Rủi ro và kiểm soát rủi ro trong giaodịch ký quỹ

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại công ty chứng khoán sài gòn luận văn ths 2015 (Trang 37 - 40)

c. Đối với thị trường chứng khoán

1.2.4.3.Rủi ro và kiểm soát rủi ro trong giaodịch ký quỹ

Khi thị trƣờng chứng khoán đi lên thì giao dịch ký quỹ mang lại nhiều yếu tố tích cực, vì giao dịch ký quỹ giúp nhà đầu tƣ gia tăng lợi nhuận đầu tƣ do giao dịch này có tác dụng đòn bẩy tài chính rất mạnh. Đồng thời giao dịch ký quỹ sẽ nhƣ một đòn bẩy thúc đẩy thị trƣờng, tạo tính thanh khoản, từ đó giúp thị trƣờng có đƣợc sự tăng bền trƣởng. Tuy nhiên giao dịch ký quỹ cũng ẩn chứa rủi ro khá cao có khả năng làm tổn hại đến thị trƣờng chứng khoán cũng nhƣ các thành viên tham gia.

a. Đối với nhà đầu tư

Nhƣ ví dụ ở bảng 1.1, nhà đầu tƣ có thể đối mặt với nhiều rủi ro khi thực hiện giao dịch ký quỹ. Rủi ro đầu tiên là nhà đầu tƣ có thể bị thua lỗ nhiều hơn bình thƣờng do số lỗ sẽ bị khuếch đại theo hệ số đòn bẩy (tỷ lệ giữa tiền bỏ ra thực tế với số tiền đi vay). Nếu không tính toán cẩn thận khi ra quyết định đầu tƣ, nhà đầu tƣ có thể thua lỗ một

cách nhanh chóng mà không kịp xoay xở. Bên cạnh đó, khi sử dụng giao dịch ký quỹ, nhà đầu tƣ phải trả cho công ty chứng khoán lãi vay và nhiều loại phí quản lý khác. Nếu đầu tƣ dài hạn, có thể những chi phí này sẽ chiếm gần hết lợi nhuận của nhà đầu tƣ. Do đó đối với giao dịch ký quỹ, nhà đầu tƣ không nên đầu tƣ dài hạn mà chỉ nên đầu tƣ ngắn hạn, và chỉ nên sửa dụng khi xác định rõ xu hƣớng thị trƣờng là tăng trƣởng.

Rủi ro thứ hai mà nhà đầu tƣ có thể gặp là rủi ro thanh toán. Khi giá cổ phiếu giảm vƣợt tỷ lệ ký quỹ duy trì, nhà đầu tƣ sẽ phải nộp thêm tiền vào tài khoản để bổ sung ký quỹ. Nếu nhà đầu tƣ không có tiền nộp hoặc nộp tiền chậm, giá chứng khoán tiếp tục giảm, tỷ lệ ký quỹ xuống mức xử lý, công ty chứng khoán sẽ đƣợc quyền bán cổ phiếu để thu hồi nợ. Nếu giá trị chứng khoán trong danh mục không đủ để trả nợ công ty chứng khoán thì nhà đầu tƣ còn phải bỏ thêm tiền ra để trả nợ. Ngoài ra, khi công ty chứng khoán đƣợc bán chứng khoán để thu hồi nợ, mức giá bán ra có thể không phải là mức giá tốt nhất mà nhà đầu tƣ có thể bán tại thời điểm đó. Điều này cũng gây thiệt hại cho nhà đầu tƣ.

Do đó, để hạn chế và kiểm soát rủi ro thì nhà đầu tƣ cần phải có nguyên tắc khi giao dịch, cân nhắc kỹ khi lựa chọn chứng khoán đầu tƣ, đặt ra ngƣỡng lợi nhuận và cắt lỗ hợp lý, tránh vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn tỷ lệ ký quỹ.

b. Đối với công ty chứng khoán

Rủi ro lớn nhất đối với công ty chứng khoán đó là không thu hồi đƣợc nợ. Khi giá chứng khoán liên tục giảm, mất thanh khoản, công ty chứng khoán có đặtlệnh bán cũng không thể bán đƣợc do không có ngƣời mua. Nhƣ vậy, công ty chứng khoán khó có thể thu hồi giá trị chứng khoán trong tài khoản đủ trả tiền nợ vay.

