Vai trò quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng tài chính nói chung và thị trƣờng chứng khoán nói riêng là rất quan trọng. Bởi vì, với vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế nên thị trƣờng chứng khoán luôn đƣợc các thành phần kinh tế chú ý và tham gia với mong muốn đạt đƣợc những lợi ích kinh tế nhất định.
Quản lý nhà nƣớc ở đây chính là việc Chính phủ đƣa ra các văn bản pháp lý, các mệnh lệnh hành chính cùng những chế tài buộc các bên có liên quan phải chấp hành nghiêm túc. Những quy định của các văn bản pháp lý này nhằm quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia thị trƣờng, đảm bảo lợi ích của các bên tham gia thị trƣờng khi các bên tham gia thị trƣờng gặp phải những rủi ro nhất định.
Nhƣ vậy, nếu hàng lang pháp lý cho thị trƣờng đƣợc ban hành đầy đủ, cập nhật và điều chỉnh kịp thời, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trƣờng và chính sách vĩ mô của Chính phủ sẽ góp phần tạo thêm sự an tâm, tin tƣởng của các bên tham gia thị trƣờng, từ đó phát huy vai trò tích cực của thị trƣờng. Ngƣợc lại, thì sẽ cản trở sự phát triển của thị trƣờng, làm nản lòng các bên tham gia thị trƣờng đặc biệt là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, từ đó không thể phát huy hết nội lực của nền kinh tế hay chƣa tạo động lực cho thị trƣờng phát triển.
Nếu cơ sở hạ tầng của các cơ quan quản lý nhà nƣớc hoạt động hiệu quả, có thể tự động giám sát đƣợc tình hình sử dụng giao dịch ký quỹ của các công ty chứng khoán và đƣa ra cảnh báo, chế tài răn đe đối với những công ty chứng khoán không thực hiện đúng quy định thì thị trƣờng sẽ phát triển lành mạnh , an toàn. Nếu cơ sở hạ tầng yếu kém , không tự động giám sát đƣợc hoạt động giao dịch của công ty chứng khoán mà chỉ qua các báo cáo thì có thể sẽ xảy ra rủi ro hệ thống .