Biểu đồ 3.16: Các khoản phải thu ngắn hạn tại SSI giai đoạn (2010-2014)
Đơn vị: Tỷ đồng. Nguồn: Báo cáo tài chính của SSI.
Dƣ nợ của khách hàng đối với SSI là rất lớn trong các năm trở lại đây, dao động từ 400-2.500 tỷ đồng. Dƣ nợ của khách hàng thể hiện trên báo cáo tài chính nằm trong khoản phải thu ngắn hạn khách hàng và khoản phải thu khác.
Theo thuyết minh báo cáo tài chính của SSI, dƣ nợ của khách hàng về nghiệp vụ ký quỹ có sự chuyển giao giữa hai khoản mục là phải thu khách hàng về nghiệp vụ hợp tác đầu tƣ (phát sinh trƣớc 30/8/2011), và phải thu khách hàng về nghiệp vụ ký quỹ. Có sự tách bạch hai tài khoản này là do điều kiện lịch sử để lại, trƣớc khi đƣợc chính thức thực hiện giao dịch ký quỹ, các công ty chứng khoán tại Việt Nam vẫn cung cấp hoạt động này dƣới hình thức ký hợp đồng hợp tác đầu tƣ với khách hàng.
Biểu đồ3.17: Các khoản phải thu khách hàng liên quan đến hoạt động giaodịch ký quỹ tại SSI giai đoạn (2010-2014).
Đơn vị: Tỷ đồng. Nguồn: BCTC của SSI.
Có thể thấy, năm 2010 khi giao dịch ký quỹ chƣa đƣợc chính thức thừa nhận và cho phép hoạt động, dƣ nợ của khách hàng đối với hoạt động này nằm ở các khoản phải thu khách hàng các hợp đồng góp vốn hợp tác đầu tƣ chứng khoán là rất lớn. Theo báo cáo tài chính quý 4/2010 của SSI, con số này là hơn 658 tỷ đồng, chiếm tới 79,48% các khoản phải thu ngắn hạn của công ty chứng khoán đối với khách hàng.
Đến năm 2011, khi hoạt động giao dịch ký quỹ chính thức đƣợc thừa nhận và đƣợc quản lý bằng các quy định của pháp luật. Sự kiểm soát chặt chẽ hơn khiến hoạt động này dần đi vào trật tự, các khoản phải thu khách hàng liên quan đến hoạt động giao dịch ký quỹ giảm dần, chiếm tỷ trọng 72-73% tổng các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn. Quý 4/2011, khi hoạt động giao dịch ký quỹ chính thức đƣợc thực hiện, đây cũng là lúc các khoản phải thu ngắn hạn của công ty chứng khoán là thấp nhất . Dƣ nợ của khách hàng liên quan đến hoạt động giao dịch ký quỹ chỉ chiếm 63,13% tổng dƣ nợ ngắn hạn của khách hàng. Bởi lúc này công ty chứng
khoán buộc phải thu hồi các khoản cho vay trái quy định trƣớc đó , khách hàng buộc phải tất toán trạng thái . Một phần nguyên nhân khác là do thị trƣờng chứng khoán điều chỉnh giảm liên tục khiến nhà đầu tƣ rời bỏ thị trƣờng.
Bảng 3.3: Tỷ trọng dƣ nợ của khách hàng liên quan đến hoạt động giao dịch ký quỹ trên tổng dƣ nợ ngắn hạn tại SSI (2010-2014).
Quý Dƣ nợ liên quan đến hoạt động giao dịch ký quỹ (tỷ đồng) Tổng dƣ nợ ngắn hạn (tỷ đồng) Tỷ trọng dƣ nợ ký quỹ/dƣ nợ ngắn hạn (%) Q4/10 658 828 79% Q1/11 443 615 72% Q2/11 369 855 43% Q3/11 326 1028 32% Q4/11 261 942 28% Q1/12 292 639 46% Q2/12 310 1,123 28% Q3/12 260 1,022 25% Q4/12 186 1,091 17% Q1/13 338 1,261 27% Q2/13 298 1,093 27% Q3/13 337 1,451 23% Q4/13 648 1,063 61% Q1/14 1,567 2,207 71% Q2/14 1,255 1,762 71% Q3/14 1,949 2,760 71% Q4/14 2,004 2,421 83%
Từ mức 63,13% quý 4/2011, đến nay tỷ trọng của các khoản phải thu khách hàng giao dịch ký quỹ chỉ chiếm 23,25% tổng các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn (tính đến 31/9/2013). Dƣ nợ của các hợp đồng hợp tác đầu tƣ cũng đã đƣợc thu hồi hết vào cuối năm 2012.
Tuy nhiên, kể từ khi chính thức đi vào hoạt động hợp pháp, giao dịch ký quỹ bắt đầu có sự khởi sắc. Dƣ nợ ký quỹ của khách hàng (phải thu hoạt động giao dịch ký quỹ) liên tục tăng cùng với diễn biến tăng điểm của thị trƣờng chứng khoán. Nếu nhƣ quý 4/2011, dƣ nợ của khách hàng là khoảng 103,77 tỷ đồng, thì sang quý1/2012 con số này đã là 116,464 tỷ đồng, tăng tới 12,23%. Quý 2/2012, dƣ nợ ký quỹ tiếp tục tăng mạnh 100,76% lên 233,81 tỷ đồng. Đến quý 4/2012, dƣ nợ ký quỹ tại SSI đã là 185,27 tỷ đồng, tăng 78,54% so với một năm trƣớc đó. Tính đến thời điểm cuối quý 3/2013, dƣ nợ ký quỹ đã tăng vọt lên con số 337,37 tỷ đồng (tăng225,12% so với thời điểm chính thức triển khai hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán). Không dừng ở đây, đến quý 4/2014 dƣ nợ ký quỹ đã tăng lên con số 2.004 tỷ đồng, cao gấp gần 10 lần so với thời điểm chính thức triển khai hoạt động này. Xu hƣớng cho ta thấy, dƣ nợ liên quan đến hoạt động ký quỹ liên tục tăng lên trong thời gian qua.