám sát để phát hiện vi phạm trên thị trƣờng.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc cần xây dựng và áp dụng các tiêu chí giám sát hoạt động của thị trƣờng chứng khoán; phát triển kỹ năng giám sát thích hợp để phát hiện đƣợc các giao dịch bất thƣờng; nâng cao kỹ năng điều tra chuyên sâu các giao dịch nội gián, thao túng thị trƣờng.

Đặc biệt là giám sát và hỗ trợ các công ty niêm yết trong việc quản trị công ty; thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật. Tăng cƣờng quản lý, giám sát các công ty niêm yết trong việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin và các nghĩa vụ khác đối với nhà đầu tƣ.

Phối hợp giữa công tác giám sát và công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của các thành viên thị trƣờng; áp dụng nghiêm các chế tài dân sự, hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán. Việc xử lý nghiêm các vi phạm sẽ có tác dụng tích cực đến thị trƣờng, tạo sự công

bằng và niềm tin cho nhà đầu tƣ.

KẾT LUẬN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kể từ khi ra đời trên thị trƣờng chứng khoán New York (Mỹ) những năm1830, đến nay hoạt động giao dịch ký quỹ đã có lịch sửgần 185 năm. Ngày nay, hoạt động giao dịch ký quỹ đã trở nên phổ biến trên ở khắp các thị trƣờng chứng khoán trên thế giới. Tại Việt Nam, mặc dù đã chính thức thực hiện gần4 năm trở lại đây, hoạt động này vẫn còn khá mới mẻ và cần nhiều sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế .

Sau một thời gian dài thị trƣờng chứng khoán Việt Nam suy giảm do chịu ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, hiện xu hƣớng hồi phục đang trở lại cùng với những tín hiệu khả quan của nền kinh tế. Thị trƣờng tăng điểm sẽ là động lực thúc đẩy mạnh nhu cầu giao dịch ký quỹ, tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển mạnh mẽ. Do đó, việc nghiên cứu và phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ tại các công ty chứng khoán là cần thiết để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tƣ cũng nhƣ thị trƣờng. Trong quá trình phát triển hoạt động này, các công ty chứng khoán cần phải đề cao đến hoạt động quản trị rủi ro, bởi đây là vấn đề “sống còn” đối với mỗi công ty chứng khoán, vừa đảm bảo an toàn cho khách hàng cũng nhƣ chính công ty của mình.

Trong hoạt động giao dịch chứng khoán cần phải diễn ra cả hai chiều mua và bán để tạo ra sự cân bằng . Tuy nhiên, hiện Việt Nam mới chỉ cho phép giao dịch mua ký quỹ chứng khoán chứ chƣa cho phép bán ký quỹ chứng khoán. Ngoài ra, một yêu cầu quan trọng đối với thị trƣờng chính là sự minh bạch thông tin. Thông tin càng minh bạch thì càng tránh đƣợc rủi ro. Để thị trƣờng chứng khoán Việt Nam hoạt động hiệu quả thì việc cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin là yêu cầu không thể thiếu. Do đó, việc phát triển toàn diện hoạt động giao dịch ký quỹ là nhu cầu thiết thực của các thành viên tham gia thị trƣờng và cũng là đòi hỏi chính đáng để thị trƣờng chứng khoán Việt Nam phát triển hơn nữa, sánh vai với các thị trƣờng chứng khoán trong khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại công ty chứng khoán sài gòn luận văn ths 2015 (Trang 119 - 124)