Sự hình thành và phát triển của giám đốc thẩm, tái thẩm trong Luật tổ chức

Một phần của tài liệu thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam – lý luận thực tiễn (Trang 29 - 30)

5. Bố cục của đề tài

1.4.1. Sự hình thành và phát triển của giám đốc thẩm, tái thẩm trong Luật tổ chức

chức Tòa án nhân dân

Những quy định về giám đốc thẩm cũng như tái thẩm trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân là những quy định liên quan đến vấn đề thẩm quyền giải quyết kháng nghị cũng như xét lại bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án các cấp, từ Tòa án nhân dân tối cao cho đến các Tòa án địa phương khác.

Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1960 là Luật tổ chức Tòa án nhân dân đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những quy định về giám đốc thẩm được ghi nhận một cách chính thức và đầu tiên tại văn bản này. Theo đó, xét về thẩm quyền của Tòa án Luật tổ chức TAND năm 1960 trao cho Tòa án nhân dân tối cao thẩm quyền xét lại những bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị phát hiện là có sai lầm. Các Tòa án cấp dưới chỉ được quyền xét lại đối với những bản án, quyết định của Toà án địa phương và việc xét lại chỉ được thực hiện một khi các Tòa án cấp dưới này được Tòa án nhân dân tối cao phân, giao nhiệm vụ xét lại. Một cách cụ thể Điều 12 Luật tổ chức TAND năm 1960 quy định:

“Những bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có sai lầm thì được xét lại.

Đối với bản án và quyết định của các Tòa án nhân dân địa phương đã có hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai lầm thì Tòa án nhân dân tối cao có quyền xét lại hoặc giao cho Tòa án nhân dân cấp dưới xét lại.

Đối với những bản án và quyết định của Tòa án nhân dân tối cao đã có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có sai lầm thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đưa ra Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét định.

Đối với những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án mình hoặc Tòa án cấp dưới nếu phát hiện có sai lầm thì Tòa án nhân dân địa phương có quyền nêu lên để Tòa án nhân dân tối cao xét định.”

Mặc dù Điều luật này không quy định cụ thể việc xét lại thực hiện theo thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm, tuy nhiên căn cứ vào tính chất của giám đốc thẩm thì đây là quy định dành cho thủ tục giám đốc thẩm chứ không phải tái thẩm. Bởi lẽ, ở văn bản này cơ bản quy định về tái thẩm vẫn chưa xuất hiện.

Đến năm 1981, sau khi bản Hiến pháp năm 1980 ra đời Luật tổ chức TAND năm 1981 cũng theo đó mà ra đời, đây là văn bản không chỉ thay thế mà căn bản nó còn kế thừa những quy định của Luật Tổ chức TAND năm 1960. Đặc biệt đến giai đoạn này lần

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 21

đầu tiên cụm từ “thủ tục tái thẩm” xuất hiện trong một văn bản luật chính thức. Đồng thời, những quy định về giám đốc thẩm và tái thẩm cũng trở nên rõ ràng hơn, một cách cụ thể nhất Điều 12 Luật tổ chức TAND năm 1981 quy định: “Những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật được xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, nếu thấy có vi phạm pháp luật, hoặc được xét lại theo thủ tục tái thẩm, nếu phát hiện những tình tiết mới”.

Thông qua quy định này có thể thấy, việc xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm sẽ được thực hiện nếu như có vi phạm pháp luật chứ không phải là “phát hiện có sai lầm” như ở Luật tổ chức TAND năm 1960. Việc thay đổi này có chăng sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển của những quy định về giám đốc thẩm cũng như tái thẩm ở các văn bản sau này. Ở Luật tổ chức TAND năm 1981 Tòa án nhân dân tối cao vẫn mang thẩm quyền cao nhất trong việc xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tuy nhiên thẩm quyền xét lại được mở rộng ra đối với các Tòa án cấp dưới. Chẳng hạn: Theo quy định tại khoản 4 Điều 33 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981 thì Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương được trao cho thẩm quyền “Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”. Thêm vào đó, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền kháng nghị giám đốc thẩm đối với những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp dưới, tạm đình chỉ việc thi hành án nếu thấy cần thiết (theo khoản 4 Điều 35 Luật tổ chức TAND năm 1981). Như vậy, nhìn chung những quy định về giám đốc thẩm, tái thẩm ngày càng trở nên cụ thể và nguyên tắc hơn. Việc mở rộng thẩm quyền xét lại bản án cũng như quyết định đã có hiệu lực pháp luật mang ý nghĩa quan trọng bởi lẽ, trong khi xã hội ngày càng phát triển nhu cầu khởi kiện và yêu cầu khởi kiện của người dân cũng ngày một nhiều hơn, khi đó việc xét xử gặp sai sót dẫn đến kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là điều không thể tránh khỏi thế nhưng việc thẩm quyền xét lại bản án, quyết định của Tòa án chỉ tập trung vào Tòa án nhân dân tối cao sẽ dẫn đến tình trạng quá tải trong hoạt động giải quyết kháng nghị, cho nên việc trao cho các Tòa án cấp dưới thêm thẩm quyền kháng nghị và giải quyết kháng nghị là kịp thời và cần thiết.

Sau đó, Luật tổ chức TAND năm 1992 và năm 2002 cũng lần lượt ra đời thay thế các Luật tổ chức TAND trước đó. Ở hai văn bản những quy định về giám đốc thẩm và tái thẩm không có nhiêu đổi khác so với Luật tổ chức TAND năm 1981.

Một phần của tài liệu thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam – lý luận thực tiễn (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)