Thực trạng phát triển hoạtđộng giaodịch ký quỹ chứng khoán tạiCông ty Chứng khoán Sài Gòn

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại công ty chứng khoán sài gòn luận văn ths 2015 (Trang 74 - 82)

b. Dịch vụ tài chính

3.2.Thực trạng phát triển hoạtđộng giaodịch ký quỹ chứng khoán tạiCông ty Chứng khoán Sài Gòn

3.2.1. Khái quát hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Việt Nam

Ngày 31/8/2011, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam mới chính thức đƣợc thực hiện giao dịch ký quỹ theo quyết định số 637/QĐ-UBCK của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nƣớc về việc ban hành Quy chế hƣớng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán. Tuy nhiên, hoạt động này đã có mặt trƣớc đó từ rất lâu tại các công ty chứng khoán dƣới các tên gọi khác nhƣ Hợp đồng hợp tác kinh doanh hay những hoạt động tƣơng tự nhƣ cầm cố chứng khoán, cho vay tiền mua chứng khoán… với cùng một mục đích là gia tăng đòn bẩy tài chính cho các nhà đầu tƣ.

Việc chính thức công nhận hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán đã là một bƣớc tiến lớn trong quá trình phát triển của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Đây đƣợc coi là một giải pháp nhằm cứu vãn “sự tụt dốc” của thị trƣờng trong thời gian qua, cũng nhƣ giúp thị trƣờng chứng khoán Việt Nam tiến gần hơn tới các thị trƣờng chứng khoán quốc tế.

Tuy nhiên, để đƣợc thực hiện cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ, công ty chứng khoán phải nộp báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc và đƣợc công bố đã nộp đủ hồ sơ trên website của cơ quan này. Do đó, phải đến ngày 12/9/2011, hai công ty chứng khoán đầu tiên đƣợc cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ là Chứng khoán Sài Gòn (SSI) và Chứng khoán Bản Việt (VCSC). Tuy nhiên, các công tychứng khoán này vẫn phải chờ hai Sở Giao dịch Chứng khoán công bố danh sách chứng khoán không đƣợc phép giao dịch ký quỹ.

Biểu đồ3.9: Diễn biến giao dịch trên HOSE (2006-2014).

Nguồn dữ liệu: TVSI.com.vn

Đến ngày 5/10/2011, Ủy Ban Chứng khoán Nhà nƣớc mới ban hành công văn số 3240/UBCK-QLKD hƣớng dẫn xác định danh sách chứng khoán không đƣợc phép giao dịch ký quỹ. Ngày 11/10/2011, hai Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới công bố văn bản hƣớng dẫn dựa theo Công văn trên. Cụ thể, có 56 cổ phiếu niêm yết trên HOSE và 97 cổ phiếu niêm yết trên HNX không đƣợc phép giao dịch ký quỹ.

Sau khi hai Sở Giao dịch Chứng khoán công bố danh sách các mã chứng khoán không đƣợc phép giao dịch ký quỹ, các công ty chứng khoán mới công bố danh sách chứng khoán mà mình cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ. Theo ghi nhận của Gafin.vn tính đến ngày 27/10/2011, đã có 15 công ty chứng khoán công bố danh sách này. Trong đó, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) nhiều nhất với 543 cổ phiếu, Chứng khoán Sài Gòn (SSI) xếp thứ hai với 263 cổ phiếu, Chứng khoán VNDirect (VND) xếp thứ ba với 250 cổ phiếu đƣợc ký quỹ, Chứng khoán Nhất Việt (VFS) đứng thứ tƣ với 243 cổ phiếu , tiếp đến là Chứng khoán Rồng Việt (VDS) là216 cổ phiếu , Chứng khoán Kim Eng (KEVS) là 207 cổ phiếu ... Trong đó Bản

Việt chỉ hỗ trợ cho vay 140 cổ phiếu với tỷ lệ ký quỹ từ 60-80% tức công ty chứng khoán này sẽ cho vay từ 20-40%. Bản Việt sẽ công bố lãi suất trong hạn tùy từng thời điểm, lãi suất hiện đang áp dụng là 0,06%/ngày. Lãi suất quá hạn là 150% lãi suất trong hạn. Thời hạn cho vay là 60 ngày, xét gia hạn đến 120 ngày.

