Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm

Một phần của tài liệu thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam – lý luận thực tiễn (Trang 72)

5. Bố cục của đề tài

2.3.3. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm

Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm là sản phẩm sau cùng của quá trình xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị. Theo quy định tại Điều 301 BLTTDS hiện hành Tòa án ra quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Về hình thức, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm cũng tương tụ như bản án phúc thẩm dân sự, bao gồm: phần đầu, phần “nhận thấy”,

phần “xét thấy” và phần “quyết định”.

Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm phải chứa đựng đầy đủ các nội dung sau: - Ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên tòa;

- Họ, tên các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm. Trường hợp Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm là Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì ghi họ, tê, chức vụ của chủ tọa phiên tòa và số lượng thành viên tham gia xét xử;

- Họ, tên Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa; - Tên vụ án mà Hội đồng đưa ra xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm; - Tên, địa chỉ của các đương sự trong vụ án;

- Tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;

- Quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị;

- Nhận định của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm trong đó phải phân tích những căn cứ để chấp nhận kháng nghị;

- Điểm, khoản, điều Bộ luật tố tụng dân sự mà Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm căn cứ để ra quyết định;

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 64

- Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm.

Không dừng lại ở đó, theo quy định tại Điều 302 và Điều 310 của BLTTDS hiện hành thì quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm có hiệu lực pháp luật thi hành ngay kể từ ngày ra quyết định. Tức là, quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án phải được thi hành và được mọi công dân, cơ quan, tổ chức tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án phải nghiêm chỉnh chấp hành. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình Tòa án nhân dân và các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án phải nghiêm chỉnh chấp hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó52.

Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm nếu có căn cứ quy định tại Điều 283 và Điều 302 của BLTTDS hiện hành, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Bởi lẽ, quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được kháng nghị theo một thủ tục đặc biệt khác được quy định tại Chương XIXa BLTTDS hiện hành.

Bên cạnh đó, sau khi ra quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm thì trong thời hạn 5 ngày làm việc Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm phải gửi quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm cho những chủ thể sau đây:

Một là, đương sự và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm;

Hai là, Tòa án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;

Ba là, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.

Như thế đấy, thông qua những quy định của pháp luật tố tụng dân sự về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm có thể nói rằng đây là hai thủ tục tương đối đặc biệt, hiển nhiên đây không phải là thủ tục đương nhiên tiếp theo của giai đoạn tố tụng mà là việc giám sát đôn đốc, kiểm tra tính đúng đắn cũng như hợp pháp của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị một khi có những căn cứ theo luật định. Với những phân tích trên quy định về việc những ai được quyền kháng nghị, kháng nghị đối với những đối tượng nào, dựa vào đâu để kháng nghị và việc kháng nghị, xem xét kháng nghị cũng như xét lại bản án, quyết định bị kháng nghị được thực hiện theo trình tự, thủ tục như thế nào đã dần dần được làm rõ. Đây là hai thủ tục quan trọng và không thể thiếu đối với hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật tố tụng dân sự nói riêng, tuy không trực tiếp giải quyết nội dung vụ việc nhưng đấy là thủ tục cũng như công cụ không kém phần hiệu quả so với sơ thẩm và phúc thẩm trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp

52Điều 19 BLTTDS hiện hành

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 65

pháp của đương sự, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm của hai thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thực tế những quy định về giám đốc thẩm, tái thẩm cũng còn đó những hạn chế cũng như sự thiếu rõ ràng cần được khắc phục và quy định rõ ràng hơn. Đó là vấn đề khó, muốn thay đổi phải cần một khoảng thời gian nhất định và phải thay đổi từ nhận thức để từng bước thay đổi các quy định của pháp luật.

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 66

CHƢƠNG 3

THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM



Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ luật tố tụng dân sự ra đời và được thi hành trên thực tế một khoảng thời gian không quá dài nhưng cũng không thực sự ngắn. Năm 2004, BLTTDS ra đời và cho đến nay đã gần 10 năm triển khai, thực hiện những quy định của pháp luật tố tụng dân sự nói chung và quy định về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm nói riêng không chỉ gặt hái được những thành công nhất định mà bên cạnh đó vẫn tồn tại những hạn chế đòi hỏi phải phát hiện và khắc phục kịp thời, để những quy định đó được hoàn thiện và áp dụng một cách hiệu quả hơn. Khi đó, có thể nói rằng công tác thực tiễn là một hoạt động không thể thiếu trong việc nắm bắt, khắc phục và hoàn thiện những quy định của pháp luật và cũng chính vì thế vấn đề tìm hiểu về thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm để từ đó đề ra những phương hướng hoàn thiện được đặt ra như một lẽ tất nhiên đối với hoạt động nghiên cứu của giới khoa học luật nói chung và đối với người viết nói riêng.

