Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Một phần của tài liệu thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam – lý luận thực tiễn (Trang 62)

5. Bố cục của đề tài

2.2.2. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

Quy định về thời hạn kháng nghị tái thẩm ở Bộ luật tố tụng dân sự trước và sau khi sửa đổi, bổ sung không có quá nhiều sự khác biệt. Theo đó, Điều 308 BLTTDS hiện hành quy định thời hạn kháng nghị tái thẩm là một năm kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được các căn cứ quy định tại Điều 305 BLTTDS hiện hành để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

Có thể thấy, thời hạn kháng nghị tái thẩm sẽ được tính từ ngày mà người có thẩm quyền kháng nghị biết được một trong bốn căn cứ kháng nghị quy định tại Điều 305 BLTTDS hiện hành. Điều này khác với thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm. Bởi vì, đối với giám đốc thẩm thời điểm bắt đầu tính thời hạn kháng nghị là thời điểm có hiệu lực của bản án, quyết định bị kháng nghị. Tuy vậy, liên quan đến việc kháng nghị những người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm cũng có quyền tương tự như kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Cụ thể, Điều 310 BLTTDS hiện hành dẫn chiếu đến Điều 289 và khi đó người đã kháng nghị tái thẩm có quyền thay đổi, bổ sung quyết định kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị. Người đã kháng nghị tái thẩm cũng có quyền rút một phần hoặc là toàn bộ quyết định kháng nghị ở thời điểm trước khi và tại phiên tòa tái thẩm.

Như vậy có thể nói rằng, quy định về việc thay đổi, bổ sung và rút kháng nghị là quy định mới, tiến bộ của BLTTDS hiện hành bởi vì trên thực tế đôi khi việc kháng nghị cũng có thể không đúng hoặc không cần thiết. Nếu người kháng nghị được thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị thì Tòa án không buộc phải tiến hành xét xử lại các vấn đề đã kháng nghị được rút hoặc thay đổi một cách không cần thiết.

Một phần của tài liệu thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam – lý luận thực tiễn (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)