Nhiều trƣờng hợp nhà đầu tƣ chấp nhận vứt bỏ tài khoản, để mặc công ty chứng khoán xoay xở. Khi đó, công ty chứng khoán đã phải gánh lấy khoản nợ xấu mà nhà đầu tƣ bỏ lại. Nếu trong hợp đồng giao dịch ký quỹ mà không quy định chặt chẽ, thì công ty chứng khoán khó có thể đòi đƣợc tiền nhà đầu tƣ trong trƣờng hợp này. Để hạn chế những rủi ro rủi ro về pháp lý xảy ra, công ty chứng khoán cần xây dựng hợp đồng với khách hàng với các điều khoản quy định chặt chẽ.

Để giảm thiểu rủi ro, đòi hỏi công ty chứng khoán phải có hệ thống quản lý rủi ro, có bộ phận tách biệt để quản lý giám sát nhà đầu tƣ khi thị trƣờng diễn biến xấu,

đánh giá chính xác giá trị từng cổ phiếu để đƣa ra tỷ lệ ký quỹ hợp lý và xử lý ngay khi diễn biến giá cổ phiếu đó có dấu hiệu bất thƣờng. Ngoài ra, khi thực hiện cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ cho khách hàng, công ty chứng khoán cần có sự thẩm định về năng lực cũng nhƣ mức độ an toàn tài chính của khách hàng, trƣớc khi đƣa ra những quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.

c. Đối với thị trường chứng khoán

Rủi ro đối với thị trƣờng chứng khoán chính là rủi ro thanh khoản. Giao dịch ký quỹ có thể ổn định giá chứng khoán và tăng tính thanh khoản cho thị trƣờng. Tuy nhiên cũng chính giao dịch ký quỹ có thể làm cho thị trƣờng mất thanh khoản và có thể dẫn tới rủi ro hệ thống và rủi ro thanh toán bù trừ.

Ví dụ: Trong lịch sử thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, cổ phiếu AAA đã bị làm giá, thanh khoản rất cao. Trong bối cảnh thị trƣờng cạnh tranh khốc liệt, nhiều công ty chứng khoán bất chấp rủi ro đã cho nhà đầu tƣ vay tiền mua cổ phiếu này với tỷ lệ ký quỹ rất thấp. Lợi dụng chính sách lỏng lẻo của các công ty chứng khoán, một số nhà đầu tƣ đã sử dụng giao dịch thỏa thuận để giao dịch ký quỹ cổ phiếu AAA, mà thực chất là chuyển từ tài khoản này sang tài khoản kia, nhằm rút tiền ra khỏi công ty chứng khoán. Khi quá trình làm giá kết thúc, cổ phiếu này bịbán ra chốt lời. Không còn ngƣời làm giá nữa, nên giá cổ phiếu giảm nhanh. Khi ngƣời bán thì rất nhiều trong khi không có ai mua đã gây nên tình trạng mất thanh khoản. Các công ty chứng khoán đồng loạt đặt lệnh bán cổ phiếu để giải chấp nhƣng cũng không thể bán đƣợc, và càng bán thì càng làm giá cổ phiếu đó giảm mạnh hơn. Kết quả là một số công ty chứng khoán đã phải gánh chịu những khoản nợ xấu rất lớn. Nếu có nhiều công ty chứng khoán trong tình trạng này rủi ro này đã trở thành hệ thống, đe dọa đến sự phát triển ổn định của cả thị trƣờng chứng khoán.

Để kiểm soát rủi ro này, các công ty chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc liên tục về dòng tiền thực hiện giao dịch ký quỹ và thực hiện đúng quy định về tỷ lệ ký quỹ cho phép. Trên cơ sở đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc cũng tùy theo tình hình thực tế thị trƣờng mà đề ra những quy định nhằm thắt chặt hay nới lỏng hoạt động giao dịch ký quỹ. Thông qua việc quản lý hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán cũng có thể phát hiện đƣợc những

giao dịch bất thƣờng, những hành vi phạm pháp luật trên thị trƣờng chứng khoán.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại công ty chứng khoán sài gòn luận văn ths 2015 (Trang 37 - 40)