Biểu đồ3.10: Khối lƣợng giao dịch trên TTCK Việt Nam (2008-2014)

Nguồn dữ liệu: tvsi.com.vn

Dựa trên diễn biến thị trƣờng giai đoạn từ tháng 10/2011 trở đi, có thể thấy thị trƣờng đã có những phản ứng khá tích cực khi hoạt động giao dịch ký quỹ đƣợc triển khai . Chỉ số VN -Index và HNX-Index tăng mạnh trở lại vài tháng sau đó cùngvới khối lƣợng giao dịch qua từng phiên tăng vọt, lên mức cao nhất trong lịch sử cho thấy tác động của đòn bẩy tài chính đã giúp nhà đầu tƣ gia tăng số lƣợng cổ phiếu nắm giữ. Cụ thể, khối lƣợng giao dịch trên HOSE tháng 11/2011 ngay lập tức tăng 16,7% so với tháng 10/2011, và đến tháng 12/2011 con số này đã tăng 54,28% so với tháng 10/2011. Trên HNX, khối lƣợng giao dịch tháng 11/2011 giảm 6,34% so với tháng 10, nhƣng sang tháng 12/2011 đã tăng 2,46% so với tháng 10/2011. Khối lƣợng giao dịch trên HOSE cả năm 2012 cũng tăng lên mức cao kỷ lục kể từ khi sàn này đƣợc thành lập, tăng 68,47% so với cả năm 2011. Trên HNX, khối lƣợng giao dịch năm 2012 cũng tăng tới 53,18% so với năm 2011.

Biểu đồ3.11: Giá trị giao dịch trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam theonăm (2008-2014).Nguồn dữ liệu: tvsi.com.vn

Mặc dù khối lƣợng giao dịch năm 2012 gia tăng mạnh so với năm 2011 (tăng61,03%) và lên mức cao nhất trong lịch sử (26,21 tỷ chứng khoán), nhƣng giá trịgiao dịch trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam năm 2012 vẫn ở mức thấp (329,3 nghìn tỷ đồng), tăng 28,25% so với năm 2011. Điều này phản ánh giá các cổ phiếu đã giảm xuống mức rất thấp, khiến mặc dù khối lƣợng giao dịch tăng mạnh nhƣng giá trị giao dịch không cao.

Năm 2013, thanh khoản trên 2 sàn HOSE và HNX đã có diễn biến trái ngƣợc nhau. Trong khi giá trị giao dịch trên sàn HOSE tăng 20% so với năm 2012, thì giá trị giao dịch trên HNX lại giảm tới 25,16% so với giá trị giao dịch năm 2012.

Sang năm 2014 thị trƣờng chứng khoán khởi sắc trở lại, giao dịch trên thị trƣờng diễn ra rất sôi động, thanh khoản trên cả hai sàn đều tăng rất mạnh. Trong đó, giá trị giao dịch trên sàn HOSE gấp 3 lần so với năm 2013 và giá trị giao dịch trên sàn HNX gấp gần 2,5 lần so với giá trị giao dịch năm trƣớc. Cụ thể, tính chung cho cả hai sàn, tổng khối lƣợng giao dịch trong năm 2014 đạt trên 47,4 tỷ chứng khoán, tƣơng ứng giá trị giao dịch là trên 732.579 tỷ đồng (khoảng 34,8 tỷ USD), gấp 1,23 lần giá trị giao dịch của năm 2013. Đáng chú ý, trong năm 2014 sàn HOSE

liên tục phá kỷ lục về khối lƣợng giao dịch. Cụ thể, trong phiên giao dịch ngày 9/9/2014, tổng khối lƣợng giao dịch sàn HOSE đạt 280,3 triệu đơn vị, trị giá 5.065,24 tỷ đồng.

