Theo quy định của pháp luật hiện nay, tổng dƣ nợ cho vay giao dịch ký quỹ của một công ty chứng khoán không đƣợc vƣợt quá 200% vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán. Hiện vốn chủ sở hữu của SSI là hơn 5.864 tỷ đồng, nhƣ vậy công ty có thể cho vay tối đa hơn 11.000 tỷ đồng. Tổng mức cho vay giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán đối với một khách hàng không đƣợc vƣợt quá 3% vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán, nhƣ vậy SSI có thể một khách hàng cho vay tới 175 tỷ đồng. Tổng dƣ nợ cho vay giao dịch ký quỹ của một công ty chứng khoánđối với một loại chứng khoán không đƣợc vƣợt quá 10% vốn chủ sở hữu; tức hơn500 tỷ đồng.
Theo quy định tại SSI, hạn mức cho vay tối đa với một khách hàng là 50 tỷ đồng và không giới hạn mức cho vay tối thiểu. Hạn mức cho vay tối đa với một cổ phiếu là 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu tính tổng dƣ nợ cho vay tại SSI cuối quý 4/2014 là hơn 2.421 tỷ đồng, chia cho số tài khoản khách hàng đang hoạt động ƣớc tính là 70.600 tài khoản, thì dƣ nợ bình quân là khoảng 34 triệu đồng/tài khoản. Nếu chỉ tính riêng dƣ nợ của nghiệp vụ ký quỹ là 2.004 tỷ đồng cuối quý 4/2014, thì dƣ nợ bình quân của nghiệp vụ này là rất nhỏ, khoảng 28 triệu đồng/tài khoản. Tuy nhiên, các con số này còn có thể lớn hơn nhiều do số liệu thống kê tài khoản đang hoạt động thay đổi liên tục theo xu hƣớng thị trƣờng và cũng có thể thấp hơn nhiều con số trên.
Nếu so sánh với con số tổng giá trị tài sản bình quân của khách hàng là hơn288 triệu đồng/tài khoản (hơn 11.400 tỷ đồng chứng khoán tính theo mệnh giá và hơn 876 tỷ tiền mặt, chia cho 70.600 tài khoản đang hoạt động), thì có thể tính đƣợc tỷ lệ ký quỹ trung bình đang là hơn 56%.