3.1. Tình hình chung về hoạt động giám đốc thẩm , tái thẩm trong những

năm gần đây (giai đoạn 2009 – 2013)

Những năm gần đây, tình hình kinh tế trong cũng như ngoài nước có sự biến chuyển bất ổn định chính vì thế kéo theo các lĩnh vực khác cũng phần nào thay đổi. Với ngành Tòa án công tác xét xử, giải quyết các vụ việc dân sự nói chung và hoạt động giám đốc thẩm, tái thẩm nói riêng không nằm yên một chổ mà nó vận động theo xu hướng của xã hội, nghĩa là khi đời sống kinh tế, xã hội của người dân được cải thiện thì nhu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ cũng ngày một được nâng lên. Các vụ việc dân sự phát sinh và đòi hỏi cần được giải quyết đúng đắn và kịp thời.

Có thể nói , hoạt động giám đốc thẩm , tái thẩm trong những năm gần đây diễn ra tương đối mạnh mẽ , được thể hiện cụ thể thông qua các con số thống kê của ngành Tòa án về công tác xét xử . Trước hết, là những kết quả đạt được của ngành Tòa án trong việc tiếp nhận và giải quyết đơn đề nghị xét lại bản án , quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật từ phía đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác.

Theo đó, theo số liệu thống kê của ngành Tòa án thì số lượng đơn đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà Tòa án nhân dân tối cao và TAND cấp tỉnh thụ lý mỗi năm là:

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 67

- Năm 2009, theo báo cáo tổng kết công tác năm 2009 của ngành Tòa án thì tổng số đơn đề nghị xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà TAND tối cao và TAND cấp tỉnh phải giải quyết là 11.960 đơn/vụ, đã giải quyết được 4.712 đơn/vụ đạt tỷ lệ 39,4%. Trong đó, trả lời đơn là không có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là 3.890 vụ; kháng nghị giám đốc thẩm 822 vụ. - Năm 2010, theo báo cáo tổng kết công tác năm 2010 của ngành Tòa án thì tổng

số đơn đề nghị xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà TAND tối cao và TAND cấp tỉnh phải giải quyết là 14.061 đơn/vụ, đã giải quyết được 6.366 đạt tỷ lệ 45%. Trong đó, trả lời đơn là không có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm là 5.621 vụ; kháng nghị giám đốc thẩm 745 vụ.

- Năm 2011, theo báo cáo tổng kết công tác năm 2011 của ngành Tòa án thì tổng số đơn đề nghị xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải giải quyết là 9.573 đơn/ vụ đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Trong đó, số đơn đề nghị thụ lý mới là 4.390 đơn/vụ và đã giải quyết 5.145 đơn/vụ đạt tỷ lệ 54%, chuyển sang năm 2012 giải quyết là 4.419 đơn/vụ.

- Năm 2012, số đơn đề nghị xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật chưa có chiều hướng giảm và vẫn còn rất lớn. Trong năm 2012 Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải giải quyết 10.541 đơn/vụ với 6.122 đơn/vụ thụ lý mới (tăng hơn cùng kỳ năm trước là 1.732 đơn/vụ), đã giải quyết được 6.078 đơn/vụ đạt tỷ lệ 58% tăng hơn cùng kỳ năm trước 933 đơn/vụ (TAND tối cao giải quyết 4.325 đơn/vụ, TAND cấp tỉnh giải quyết 1.753/1.855 đơn/vụ). Trong đó, trả lời đơn cho các đương sự là không có căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm 5.330 vụ, kháng nghị giám đốc thẩm 748 vụ53. Đồng thời, do trong quá trình giải quyết các Tòa án đã chú trọng làm tốt công tác rà soát, phân loại để tập trung xem xét, giải quyết các đơn sắp hết thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm nên số đơn còn lại là 4.463 đơn/vụ đều còn trong thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm.

- Năm 2013, tổng số đơn đề nghị xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà TAND tối cao và TAND cấp tỉnh phải giải quyết là 11.756 đơn/vụ, số đơn/vụ đã được giải quyết trong năm là 7.438 đơn/vụ đạt tỷ lệ 63,3% tăng hơn cùng kỳ năm trước 5,3%. Trong đó, trả lời đơn cho các đương sự là không có căn cứ kháng nghị là 6.669 vụ, kháng nghị giám đốc

53

Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2013 của ngành Tòa án nhân dân, trang 8-9

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 68

thẩm, tái thẩm 769 vụ. Số đơn còn lại đều còn trong thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm54.

