c. Đối với thị trường chứng khoán
1.2.4.2. Quy trình hoạtđộng giaodịch ký quỹ chứng khoán
Sơ đồ 1.1: Quy trình giao dịch chứng khoán thông thƣờng
Về cơ bản, quy trình giao dịch ký quỹ chứng khoán tuân thủ theo các bƣớc nhƣ giao dịch chứng khoán thông thƣờng.
Điểm khác cơ bản là nhà đầu tƣ có thể dùng một phần tiền của mình, phần còn lại vay công ty chứng khoán để giao dịch. Công ty chứng khoán có thể tìm nguồn tài trợ cho mình bằng vốn chủ sở hữu, từ công ty tài chính hoặc từ ngân hàng. Sau khi giao dịch, quá trình này chƣa kết thúc do công ty chứng khoán còn phải kiểm soát tài khoản ký quỹ của khách hàng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ.
Có thể khái quát các bƣớc trong hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại công ty chứng khoán dƣới đây.
Bƣớc 1: Mở tài khoản giao dịch ký quỹ và nộp tiền ký quỹ ban đầu. Nhà đầu tƣ muốn giao dịch ký quỹ phải mở tài khoản giao dịch ký quỹ tại một công ty chứng khoán bất kỳ. Nhà đầu tƣ nộp số tiền ký quỹ ban đầu làm tài sản bảo đảm để có thể mua ký quỹ chứng khoán.
Tại Mỹ, tùy theo nhà môi giới, số tiền ký quỹ ban đầu này có thể dao động từ 2.000 USD đến 5.000 USD, nhà đầu tƣ có thể dùng hết số tiền này để kinh doanh mà không cần phải giữ lại số tiền ký quỹ nào. Tại Việt Nam, theo quy định khi mới áp dụng thực hiện giao dịch ký quỹ, để mở tài khoản giao dịch ký quỹ, khách hàng phải ký quỹ một khoản tiền tối thiểu 10 triệu đồng. Tuy nhiên, hiện quy định này đã bị bãi bỏ kể từ ngày 1/2/2013 và không còn quy định số tiền ký quỹ tối thiểu ban đầu. Với từng khách hàng cụ thể, công ty chứng khoán sẽ có chính sách cấp hạn mức tín dụng khách nhau.
Bƣớc 2: Đặt lệnh giao dịch trên tài khoản ký quỹ. Nhà đầu tƣ đặt lệnh mua chứng khoán đƣợc phép giao dịch ký quỹ trên tài khoản giao dịch ký quỹ đã mở tại công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán nhận lệnh của nhà đầu tƣ, kiểmtra tính hợp lệ của lệnh đặt mua có đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của hoạt động giao dịch ký quỹ hay không trƣớc khi nhập lệnh đó vào Sở Giao dịch Chứng khoán.
Với số tiền và giá trị chứng khoán ban đầu trong tài khoản, nhà đầu tƣ có thể vay công ty chứng khoán một số tiền nhất định theo tỷ lệ ký quỹ mà công ty chứng khoán quy định để đặt mua chứng khoán. Với từng mã chứng khoán, tỷ lệ ký quỹ yêu cầu là khác nhau. Tổng số tiền mà nhà đầu tƣ có thể dùng để mua chứng khoán đƣợc gọi là “sức mua”.
Chứng khoán đƣợc phép giao dịch ký quỹ là cổ phiếu , chứng chỉ quỹ đầu tƣ niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán và các quyền phát sinh liên quan đến chứng khoán thuộc danh mục chứng khoán đƣợc phép giao dịch ký quỹ theo quy định của Sở giao dịch chứng khoán và/hoặc công ty chứng khoán tùy từng thời điểm.
chứng khoán trong tài khoản của nhà đầu tƣ . Tại Việt Nam , giá thị trƣờng là giá đóng cửa của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết , đây cũng là giá tham chiếu của phiên giao dịch tiếp theo.
Bƣớc 3: Khớp lệnh. Sau khi có kết quả khớp lệnh, Sở Giao dịch Chứng khoán kiểm tra lệnh và thông báo kết quả về công ty chứng khoán. Ngoài ra Sở Giao dịch Chứng khoán cũng thông báo kết quả đó tới Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán. Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán nhận kết quả giao dịch từ Sở Giao dịch Chứng khoán và thực hiện việc thanh toán bù trừ. Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán sẽ thông báo tới công ty chứng khoán biết số chứng khoán và tiền cần phải thanh toán.
Bƣớc 4: Thanh toán. Công ty chứng khoán cho nhà đầu tƣ vay tiền tƣơng ứng với tỷ lệ ký quỹ cổ phiếu mà nhà đầu tƣ đặt mua. Số tiền cho nhà đầu tƣ vay này, công ty chứng khoán có thể tài trợ bằng vốn của mình hoặc vay ngân hàng. Công ty chứng khoán phải báo cáo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc về việc cho vay này. Tổng số tiền khách hàng vay nợ công ty chứng khoán trên tài khoản giao dịch ký quỹ đƣợc gọi là dƣ nợ ký quỹ.
Đến ngày thanh toán , công ty chứng khoán phải chuyển khoản tiền mua này cho Trung tâm Lƣu ký Chứng khoán thông qua Ngân hàng chỉ định thanh toán . Đây cũng là thời điểm bắt đầu của khoản vay.
