Thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm

Một phần của tài liệu thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam – lý luận thực tiễn (Trang 63 - 64)

5. Bố cục của đề tài

2.3.1.1. Thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm

Mặc dù giữa giám đốc thẩm và tái thẩm khác nhau về căn cứ kháng nghị để xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng cả hai đều là thủ tục đặc biệt của tố tụng dân sự, được tiến hành trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền nhằm kiểm tra lại tính đúng đắn của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Do đó, pháp luật tố tụng dân sự nước ta đồng nhất quy định về thẩm quyền giữa giám đốc thẩm và tái thẩm.

Dưới góc nhìn khoa học luật, thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm được xác định trên cơ sở cơ cấu hệ thống tổ chức của Tòa án mỗi quốc gia. Theo pháp luật tố tụng dân sự của một số nước như Pháp, Nhật Bản thì thẩm quyền giám đốc thẩm thuộc về tòa phá án hoặc là Tòa án tối cao, ngược lại theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành của Trung Quốc cũng như Việt Nam thì thẩm quyền giám đốc thẩm thuộc về cả TAND tối cao và TAND cấp tỉnh45.

Như đã nói, thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị thuộc về TAND cấp tỉnh và TAND tối cao và để chứng minh cho điều đó Điều 291 cũng như Điều 310 BLTTDS hiện hành quy định rằng:

- Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh giám đốc thẩm, tái thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện bị kháng nghị;

- Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động của Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh bị kháng nghị;

- Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa phúc thẩm, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động của Tòa án nhân dân tối cao bị kháng nghị.

Không chỉ vậy, trường hợp có nhiều bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án dân sự bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thuộc thẩm quyền của các cấp Tòa án khác nhau thì Tòa án cấp trên có thẩm quyền giám đốc thẩm,

45

Nguyễn Công Bình, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, NXB. Giáo dục Việt Nam, năm 2011, trang 257

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 55

tái thẩm toàn bộ. Ví dụ: sau khi xét xử sơ thẩm vụ án, phần bản án sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh H về chia tài sản bị kháng cáo và đã được Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xét xử. Sau khi phát hiện bản án phúc thẩm của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao và bản án sơ thẩm (phần không bị kháng cáo) của Tòa án cấp tỉnh H đều có vi phạm nghiêm trọng pháp luật nên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã kháng nghị đối với cả hai bản án này. Trong trường hợp này, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sẽ xét xử giám đốc thẩm đối với toàn bộ vụ án46.

Như vậy, có thể thấy pháp luật tố tụng dân sự chỉ trao thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm cho TAND tối cao và TAND cấp tỉnh, nghĩa là TAND cấp huyện không có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định của chính Tòa án mình hoặc là của các Tòa án khác. Việc quy định thẩm quyền này tạo nên sự rõ ràng trong quy định của pháp luật về việc giải quyết kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

Một phần của tài liệu thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam – lý luận thực tiễn (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)