Cụ thể, để tiện cho việc theo dõi tình hình giải quyết đơn đề nghị xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thông qua bảng thống kê cũng như biểu đồ sau đây sẽ thể hiện sự tăng, giảm về mặt số lượng đơn đề nghị:

Bảng số 1. Thống kê số lượng đơn đề nghị xét lại bản án, quyết định dân sự(giai đoạn 2009 – 2013)

Biểu đồ 1. Biểu đồ thể hiện sự tăng, giảm số lượng đơn đề nghị kháng nghị

Như vậy, thông qua những con số thống kê có thể thấy trong giai đoạn từ năm 2009 – 2013 số lượng đơn đề nghị xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà TAND tối cao và TAND cấp tỉnh là tương đối lớn và chưa có chiều hướng

54

Báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của các Tòa án tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII (Bản tóm tắt), trang 2

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 2009 2010 2011 2012 2013 Năm S ng đơ n/ vụ

Tổng số đơn phải giải quyết

Đã giải quyết

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số đơn phải giải quyết (đơn/vụ)

11.960 14.061 9.573 10.541 11.756

Đã giải quyết (đơn/vụ) 4.712 6.366 5.145 6.122 7.438

GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng SVTH: Nguyễn Thị Bé Năm 69

giảm. Sự thật là, từ năm 2011 số lượng đơn là 9.573 đơn/vụ, năm 2012 là 10.541 đơn/vụ và đến năm 2013 số lượng đơn lên đến 11.756 đơn/vụ. Lý giải cho việc mỗi năm Tòa án phải giải quyết số lượng đơn đề nghị lớn như vậy là bởi 3 nguyên nhân chính sau:

- Thứ nhất, do pháp luật tố tụng dân sự ghi nhận đương sự, cá nhân, cơ quan hay tổ chức khác nếu phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc là tình tiết mới của vụ án thì có quyền đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Đồng thời, thực tế là giám đốc thẩm, tái thẩm có thể hủy cả bản án, quyết định phúc thẩm và sơ thẩm cho nên một tâm lý chung của người dân là xem giám đốc thẩm, tái thẩm như một cấp xét xử thứ ba và không tin lắm vào cấp phúc thẩm cho nên khi phát hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm những cá nhân, cơ quan, tổ chức này sẽ đề nghị để bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được kiểm tra lại. Hay nói cách khác, đây là nguyên nhân mà người dân lạm dụng việc gửi đơn khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm, tái thẩm làm cho số lượng đơn liên tục tăng.

- Thứ hai, một nguyên nhân khác dẫn đến số lượng đơn đề nghị có chiều hướng tăng qua các năm là do tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến chuyển trong những năm qua khi mà nước ta bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, hội nhập kinh tế thế giới, khi đó đòi hỏi trong đời sống xã hội của người dân cũng từ đó mà nâng lên làm phát sinh nhiều quan hệ pháp luật dân sự cần được giải quyết. Và một khi những vụ án xét xử theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm ngày một tăng lên thì hiển nhiên kéo theo số lượng đơn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm cũng tăng lên.

- Thứ ba, đây là nguyên nhân xuất phát từ mặt chủ quan của thực tế xét xử. Nghĩa là, một bộ phận nhỏ người có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự ở sơ thẩm và phúc thẩm bộc lộ sự yếu kém về chuyên môn cũng như thiếu kinh nghiệm thực tiễn dẫn đến công tác giải quyết vụ việc thiếu hiệu quả khi mắc phải những sai lầm không đáng có và vô tình những sai lầm đó lại là căn cứ để phát hiện và kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc là tái thẩm tùy vào từng loại căn cứ kháng nghị. Từ đó, dẫn đến đơn đề nghị kháng nghị tăng lên về mặt số lượng.

Với số lượng đơn tăng liên tục như vậy đã gây không ít khó khăn cho công tác giải quyết của Tòa án thế nhưng do chủ động nắm bắt tình hình, phân chia nhiệm vụ hợp lý nên số lượng đơn đề nghị hàng năm được giải quyết một cách đáng kể. Theo Tiến sỹ Nguyễn Văn Du, Chánh tòa Tòa phúc thẩm TAND tối cao Hà Nội, công tác giám đốc thẩm của TAND tối cao đã góp phần bảo vệ hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của nhân

Một phần của tài liệu thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo pháp luật tố tụng dân sự việt nam – lý luận thực tiễn (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)