Trong trƣờng hợp Công ty chứng khoán chỉ là trung gian giữa khách hàng và ngân hàng cho vay. Ngân hàng sẽ cung cấp vốn cho công ty chứng khoán để cho nhà đầu tƣ vay tiền. Công ty chứng khoán có trách nhiệm báo cáo tình hình tài chính của mình và quản lý các khoản vay thay cho ngân hàng.
Bƣớc 5: Kiểm soát tín dụng. Sau khi thực hiện thanh toán, tiền và chứng khoán đã đƣợc chuyển giao, công ty chứng khoán có nhiệm vụ kiểm soát tài khoản giao dịch ký quỹ của khách hàng để đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ ký quỹ.
Tỷ lệ ký quỹ là tỷ lệ giữa tài sản thực có so với tổng tài sản bảo đảm trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trƣờng. Tài sản thực có là phần vốn của khách hàng trên tài khoản giao dịch ký quỹ, bao gồm tiền mặt, giá trị các chứng khoán đƣợc phép giao dịch ký quỹ trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trƣờng trừ đi dƣ nợ ký quỹ.
Có hai mức tỷ lệ ký quỹ mà công ty chứng khoán và khách hàng cần quan tâm là tỷ lệ ký quỹ duy trì và tỷ lệ ký quỹ xử lý. Tỷ lệ ký quỹ duy trì là tỷ lệ yêu cầu tối thiểu giữa tài sản thực có so với tổng tài sản bảo đảm trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trƣờng. Tỷ lệ ký quỹ xử lý là tỷ lệ giữa tài sản thực có so với tổng tài sản bảo đảm theo giá thị trƣờng mà tại mức bằng hoặc thấp hơn mức này, công ty chứng khoán có quyền xử lý tài sản bảo đảm để đảm bảo tỷ lệ ký quỹ duy trì và/hoặc thu hồi dƣ nợ ký quỹ.
Khi tỷ lệ ký quỹ của khách hàng thấp hơn tỷ lệ ký quỹ duy trì thì công ty chứng khoán sẽ gửi đến nhà đầu tƣ một thông báo gọi là cảnh báo ký quỹ hay yêu cầu ký quỹ bổ sung.
Ký quỹ bổ sung là số tài sản bổ sung vào tài khoản ký quỹ khi nhằm đảm bảo tỷ lệ ký quỹ tối thiểu. Nhà đầu tƣ có thể ký quỹ bổ sung bằng tiền mặt hoặc chứng khoán.
+ Ký quỹ bổ sung bằng tiền mặt đƣợc tính theo công thức:
Số tiền ký quỹ bổ sung = (Tỷ lệ ký quỹ - Tỷ lệ ký quỹ duy trì ) * (Tổng giá trị tài sản trên tài khoản ký quỹ tính theo giá thị trƣờng).
+ Ký quỹ bổ sung bằng chứng khoán đƣợc phép giao dịch ký quỹ thuộc sở hữu của khách hàng, giá trị chứng khoán bổ sung đƣợc tính theo công thức:
Giá trị chứng khoán ký quỹ bổ sung = | (Tỷ lệ ký quỹ - Tỷ lệ ký quỹ duy trì) / (1 - Tỷ lệ ký quỹ duy trì) | * Tổng giá trị tài sản trên tài sản ký quỹ tính theo giá thị trƣờng.
Bảng 1.1: Ví dụ về giao dịch ký quỹ
Nguồn: Tác giả tự tính. Đơn vị: Triệu đồng. (*Lợi nhuận sau khi bán chứng khoán chưa tính lãi vay và phí giao dịch).
Khi tỷ lệ ký quỹ xuống dƣới mức tỷ lệ ký quỹ duy trì (40%), công ty chứng khoán sẽ yêu cầu khách hàng phải bổ sung tài sản đảm bảo (có thể bằng tiền hoặc chứng khoán). Chứng khoán sẽ bị công ty chứng khoán bán nếu tỷ lệ ký quỹ xuống tới tỷ lệ ký quỹ xử lý (35%) để phục hồi tỷ lệ ký quỹ lên mức 40%.
Bƣớc 6: Tất toán khoản vay. Sau khi bán chứng khoán (nhà đầu tƣ đặt lệnh bán chứng khoán hoặc công ty chứng khoán đặt lệnh do vi phạm tỷ lệ ký quỹ xử lý), tiền đƣợc chuyển về tài khoản giao dịch ký quỹ của nhà đầu tƣ. Công ty chứng khoán sẽ thu hồi các loại phí giao dịch, thuế liên quan, số tiền cho vay, lãi vay phải trả trƣớc khi trả cho nhà đầu tƣ số tiền còn lại (nếu còn). Việc hoàn trả và tất toán khoản vay là liên tục theo nguyên tắc thanh toán bù trừ, cứ khi nào có phát sinh số dƣ tiền trên tài khoản là công ty chứng khoán tự động thực hiện.
Nếu khoản vay quá hạn mà chƣa trả hết nợ, lãi vay thì công ty chứng khoán sẽ tính lãi vay quá hạn đối với tổng dƣ nợ + lãi vay chƣa trả, và có những biện pháp buộc khách hàng phải động thái trả nợ theo đúng quy định của pháp luật.
Trong trƣờng hợp công ty chứng khoán là trung gian giữa ngân hàng và khách hàng, công ty chứng khoán sẽ phải hoàn trả lại số tiền vay, lãi vay của khách hàng cho ngân hàng, sau khi đã giữ lại phần phí thuộc về công ty chứng khoán.