Về số lƣợng chứng khoán đƣợc phép giao dịch ký quỹ , tín đến ngày 31/12/2014, trên HOSE có 341 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đang niêm yết . Theo danh sách của HOSE, có 69 chứng khoán không đƣợc phép giao dịch ký quỹ. Nhƣ vậy, số chứng khoán đƣợc phép giao dịch ký quỹ là 272 mã. Trên HNX, có 115/366 chứng khoán không đƣợc phép giao dịch ký quỹ, nhƣ vậy số chứng khoán đƣợc phép giao dịch ký quỹ là 251 mã. Tổng số mã chứng khoán trên cả hai sàn đƣợc phép giao dịch ký quỹ là 523 mã.

Nếu nhƣ trong tháng 9/2011, mới chỉ có 12 công ty chứng khoán đăng ký thực hiện giao dịch ký quỹ, thì tính đến tháng 9/2013 con số này là 56 công ty chứng khoán (gấp 4,6 lần so với giai đoạn khởi đầu) và con số này không thay đổi đáng kể cho tới hết năm 2014.

Biểu đồ 3.12: Số công ty chứng khoán đăng ký thực hiện giao dịch ký quỹ

Nguồn: Tổng hợp từ ssc.gov.vn

Trong 2 năm thực hiện giao dịch ký quỹ, đã có 1 công ty chứng khoán xin chấm dứt việc thực hiện là Công ty Chứng khoán Sao Việt (SVS). Lý do xin chấm

dứt của SVS là lỗ lũy kế lớn hơn 50% vốn điều lệ (tính theo Báo cáo tài chính bán niên 6 tháng đầu năm 2012 đƣợc soát xét bởi tổ chức kiểm toán đƣợc chấp thuận). Hai công ty chứng khoán khác là Âu Việt (AVS) và Golden Bridge (GBS) tuy chƣa xin chấm dứt thực hiện giao dịch ký quỹ với UBCKNN, nhƣng cũng đã thực hiện rút tƣ cách thành viên tại hai Sở GDCK.

Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc cũng đã thực hiện kiểm tra và yêu cầu 3 công ty chứng khoán là Chứng khoán An Phát (APS), Chứng khoán Kim Eng Việt Nam (KEVS) – Chi nhánh Hà Nội và Chứng khoán VnDirect (VND) tạm dừng hoạt động này trong một khoảng thời gian do phát hiện ra những vi phạm.

Xét về hiệu quả của hoạt động giao dịch ký quỹ, minh chứng rõ nhất đƣợc thể hiện thông qua cơ cấu thu nhập của công ty chứng khoán. Trong báo cáo tài chính của các công ty chứng khoán , hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ , hay tài trợ vốn cho nhà đầu tƣ đƣợc thể hiện trên chỉ tiêu Doanh thu khác . Chỉ có một số rất ít công ty chứng khoán thuyết minh chi tiết doanh thu khác, trong đó thể hiện cụ thể doanh thu từ hoạt động giao dịch ký quỹ . Bởi theo quy định , chỉ có 56 công ty chứng khoán đƣợc thực hiện giao dịch ký quỹ, nhƣng vẫn có những công ty thực hiện chui.

Mƣời công ty dẫn đầu trong thị trƣờng chứng khoán chiếm 75% toàn bộ thị phần, trong khi 86 công ty còn lại phải cạnh tranh để dành lấy số thị phần 25%. Chịu ảnh hƣởng từ sức nóng của hiện tƣợng bong bóng chứng khoán năm 2006 – 2007, số lƣợng các công ty chứng khoán đƣợc mở ra trên thị trƣờng đã tăng đột biến trong thời kỳ này. Trƣớc năm 2006 chỉ có 14 công ty chứng khoán trên thị trƣờng nhƣng đến cuối năm 2007, con số này đã tăng lên gấp năm lần, dừng lại ở mức 78 công ty. Tính đến cuối năm 2014, có 96 công ty chứng khoán hoạt động trên thị trƣờng đóng vai trò trung gian giữa doanh nghiệp niêm yết và nhà đầu tƣ. Nhƣng số lƣợng các công ty chứng khoán thực sự hoạt động thấp hơn so với con số báo cáo của SSC. Mặc dù còn nhiều hạn chế trong lĩnh vực rủi ro quản trị, nhƣng các công ty chứng khoán đang ngày một đa dạng hóa loại hình dịch vụ của mình cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng dịch vụ.

động tự doanh chiếm tỷ lệ cao nhất (30%), tiếp theo đó là doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán (20%) và lãi tiền gửi ngân hàng (16%). Mặc dù gửi tiền tại ngân hàng lấy lãi không phải là một hoạt động kinh doanh cốt lõi của một công ty chứng khoán, nhƣng nguồn thu này vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu của toàn ngành do mặt bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng đã khá cao trong những năm qua.

Biểu đồ 3.13: Cơ cấu doanh thu của 20 công ty chứng khoán đầu ngành năm 2013Đơn vị: Phần trăm

Cho tới quý 4/2014 tổng doanh thu khác của 96 công ty chứng khoán là 980,964 tỷ đồng (trong đó có 4 công ty không có doanh thu là VQSC, VSM, VTSS và VICS). Ngoại trừ một số công ty chứng khoán có sự khác biệt trong hoạt động nhƣ Chứng khoán Beta (BSI) hay Chứng khoán Kim Long (KLS) khiến doanh thu khác tăng đột biến mà không dựa trên các hoạt động giao dịch chứng khoán các công ty còn lại đều có mức tỷ lệ doanh thu khác trên tổng doanh thu nằm trong khoảng 40-60%, cao hơn so với doanh thu môi giới. Các công ty chứng khoán dẫn đầu về doanh thu khác này cũng chính là những công ty dẫn đầu về thị phần môi giới chứng khoán.

Tổng doanh thu hoạt động môi giới trong quý 4/2014 của toàn thị trƣờng là911 tỷ đồng, trong đó ba công ty chứng khoán dẫn đầu làChứng khoán Sài Gòn (SSI)

với 95.23 tỷ đồng, Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HSC) và Chứng khoán Bản Việt (VCSC) lần lƣợt là 80.41 tỷ đồng và 77.92 tỷ đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.2: Doanh thu môi giới và lợi nhuận quý 4/2014 của các công ty chứng khoán.

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính các công ty chứng khoán.

Phát biểu trên báo chí, giám đốc một công ty chứng khoán từng cho biết: Cứ một đồng phí môi giới thu đƣợc, công ty chứng khoán cũng thu đƣợc một đến hai đồng từ hoạt động khác nhƣ ứng trƣớc tiền bán, lãi từ cho vay ký quỹ chứng khoán. Với giả định 60% con số doanh thu khác đến từ hoạt động cho vay ký quỹ, các công ty chứng khoán cũng thu về đƣợc gần 588 tỷ đồng trong quý 4/2014. Đây đã là một con số rất ấn tƣợng so với hơn 911 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động môi giới chứng khoán. Nhƣ vậy, có thể thấy hoạt động giao dịch ký quỹ đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán.

Biểu đồ3.14: Thị phần môi giới chứng khoán trên sàn HOSE (2012-2014)

Nguồn dữ liệu: Tổng hợp từ HOSE, HNX..

Qua khảo sát tại nhiều công ty chứng khoán, có thể thấy hoạt động giao dịch ký quỹ đã dần đi vào khuôn khổ hơn sau khi có quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc. Tuy nhiên, vẫn còn có những trƣờng hợp lách luật để cung cấp đòn bẩy tài chính cho nhà đầu tƣ nhƣ các Hợp đồng hợp tác đầu tƣ, ủy thác đầu tƣ cho công ty chứng khoán, với một bên thứ ba nhằm hỗ trợ cho vay nhiều hơn hạn mức quy định, hay hỗ trợ cho vay đối với những mã chứng khoán không đƣợc thực hiện giao dịch ký quỹ. Điều này đặt ra yêu cầu các cơ quan chức năng cần có những hoạt động giám sát một cách chặt chẽ hơn, để giữ gìn sự an toàn của cả hệ thống, tạo sự công bằng cho các công ty thực hiện đúng quy định của pháp luật.

3.2.2. Thực trạng phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tạiCông ty

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại công ty chứng khoán sài gòn luận văn ths 2015 (Trang 74 - 82)